Lịch
sử và ý nghĩa thứ tư Lễ Tro
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA
THẦN HỌC PHỤNG VỤ
Ngày Thứ Tư Lễ
Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ Sách Sáng
thế: Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và
sẽ trở về bụi tro. Lời Kinh
thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận
con người qua biểu hiệu "bụi tro"
được dùng trong Kinh thánh và trong nghi lễ ngày
Thứ Tư đầu Mùa Chay. Trong bài
viết này tôi sẽ nói qua về lịch sử và ý nghĩa
thần học phụng vụ của Ngày Thứ Tư
Lễ Tro.
1. Lịch sử Thứ Tư Lễ Tro
Những Quy luật
tổng quát của Năm phụng vụ nói về ngày Thứ
Tư Lễ Tro như sau: "Mùa Chay bắt đầu
từ Thư Tư Lễ Tro và kết thúc ngay trước
Thánh lễ Tiệc Ly. Ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay có
xức tro; ngày đó khắp nơi ăn
chay" (số 28 và 29). Lời chỉ dẫn
này cho chúng ta biết ý nghĩa của Ngày Thứ Tư
Lễ Tro trong Năm phụng vụ, cũng như trong
suốt Mùa Chay thánh. Với Thứ Tư Lễ Tro,
Giáo hội bắt đầu Mùa Chay. Ngoài ra
trong cơ cấu phụng vụ của ngày này, Giáo hội
cử hành lễ nghi làm phép tro và xức tro.
Trong
truyền thống phụng vụ từ thế kỷ
thứ 7, Ngày Thứ Tư Lễ Tro là một ngày quan
trọng, và không một lễ nào có thề vượt lên
trên. Người ta cũng gọi ngày này là
"Đầu Mùa Chay" (Caput ieiunii), hay "
Đầu Mùa ăn chay 40 ngày" (Caput Quadragesimalis).
Việc ăn chay trong Mùa này đã có
từ thời Đức Giáo Hoàng Gregoriô Cả (590-604).
Về nghi
thức làm phép tro và xức tro, qua thời gian lễ nghi này
đã có sự biến đổi từ một nghi
thức nghi thức thống hối trong định
chế về tập tục thống hối công cộng
thời xưa. Lịch sử phụng vụ về
việc thành hình Nghi thức cử hành bí tích thống
hối và hoà giải, cũng như định chế Giáo
hội về một số sinh hoạt đặc
biệt, đã có tục lệ bỏ tro cho hối nhân công cộng
đã phạm một số tội nặng cách công khai, mà
mọi người đều biết, như chối
bỏ đức tin, giết người, ngoại tình... Những người này bị loại ra khỏi
cộng đoàn tín hữu. Để được nhận
lại trong cộng đoàn, họ phải làm việc
thống hối công cộng theo
định chế Giáo hội đưa ra. Vào ngày thứ
tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay,
những hối nhân công cộng này sẽ tụ tập lại
tại nhà thờ chính toà, và sau khi xưng thú tội của
mình, họ sẽ được Đức Giám mục trao
cho chiếc áo nhặm mang trên mình, rồi lãnh nhận tro
trên đầu và trên mình. Sau đó họ
bị đưởi ra khỏi nhà thờ và
được chỉ định đi tới một tu
viện để ở đó và thi hành một số
việc thống hối đã ra cho họ. Vào sáng
thứ năm Tuần thánh, các hối nhân này tụ tập
lại tại nhà thờ chính toà, được
Đức Giám mục xem xét việc thực hành thống
hối của họ trong Mùa Chay, sau đó ngài đọc
lời xá giải tội lỗi của họ để
giao hoà với cộng đoàn. Từ đây
họ được quyền tham dự các buổi cử
hành bí tích. Tại Rôma, vào thế kỷ thứ 7, các
hối nhân công cộng tập họp tại một số
nhà thờ tước hiệu (tituli) của thành phố,
cũng như tại 4 Đại Vương cung thánh
đường thánh Phêrô, thánh Phaolô ngoại thành, thánh Gioan
Lateranô và Đức Bà Cả, để cử hành nghi
lễ như vừa nói trên đây.
Về sau
định chế thống hối công cộng không còn
nữa, tuy nhiên lễ nghi bỏ tro vẫn còn giữ
lại trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Đầu
tiên chỉ có các tín hữu lãnh nhận tro trên mình. Về sau các Đức Giáo hoàng và tín hữu
đều lãnh tro, để tỏ lòng thống hối.
Sang thế kỷ thứ 10, thì có việc làm phép tro và
một lời nguyện kèm theo bắt
chước cơ cấu thánh lễ, nghĩa là có lời
nguyện giống như Kinh nguyện thánh thể, và
việc lãnh nhận tro như khi cử hành việc
rước lễ.
Vào thế
kỷ thứ 11, cũng tại Rôma, Đức Giáo hoàng
tập họp các giáo sĩ, giáo dân tại nhà thờ thánh
Anastasia. Ngài làm phép tro, bỏ tro cho
mọi người, sau đó tất cả đi kiệu
về nhà thờ thánh nữ Sabina ở đồi Aventino.
Trong khi đ kiệu, Đức Giáo hoàng và
cộng đoàn hát kinh cầu các thánh. Tất cả đều
mặc áo nhặm, đi chân không, để tỏ lòng
thống hối ăn năn. Khi đoàn
kiệu đến nhà thờ thánh Sabina, Đức Giáo hoàng
đọc lời xá giải và cộng đoàn cùng hát bài
"Chúng ta hãy thay đổi đời sống, Xức tro
và ăn chay hãm mình, khóc than vì lỗi
lầm đã phạm. Hãy khẩn cầu Thiên
Chúa chúng ta. Vì Người rất từ bi nhân hậu
sẵn sàng tha thứ mọi tội khiên" (Immutemur, xc. Ge 2, 13). Sau
đó ngài cử hành thánh lễ. Đó là
trạm đầu tiên (statio) của Mùa Chay. Ngày nay vào
Thứ Tư Lễ Tro, Đức Giáo hoàng cũng
đến làm phép tro và bỏ tro tại nhà thờ thánh
nữ Sabina theo truyền thống xưa.
Trước đó có cuộc rước
kiệu từ nhà thờ thánh Anselmô cũng trên dồi
Aventino. Tại nhà thờ thánh nữ Sabina, ngài công
bố sứ điệp Mùa Chay cho toàn thể Giáo hội (Sứ
điệp Mùa Chay năm 2002 mang tựa đề: Anh em
đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho đi nhưng không
[Mt 10,8]).
Vào năm
1091, Công đồng Benevento (Nam Italia) đã truyền cử hành nghi lễ
bỏ tro cho tất cả các nơi trong Giáo hội. Trong
khi bỏ tro, vị linh mục đọc lời: "Ta là
thân cát bụi sẽ trở về cát bụi" (St 3, 19). Tro này lấy từ những cành lá đã được
làm phép trong ngày Chúa nhật Lễ Lá năm trước
để lại. Trước công cuộc canh tân
phụng vụ của Công đồng chung
Vaticanô II, lễ nghi làm phép tro và bỏ tro được
cử hành trước thánh lễ. Vào năm
1970, khi công bố Sách Lễ Rôma được tu chính, thì
lễ nghi này được cử hành sau phần phụng
vụ lời Chúa. Ngoài câu trích từ Sách Sáng thế,
còn có thêm một công thức dùng khi bỏ tro, lấy từ
Phúc âm: "Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin
Mừng" (Mc 1,15). Với
công thức mới này được thêm vào, thì biểu
hiệu "tro" đã mang thêm một ý nghĩa mới
nữa đó là việc canh tân đời sống trong
suốt Mùa Chay thánh. Sau đây là một trong hai lời
nguyện làm phép tro: "Lạy Chúa, Chúa nhân từ
đối với ai khiêm tốn, và tha thứ cho kẻ
biết ăn năn. Xin nghe lời chúng
con khẩn nguyện và rộng tay giáng phúc cho hết
thảy chúng con sắp nhận lấy tro này, để
chúng con kiên trì giữ bốn mươi ngày chay thánh, và
nhờ đó được nên tinh tuyền, xứng đáng
cử hành mầu nhiệm Vượt qua của
Đức Kitô, Con Một Chúa, Đấng hằng sống
và hiển trị muôn đời" (còn có một lời
kinh khác trong Sách Lễ Rôma).
2. Ý nghĩa việc bỏ tro và ngày Thứ Tư
Lễ Tro
Trong Cựu
Ước, việc xức tro và mặc áo nhặm
được dùng để thực hành và biểu lộ
lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel.
Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải
chết (xc. St 3,18.27;
Giob 34, 17; Gr 6, 26; 25, 34; Est 4,13; Is 58, 5; Dn 9,3; Giona 3,6; Giudith
4,16; 9,1).
Trong
truyền thống các đan sĩ và tụ viện, tro
được dùng để nói lên mối liên hệ
với sự chết và sự khiêm nhường thống hối
trước mặt Chúa. Vì thế, các tu
sĩ, các đan sĩ có tục lệ tại một
số nơi, muốn nằm trên đống tro với
chiếc áo nhặm để chết. Thánh Martino thành Tours
bên Pháp đã nói: "Không gì xứng hợp hơn cho
một tu sĩ là việc nằm chết trên đống
tro bụi". Các vị này lấy tro đã
được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro,
rồi vẽ hình thánh giá trên đất, trên đó còn trải
thêm áo nhặm và rồi các vị nằm trên đó khi
hấp hối và khi chết. Các tu sĩ
cũng có thói quen trộn tro vào bánh như của ăn.
Đó là một hình thức hãm mình nhiệm
nhặt mà các tu sĩ phải giữ.
Từ đây chúng ta
nhận ra, trước tiên Giáo hội đã đặt
nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn
nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn
thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và hậu quả
là con người xa Thiên Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Con
người sẽ phải chết như là một hậu
quả của tội lỗi. Vì thế cần phải
"quay trở lại" một cách tận căn, như ý nghĩa diễn tả qua
từ "canh tân" trong ngôn ngữ Do thái, là quay ngược
lại với 360 độ. Đàng khác suy
tư về bụi tro, để cho thấy sự yếu
hèn của mình và tính cách tuỳ thuộc vào Thiên Chúa vì con
người được Ngài tạo dựng. Nhưng Thiên Chúa đoái thương và ban ơn
cứu rỗi. Phụng vụ đã
diễn tả nền tảng này qua các biểu hiệu và
các lời kinh của ngày Thứ tư Lễ Tro.
Cùng với một số
biểu hiệu khác được Giáo hội dùng trong Mùa
Chay, như mầu áo lễ tím, không đọc Kinh Vinh Danh,
không trưng bông hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh
lễ, bụi tro cũng được dùng để cho
thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân
phận của con người hay chết.
Nói tóm lại, lễ nghi
làm phép tro và bỏ tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro
gợi ra cho tín hữu về một thời điểm
quan trọng đang bắt đầu liên hệ tới
ơn cứu rỗi của họ, đó là Mùa Chay. Đồng
thời, lễ nghi khởi đầu này cũng đề
ra cho tín hữu một hành trình phải đi theo
trong thời gian suốt Mùa Chay.
Hành trình đó là thực
hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, sống
bác ái; đàng khác, tín hữu cũng phải đi sâu vào tâm tình
thống hối, khi suy tư về thân phận con
người, về lỗi lầm của mình và nhu cầu
khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc
sống. Tuy nhiên, tín hữu không làm những việc này trong
ý thức khổ hạnh cá nhân, nhưng là để
hướng về ơn cứu rỗi Chúa Kitô đã
thực hiện và Giáo hội đang chuẩn bị mừng
trong đại lễ Phục sinh. Ngày nay các biểu
hiệu bên ngoài, như thống hối công cộng, như
mặc áo nhặm, như đi chân không trong cuộc hành
hương, vv. không còn được thực hiện
như xưa, vì hoàn cảnh xã hội đổi thay,
nhưng thái độ và ý chí thống hối, canh tân
trở về vẫn phải in khắc sâu đậm trong
thâm tâm mỗi người. Mỗi
người sẽ tự đưa ra cho mình một số
những thực hành thống hối trong cuộc sống
cụ thể để biểu lộ ý nghĩa và tinh
thần của lễ nghi xức tro.