Mùa chay và ơn cứu độ – ĐGM.
Bùi Tuần
Mùa Chay là
thời gian nhắc nhở đặc biệt đến
ơn cứu độ.
Hầu
như ngày nào Phụng vụ cũng có lời giục giã.
Thí dụ:
Hãy khát khao tìm ơn cứu độ,
Hãy sốt sắng cầu xin ơn cứu độ,
Hãy khiêm tốn đón nhận ơn cứu
độ,
Hãy tích cực cộng tác vào công trình cứu
độ,
Hãy cảm tạ Chúa vì ơn cứu độ,
Hãy xin Chúa thương ban ơn cứu độ cho
thế giới vv…
Tất cả chứng tỏ
ơn cứu độ là hết sức quan trọng.
Vậy ơn cứu độ
là gì?
Tôi không
đưa ra một định nghĩa thần học.
Chỉ xin nêu lên một số yếu tố gần gũi, vừa rút ra từ Kinh Thánh, vừa
sát với kinh nghiệm cuộc đời.
Yếu tố thứ
nhất là con người cần được
cứu khỏi tình trạng tội lỗi. Tội lỗi
bám vào con người. Tội lỗi đeo
đẳng cuộc đời. Tội lỗi tước
đoạt tự do con người.
Đây là một kinh
nghiệm bản thân, mà mỗi người đều có
thể nói lên cách này hay cách khác. Riêng thánh Phaolô
dám viết ra kinh nghiệm của mình một cách khiêm
nhường và xác thực. Thiết
nghĩ đây là một sự thực mà mỗi
người nên coi là của chính mình. Ngài viết:
“Vẫn biết rằng Lề Luật là bởi Thần
Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi
cho tội lỗi. Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng
chẳng hiểu: Vì điều tôi muốn, thì tôi không làm. Nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ
làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi
không muốn, thì tức là tôi đồng ý với Lề
Luật và nhận rằng Lề Luật là tốt. Vậy thật ra không còn phải là chính tôi làm
điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.
Tôi biết rằng sự thiện không ở
trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật
vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng
làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì
tôi không làm. Nhưng sự ác tôi không muốn,
thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ
làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi
làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong
tôi.
Bởi đó, tôi khám phá ra
luật này: Khi tôi muốn làm sự thiện, thì lại
thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người
nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa. Nhưng
trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một
luật khác: Luật này chiến đấu chống
lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật
của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi
thể tôi.
Tôi thật là một
người khốn nạn! Ai sẽ giải
thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ
ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,14-25). Nói lên được
sự thực bi đát đó như thánh Phaolô là
điều đáng mừng. Phải
nhận sự thực này một cách khiêm nhường
mới hiểu được sự cần thiết
đi tìm ơn cứu độ.
Hiện nay,
ý thức về tội đã và đang suy giảm một
cách mau lẹ và rất đáng lo ngại. Có người mất hẳn ý thức về
tội. Vì thế mà tình hình đạo đức
xuống dốc rõ ràng. Nguy cơ đe doạ
phần rỗi là rất trầm trọng.
Do đó, Mùa Chay nói về
ơn cứu độ, mà nếu quên nhắc đến xiềng
xích tội lỗi, thì sẽ là một thiếu sót lớn. Đối với những ai có trách nhiệm loan
báo ơn cứu độ, sự thiếu sót đó sẽ là
một bất trung đối với Đấng Cứu
độ, làm lạc đi ý nghĩa mùa chay.
Yếu tố thứ hai
là con người cần được cứu khỏi nguy
cơ làm tôi ma quỉ. Quyền lực ma
quỉ trên thế gian này là rất lớn, rất rộng.
·
Có trường hợp con
người vâng phục ma quỉ một cách ngoan ngoãn và
tự nhiên như thể họ là con cái đối với
ma quỉ là cha mẹ họ. Chúa Giêsu có lần đã nói rõ
về một đám đông: “Cha các ông là ma quỉ, và các ông
muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ
đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng
về phía sự thực, vì sự thực không ở trong
nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi
vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Ga 8,44).
·
Có trường hợp con
người phải vâng phục ma quỉ một cách miễn
cưỡng như kẻ bị xiềng xích dưới
quyền bạo lực.
Thánh Luca
thuật lại hình ảnh kẻ bị quỉ ám tại
Ghêraxa như một người bị cả một cơ
binh hành hạ khống chế một cách ác độc.
“Chúa Giêsu hỏi: “Tên anh là gì? Anh thưa: Đạo binh. Vì
rất nhiều quỉ nhập vào anh” (Lc 8,30-31).
·
Có trường hợp con
người đi theo sự dụ
dỗ của ma quỉ, như một người liên minh
thân thích vốn cùng chung mưu tìm sự tội. Kinh Thánh
nói: Khi Giuđa vừa ăn xong tấm bánh Chúa Giêsu trao cho,
“Satan liền nhập vào y” (Ga 13,27).
Sự ma quỉ luôn
mưu tìm cách lôi kéo con người vào đường
tội lỗi là điều chắc chắc. Chúa Giêsu phán:
“Simon, Simon, kìa Satan đã xin được sàng anh em như
người ta sàng gạo” (Lc 22,31).
Chính thánh Phêrô sau này
cũng đã trải qua kinh nghiệm đó, nên đã khuyên
bảo giáo đoàn mình: “Anh em hãy sống tiết độ
và tỉnh thức, vì ma quỉ là thù địch anh em,
như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi
cắn xé anh em” (1 Pr 5,8).
Trước
một nguy cơ đáng sợ như thế đang
xảy ra xung quanh chúng ta, chúng ta rất cần đến
Đấng cứu độ. Phúc Âm cho
thấy Đức Giêsu đã nhiều lần trừ
quỉ, và ma quỉ rất sợ Ngài. Chính Ngài là
Đấng cứu độ con người khỏi
quyền lực ma quỉ.
Yếu tố thứ ba
là con người cần được hiệp thông
với Thiên Chúa. Hai yếu tố trên chỉ
là mặt tiêu cực. Mặt tích cực
của ơn cứu độ là được hiệp
thông với Thiên Chúa Cha, qua Đức Kitô. Thiên Chúa thường được trình bày
như nguồn sự sống. Chúa Giêsu phán: “Quả
thực, Chúa Cha có sự sống nơi mình thể nào, thì
cũng ban cho người con được sự sống
nơi mình như vậy” (Ga 5,26). Trong
bữa tiệc ly, Chúa Giêsu cầu nguyện: “Xin Cha tôn vinh
Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha, theo quyền năng đã
ban cho Người trên mọi phàm nhân, để
Người ban sự sống đời đời cho
tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Ga
17,2).
Tham dự
vào sự sống đời đời của Chúa
được hiểu là được cứu
độ. Vì thế, Chúa Giêsu hay nói về sự tham
dự này nơi chính Ngài: “Ta là đường, là sự
thực và là sự sống” (Ga 14,6). “Ta
đến để họ được sống và
sự sống dồi dào” (Ga 10,10). Theo chính Chúa Giêsu giải thích, thì tham dự sự
sống của Chúa là nhận biết Thiên Chúa. Trong
bữa tiệc ly Ngài nói với Chúa Cha: “Sự sống
đời đời, đó là nhận biết Cha, Thiên Chúa
duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha
đã sai đến là Giêsu Kitô” (Ga 17,3).
Theo Kinh Thánh, nhận
biết Chúa thường mang một ý nghĩa riêng biệt,
đó là tiếp xúc trực tiếp với Ngài, đón
nhận Ngài, dấn thân theo Ngài, chọn
Ngài một cách dứt khoát như chọn sự sống.
Như
thế nhận biết Chúa cũng là một cách xin vâng
trọn vẹn ơn gọi Chúa gởi đến cùng
với mọi trách nhiệm đi kèm ơn gọi đó.
Nhận biết Chúa là chọn điều Chúa
chọn, nghĩ điều Chúa nghĩ, muốn
điều Chúa muốn, cảm điều Chúa cảm.
Nhận biết Chúa như thế là một
cách cảm nghiệm được sự Chúa ở bên
mình, ở trong mình, ở với mình. Ngài sống
động như một tình yêu tác tạo và cứu
độ, an ủi và đỡ nâng.
|||
Ba yếu
tố tôi vừa nêu lên chắc chắn còn nhiều
thiếu sót. Nhưng tôi hy vọng, với ơn Chúa,
những người thiện chí sẽ có thể dùng
như một gợi ý đơn sơ dễ hiểu,
để đi vào Mùa Chay theo
phương hướng rõ ràng. Họ sẽ cầu
nguyện, sám hối, hãm mình, sửa tính theo
ý Chúa một cách có ý thức hơn.
Tôi cầu mong: Những
tâm hồn bé nhỏ, con cái Đức Mẹ, trong Năm Mân
Côi này, sẽ đáp ứng lời kêu gọi của
Đức Giáo Hoàng, biến Mùa Chay này thành khí cụ bình an,
mang ơn cứu độ đến cho một mảng
lớn nhân loại, đầy những xung khắc,
đầy những sợ hãi, đầy những bất
ổn, đầy những ảo tưởng đang
chuẩn bị cho những chết chóc tang thương và
những hận thù sâu sắc lâu dài.