Phúc cho người nghèo khó
Một bé gái đi học ngày đầu tiên. Khi nó trở
về nhà và bố nó hỏi rằng, "Hôm nay con học
được những gì?" Đứa bé trả lời,
"Con làm những gì mà những đứa khác làm." "Thế con làm cái gì?" bố nó hỏi lại.
"Thì chúng nó khóc nhè, khóc nhiều lắm!"
Tôi cho rằng nếu chúng ta làm những gì mà nhiều người
khác làm, thì chúng ta sẽ là những con người đang khóc.
Chúng ta thường thấy rằng những
gì đang xảy ra trên thế giới và trong cuộc sống
cá nhân của mỗi người đi ngược lại
với những gì Thiên Chúa đã thể hiện nơi Chúa Giêsu.
Chúng ta phải là đoàn người của
niềm vui và hy vọng. Đó là một điều vĩ đại mà chúng ta cần phải tụ
tập và lắng nghe lời Chúa lập đi lập lại
để giúp chúng ta có thể đứng vững sau những
công việc vất vả đã lôi chúng ta xuống. Đây
là chân lý của Phúc Âm: Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô vàn.
Tuy nhiên đó chỉ mới có một nửa của
câu chuyện vĩ đại. Giây phút mà các bạn nghe Tin Mừng, lắng nghe với
tất cả tâm tình, các bạn sẽ tự hỏi mình,
"Tôi cần phải làm gì để đáp lại lời
mời gọi đó? Tôi có thể làm gì
để thực hiện những điều đó trong
cuộc sống của tôi? Làm sao để
cho những lời đó trở thành của tôi?"
Bài Giảng Trên Núi, từ đầu cho đến cuối,
là những lời chỉ dẫn. Chính Chúa
Giêsu đã cho rằng các bạn đã nghe Tin Mừng của
Ngài và các bạn muốn đáp lại. Bài giảng
trên núi bắt đầu bằng những mối phúc,
"Phúc cho ai..." Chữ Phúc tiếng Anh là
"Blessed", có nghĩa là "đầy đủ",
"hoàn hảo", "trọn vẹn." Một người mà được chúc phúc thì có
nghĩa là cuộc sống của họ bình an hạnh phúc.
Đó chính là điều mà Chúa Giêsu muốn
đề cập đến trong các mối phúc. Thật là tốt lành khi bạn được
chúc phúc. Bạn sẽ trọn vẹn và
đầy đủ biết bao nếu bạn đáp lại
những điều mà Ngài dạy dỗ chúng ta.
Đọc các mối phúc trong
Bài Giảng Trên Núi thì giống như là chúng ta mở một
thùng quà có nhiều cái ngạc nhiên. Cái ngạc nhiên
đầu tiên chính là khi Chúa Giêsu nói rằng phúc cho ai có tâm hồn
nghèo khó. Khi đề cập đến
sự khó nghèo thì đó là một vấn đề, bởi
vì chúng ta thường làm tất cả những gì có thể
để tránh nghèo khó. Chúng ta không ai muốn
nghèo cả. Như một người
đã từng nói, "Suốt cuộc đời của tôi,
nghèo có, giàu có, nhưng tôi nói thiệt, giàu thì tốt
hơn." Ở trong tận thâm sâu chúng
ta vẫn thường nghĩ như vậy. Vấn đề được đặt cho
chúng ta đó là trong tiếng Hy lạp, tiếng mà Chúa Giêsu
đã dùng để diễn tả sự khó nghèo không phải
là chữ nói đến sự thiếu thốn, nhưng mà
có nghĩa là nghèo cùng cực. Và chúng ta phải
đương đầu với một vấn đề.
Bài giảng trên núi bắt đầu bằng
cái mối phúc khó nghèo. Khi chúng ta so sánh bản văn của
Thánh Luca hôm nay với bản văn của Thánh Matthêu, thì vấn
đề khó nghèo được rõ nghĩa hơn. Chúa Giêsu có ý muốn nói với chúng ta rằng khi
dùng của cải, chúng ta không được cậy dựa
vào chúng, nhưng phải biết rằng chúng từ Thiên
Chúa mà đến. Và "Phúc cho ai" nhận
biết rằng họ thật khó nghèo khi họ không có Chúa ở
trong lòng; khi họ nhận ra sự trống vắng trong nội
tâm và biết cậy trông vào Chúa.
Có lẽ nhiều lần chúng
ta đã nghe những lời nói trên, thế nhưng đã có
bao lần chúng ta để ý và đem ra thực hành trong cuộc
sống. Đó là một sự mâu thuẫn nếu chúng ta bắt
đầu suy nghĩ về nó. Chúng ta những
người biết hãnh diện về cái ý tưởng 'tự
mình làm nên mình' và 'tự lập'. Khi Chúa Giêsu nói với
chúng ta rằng chúng ta cần phải khó nghèo, sự thất
vọng và sự trống vắng trong con người của
chúng ta nói với chúng ta rằng, "Không, tôi không thể
nào làm như vậy được. Tôi đã
không được nuôi lớn bằng kiểu cách như vậy.
Tôi đã không được qui định
như thế." Chúng ta có thể nhìn thấy điều
này trong hai câu thơ sau đây: "Tôi là chủ vận mạng
của tôi. Tôi là thủ lĩnh linh hồn của
tôi (William B. Henley). "Phúc cho ai có tâm hồn
nghèo khó, vì Nước Trời là của họ." Một người nói, "Tôi quá đầy đủ",
đó là kiêu ngạo. Người kia
nói, "Tôi hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa", và đó là
cái phúc. Đây là một thách đố cho chúng
ta. Chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng nếu
chúng ta muốn nên hoàn thiện thì phải biết từ bỏ
tất cả con người của mình và phó thác cuộc
đời mình cho Ngài. Sự viên mãn của cuộc sống
được bắt đầu khi chúng ta nói với Chúa,
"Lạy Chúa, con đã đến chỗ cùng cực."
Thật là phúc cho ai biết sống khó nghèo
trong tâm hồn. Đó là cái chìa khoá, mối
phúc thứ nhất, trong Bài Giảng Trên Núi. Nếu các bạn không biết đón nhận mối
phúc thứ nhất này, thì các bạn sẽ không có thể
nào hiểu nổi những mối phúc khác.
Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đã ban bố cho
chúng ta chương trình của đời sống Kitô hữu.
Chương trình này được dựa trên tiền
đề là chúng ta phải biết cậy trông phó thác cho
Chúa, không phải chỉ là cuộc sống Ngài đã ban cho
chúng ta, nhưng còn là tất cả những lời chỉ
dẫn mà chúng ta cần phải thi hành. Đó
là một điều dễ nói, nhưng khó chấp nhận.
Bản tính tự nhiên của con người
thì khó mà chấp nhận cái chương trình sống mà phải
phó thác cho Đấng Toàn Năng. Chúng ta không thể nào thi
hành được những việc này nếu chúng ta không
có tình yêu của Chúa ở trong tâm hồn.
Tuy nhiên, đó không phải là một
sự đòi hỏi của đức tin mù quáng và vâng lời
trọn hảo.
Đó là tại sao mà Phúc Âm là Tin Mừng. Thiên Chúa mạc khải
Ngài qua Chúa Giêsu Kitô, không phải là một con người với
một cái gậy lớn, nhưng là một người với
một trái tim lớn. Thiên Chúa không chỉ kêu mời chúng ta
tin tưởng vào Ngài và cậy dựa vào Ngài và chấm hết.
Ngài còn muốn chúng ta tin tưởng Ngài và cậy trông Ngài
bởi vì Ngài yêu thương chúng ta, Ngài biết điều
gì tốt cho chúng ta.