MỘT CƠ
HỘI THỨ HAI
Người Pharisêu không có thì giờ
dành cho người tội lỗi. Họ tin rằng
những người đó chỉ là đồ bỏ
đi. Đức Giêsu không đồng ý, và kể lại
cho họ nghe một câu chuyện:
Vườn nho là một nơi
rất đặc biệt, thường chỉ dành ra
để trồng nho mà thôi. Tuy nhiên, trong dụ ngôn của
mình, Đức Giêsu lại nói về một cây vả
được trồng trong một vườn nho. Vào thời
kỳ đó, điều này không phải là bất
thường. Đất đai quá khan hiếm, đến
nỗi người ta phải trồng cây ở bất
cứ chỗ nào có thể được. Vậy chúng ta
đang có một cây được trồng ở một
nơi rất đặc biệt.
Thông thường, một cây vả
phải mất ba năm mới trưởng thành. Nếu
đến lúc đó, mà nó vẫn không trổ sinh hoa quả,
thì chắc chắn nó sẽ không thể nào đơm hoa
kết trái được. Đây là trường hợp
thân cây mà Đức Giêsu đang nói đến. Sau ba năm,
người chủ vườn đến xem, và nhận
thấy thân cây này vẫn cứ cằn cỗi. Ông ta đã
kết luận rằng đó là một thân cây vô dụng. Nó
đã rút chất bổ dưỡng từ lòng đất,
mà không hề trả lại gì cả, phải chặt nó
đi thôi, vì nó chiếm mất khoảng không gian có giá
trị. Thế là ông bảo người làm vườn chặt
bỏ thân cây này.
Nhưng vốn là một người
có nhiều hiểu biết về cây vả, và là một
người rất kiên nhẫn, nên người làm
vườn đã đáp lại: “Thưa ông xin cứ
để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới
chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm, nó có trái, nếu
không, thì chúng ta sẽ chặt nó đi”.
Người chủ vườn
đồng ý. Chúng ta không được nghe kể thêm điều
gì sẽ xảy ra cho cây vả đó, nhưng không thành
vấn đề. Đức Giêsu đã cho thấy quan
điểm của Người: Tương tự như
người làm vườn kiên nhẫn với cây vả,
cũng vậy, Thiên Chúa rất kiên nhẫn với các
tội nhân.
Bài Tin Mừng này gợi lên bài Tin
Mừng về cơ hội thứ hai. Thiên Chúa rất kiên
nhẫn. Lịch sử Giáo Hội đầy rẫy các ví
dụ về những cây vả cằn cỗi, nhưng
cuối cùng cũng đã trổ sinh hoa quả; nói cách khác,
đó là các tội nhân đã hối cải và nên thánh.
Môsê, nhân vật trung tâm của Bài
đọc 1, là một gương mẫu tốt
đẹp. Khi còn trẻ, ông đã giết chết một
người khác. Tuy nhiên Thiên Chúa không hề loại bỏ
ông. Thật vậy, ông có tính tình nóng nảy. Nhưng nơi
ông vẫn có điểm tốt. Ông là một ngài hiếm có
–loại người không thể chấp nhận
đứng yên, khi nhìn thấy xảy ra điều bất
công hoặc tội ác. Chính nhờ tính cách này, mà Thiên Chúa
đã chọn ông trong việc dẫn dắt dân của
Người từ tình trạng nô lệ đến với
tự do.
Người ta có thể cho rằng
Einstein là người có trí tuệ vĩ đại nhất
thế kỷ 20. Tuy nhiên, đến năm lên 2 tuổi, ông
vẫn chưa biết nói. Cha mẹ của ông rất lo
lắng cho ông, đến nỗi họ đã đưa ông
đi khám bác sĩ. Sau này, một trong những giáo viên
của ông rất thất vọng về ông, đến
nỗi đã nói rằng “Anh sẽ không bao giờ đáng
giá một chút gì cả”, bởi vì chưa hề có dấu hiệu
nào về sự vĩ đại của ông trong
tương lai. Nhưng cha mẹ và thầy giáo của ông
đã phán đoán về ông quá sớm. Một số
người phát triển một cách từ từ và
chậm trễ, nhưng điều đó lại càng
tốt hơn.
Nhưng loại người này
cần có một người nào đó tin tưởng
nơi họ, một người nào đó kiên nhẫn
đối với họ, nếu không, nhiều tài năng
sẽ bị mai một dần. Chúng ta có khuynh hướng hay
khắt khe với người khác, cho đến khi chính
bản thân chúng ta cần có một cơ hội thứ hai.
Chúng ta phải cởi mở tâm hồn với người
khác, bằng tấm lòng nhẫn nại và khoan dung, mà chúng ta
mong muốn cho bản thân mình.
Nhưng dụ ngôn này cũng cho
thấy rõ ràng đây như một cơ hội cuối
cùng. Nếu người ta khước từ hết cơ
hội này đến cơ hội khác, thì khi ngày cuối
cùng đến, không phải là Thiên Chúa không cho họ vào,
nhưng là họ cố tình chọn loại trừ bản thân. Nhưng ai trong chúng ta muốn cho mình trở
nên cằn cỗi, trong khi chúng ta có thể trổ sinh hoa
quả?