Tinh thần của Chúa
Ngày kia,
các nhà truyền giáo đến hỏi ý kiến ông Gandhi xem
phải làm gì để những người theo Ấn
Độ giáo có thể chấp nhận bài giảng trên núi
của Chúa Giêsu về tám mối phúc thật. Ông Gandhi đã
trả lời:
-
Các ông hãy suy nghĩ về
bí quyết của những bông hồng. Mọi
người đều yêu thích chúng, bởi vì ngoài vẻ
đẹp và màu sắc tươi thắm, chúng còn toả lan một mùi hương thoang thoảng và
tuyệt vời. Vậy các ông cũng hãy toả ngát hương
thơm.
Lời thách đố ông
Gandhi đặt ra cho các nhà truyền giáo, cũng là lời
thách đố Chúa Giêsu muốn đặt ra cho tất
cả các môn đệ của Ngài, cũng như cho tất
cả những người muốn tin theo Ngài, khi Ngài tuyên
bố những tư tưởng mới, làm đảo lộn
trật tự và quan niệm của mọi người,
ở mọi nơi và trong mọi lúc:
-
Phúc cho các ngươi là
những kẻ nghèo khó…Phúc cho các ngươi là những
kẻ đói khát…Phúc cho các ngươi là những kẻ
khóc lóc…Phúc cho các ngươi là những kẻ bị
thế gian ghét bỏ…
Trong cuộc sống
hiện nay, thiên hạ thường ca tụng và chọn làm
thần tượng của mình những người giàu
sang và quyền thế. Họ có thể là
những chính trị gia đầy quyền lực, đã thành
công trong việc điều hành đất nước.
Họ có thể là những tay tỷ phú
đã thành công trong việc buôn bán. Họ có
thể là những nữ tài tử, những ca sĩ đã
thành công trong lãnh vực nghệ thuật và đã
bước lên đài danh vọng. Họ có thể là những
lực sĩ, những cầu thủ, những vận
động viên nhà nghề đã thành công trong phạm vi
thể thao và đã từng đoạt được
những chiếc huy chương vàng tại các giải
quốc tế…Tất cả những người này
đều hãnh diện và thoả mãn về những thành
tích cũng như về những gì đã đưa họ
tới đỉnh vinh quang.
Tuy nhiên, có
một người đã lên tiếng, đã đi
ngược lại với những thành công rực rỡ
của họ. Người đó chính là
Đức Kitô khi Ngài công bố bài giảng trên núi về
tám mối phúc thật mà chúng ta vốn gọi đó là
bản hiến chương Nước Trời.
So sánh những gì Chúng
truyền dạy với những gì thế gian theo
đuổi hay nói cách khác, so sánh tinh thần của Chúa với
tinh thần của thế gian chúng ta thấy chúng hoàn toàn khác
biệt nhau như lửa và nước, như ánh sáng và
bóng tối…để rồi cuối cùng đã dẫn
tới những hậu quả cũng hoàn toàn khác biệt:
một bên là hạnh phúc đời đời còn một
bên là khổ đau luôn mãi trong cuộc sống bên kia.
Để trở thành
người môn đệ của Chúa, chúng ta phải
bước đi trên con đường Ngài đã chỉ
cho. Để được thừa
hưởng niềm hạnh phúc vĩnh cửu, chúng ta
phải tuân giữ những điều Chúa đã truyền
dạy. Vì thế, điều quan
trọng đối với chúng ta trong lúc này là phải làm
thế nào để biến những lời chúc phúc
của Chúa trở thành sự thật.
Đúng
thế, trước lời thách đố của ông Gandhi,
các nhà truyền giáo đã làm xuất phát tại Ấn
Độ một phong trào dấn thân để phục
vụ. Và đối tường được
phục vụ là những trẻ em mồ côi, những
người bị xã hội ruồng bỏ, những
người mắc phải những chứng bệnh nan y và truyền nhiễm, những người
đang trong cơn hấp hối… Tất cả đều
được chăm sóc, nuôi dưỡng và nhất là
được trọng kính và yêu thương bởi
những bàn tay dịu dàng, chẳng hạn như của
các nữ tu Thừa Sai Bác Ái, do Mẹ Têrêsa sáng lập,
người mà vừa mới được Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước vào
sáng Chúa nhật ngày 19 tháng 10 năm 2003.
Dòng Thừa Sai Bác Ái cùng
với những hội đoàn khác và những người
thiện chí đang cố gắng xoa dịu những
nỗi khổ đau của người dân Ấn
Độ, cũng như đấu tranh cho quyền
lợi của trẻ em, phụ nữ và những kẻ
thấp cổ bé miệng.
Hãy cố gắng toả
ngát hương thơm qua những hành
động bác ái và yêu thương, để nhờ đó
góp phần vào việc làm cho những lời chúc phúc của
Chúa được trở nên sự thật ngay trong cuộc
sống hôm nay.