Đau khổ
và vinh quang
Qua đoạn Tin Mừng
hôm nay, chúng ta nhận thấy
Chúa Giêsu đưa ba môn đệ thân tín lên
đỉnh Taborê, một ngọn núi cao khoảng
600 thước, và cho các ông
được chiêm ngưỡng vinh quang rực rỡ của Ngài, cũng như một ngày kia cho
các ông được
chứng kiến cơn hấp hối thương đau của Ngài trong vườn
Cây Dầu.
Nhìn vào
cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta
thấy đau khổ và vinh
quang luôn gắn liền với nhau. Thực vậy, mỗi khi loan báo về
cuộc khổ nạn, Ngài đều nói:
-
Con Người sẽ
bị nhiều khổ đau, sẽ bị giết chết nhưng sau ba ngày sẽ
sống lại.
Trong những lời
giảng dạy, Ngài cũng cho biết như thế:
-
Hạt lúa có mục nát
đi thì mới đem lại nhiều bông hạt.
-
Người đàn bà khi sinh
nở thì đau đớn, nhưng sau đó sẽ mừng vui vì đã đem
lại cho đời một người con.
Và sự
thực đã xảy ra như
vậy. Chính Ngài đã phải trải qua những khổ đau của ngày thứ sáu tuần thánh, để rồi mới có được vinh quang của
ngày Phục sinh. Chính vì thế, chúng
ta có thể
xác quyết:
-
Đau thương là đường lên ánh sáng,
gian khổ là đường về vinh quang
và thập giá là đường
dẫn tới Phục sinh.
Nếu Chúa Giêsu đã đi
con đường đau
khổ, con đường
thập giá để tiến tới vinh quang Phục sinh, thì chúng
ta, những người môn đệ của Ngài, muốn tiến tới vinh quang, muốn
tiến tới Phục sinh thì cũng không
có một con đường nào khác ngoài con đường đau khổ, ngoài con đường thập giá.
Thực vậy, giáo lý nhà
Phật đã bảo:
-
Đời là bể khổ, mà mỗi người
chúng ta là như một
cánh bèo trôi dạt trên đó.
Trong khi đó chúng ta lại
bảo đời là một thung
lũng nước mắt, như trong kinh Lạy
Nữ Vương chúng ta vốn
thường đọc:
-
Chúng con ở nơi
khóc lóc than thở.
Đứng trước
vấn đề đau khổ, nhiều người đã chán nản
và tuyệt vọng để rồi xa lìa
Chúa, nhiều người đã phẫn uất để rồi chống đối Chúa.
Nếu Thiên Chúa là
Đấng nhân từ tại sao Ngài lại
để cho tôi phải khổ đau? Thái độ này không giải quyết được gì hết, bởi
vì đau khổ chúng ta vẫn phải
chịu và nó còn trở
nên nguyên nhân gây nên
những bực bội và tức
tối, những thất vọng và buồn phiền.
Với chúng ta, những người có đức tin thì khác, chúng ta
luôn vui mừng và hy
vọng, bởi vì đau khổ
và thập giá sẽ là
như những hạt giống nảy sinh ra cuộc sống
vĩnh cửu. Chúng ta không dừng
lại ở những
đau khổ với thái độ bi quan. Trái lại, chúng ta sẵn
sàng chấp nhận khổ đau, và hơn
thế nữa, chúng ta chấp
nhận vì lòng yêu mến
Chúa, bởi chúng ta biết
rằng sau những khổ đau, sau những
thập giá là vinh quang
của sự phục sinh. Cũng như sau cơn mưa
trời lại sáng, sau mùa
đông lạnh giá là mùa
xuân nắng ấm.
Chúng ta hãy dâng lên Chúa
những vất vả và khổ
đau, những buồn phiền và cay đắng trong cuộc sống, vì mỗi hy sinh
sẽ là một góp phần
nhỏ bé của chúng ta vào vào
thập giá Đức Kitô, nhờ đó, chúng ta sẽ
được chia sẻ phần vinh quang Phục
sinh với Ngài.