Mẹ
Maria đóng vai trò trong sứ vụ cứu
độ của
Chúa Giêsu
1- Sau khi nhận ra nơi Chúa Giêsu là “ánh sáng chiếu soi các Dân Ngoại” (Lk 2:32), Simêon liền loan báo cho Mẹ Maria biết về cuộc thử thách lớn
lao Đấng Thiên Sai phải chịu và tỏ cho
Mẹ thấy việc Mẹ tham dự vào
định mệnh buồn thương này.
Lời ông ám chỉ đến việc hy sinh cứu chuộc là những
gì đã không được đề cập đến ở biến cố Truyền Tin, những lời của ông cho thấy giống như là “Lời Truyền
Tin thứ hai” (Redemptoris Mater, 16), lời sẽ làm Người Trinh Nữ hiểu biết sâu xa hơn
về mầu nhiệm
Con của mình.
Simêon, vị đã ngỏ lời với tất cả những ai có mặt
lúc ấy, sau khi chúc phúc đặc biệt cho Thánh Giuse và Mẹ Maria, bấy giờ mới nói tiên tri với
riêng Người Trinh Nữ là
Người sẽ thông phần vào định mệnh với Con của Người. Được
Thánh Linh thần hứng, ông đã loan báo cho Người Trinh Nữ rằng: “Này con trẻ sẽ là mục tiêu cho nhiều người
trong Yến Duyên vấp ngã và chỗi dậy, và là dấu hiệu phản trắc (và sẽ có một lưỡi gươm đâm thâu qua lòng bà), làm bộc lộ tâm tưởng của nhiều người”
(Lk 2:34-35).
2- Những lời này đã báo trước một tương lai khổ đau sẽ xẩy ra cho Đấng
Thiên Sai. Thật vậy, Người là một “dấu
hiệu
phản
trắc”
phải
đối
đầu
với
việc
nghiệt
ngã chống
đối
của
người
đồng
thời.
Thế nhưng, cùng với cuộc khổ đau của Chúa Kitô, Simêon còn nêu lên một viễn tượng về tấm lòng của Mẹ Maria sẽ bị gươm sắc đâu thâu, như thế là ông đã liên kết Người Mẹ với định mệnh đau thương của Người Con.
Bởi vậy, trong khi con người lão thành đáng kính này thấy trước được cảnh thù hận nổi dậy khiến
Đấng Thiên Sai phải đối diện, ông muốn nhấn mạnh đến cái âm dội của sự kiện này tác dụng
trên tấm lòng của Người Mẹ. Cuộc khổ đau của người mẹ này sẽ lên đến tột đỉnh nơi Cuộc Vượt Qua, lúc mà Mẹ hiệp nhất với Con Mẹ
trong hy tế cứu chuộc của Người.
Những lời của Simêon, được
Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận ở đoạn 2 câu 32, đoạn phản ảnh những
bài ca về Người Tôi Tớ Chúa (x Is 42:6, 49:6), những lời nhắc nhở chúng ta lời tiên tri về Người Tôi Tớ Khổ Đau (Is 52:13, 53:12), Đấng, “bị thương tích bởi những vấp phạm của chúng ta” (Is 53:5), “biến mình thành một của lễ đền bù tội lỗi” (Is 53:10), bằng việc hy sinh bản
thân mình và là việc hy sinh linh thiêng hoàn toàn vượt hơn
các hy tế về lễ nghi xưa kia.
Ở đây chúng ta có thể thấy được lời tiên tri của
Simêon giúp cho chúng ta ra sao trong việc chúng ta thoáng thấy nơi nỗi khổ đau trong tương lai của
Đức Maria cái tính cách tương tự đặc thù giống
như nỗi sầu đau sau này của “Người Tôi Tớ”.
|
3- Mẹ Maria và Thánh Giuse đã ngỡ ngàng khi nghe thấy Simêon tuyên bố Chúa Giêsu là “ánh sáng chiếu soi các Dân Ngoại” (Lk 2:32). Đối
với
lời
tiên tri về lưỡi
gươm thâu qua lòng
mình, Mẹ
Maria lại
không nói một lời nào. Cùng với Thánh Giuse, Mẹ âm thầm chấp nhận những lời bí nhiệm ấy, những lời tiên đoán về một cuộc thử thách hết sức khổ đau và là những lời đặt cuộc Dâng Hiến Chúa Giêsu trong đền thờ vào đúng ý nghĩa đích thực nhất của nó.
Thật vậy, theo dự án
thần linh thì của lễ hy sinh được hiến dâng bấy giờ, “theo những gì được
qui định trong lề luật Chúa là ‘một
đôi chim gáy hay cặp bồ câu non’” (Lk 2:24), những gì cho thấy trước hy tế của Chúa Giêsu, “vì Tôi hiền lành và khiêm nhượng
trong lòng” (Mt 11:29); nơi của lễ hy sinh ấụy “cuộc hiến dâng” đích thực sẽ được thực hiện (x Lk 2:22), một cuộc hiến dâng sẽ có Người Mẹ hiệp với Con mình trong công cuộc Cứu Chuộc.
4- Lời tiên tri của Simêon được
công bố trước khi xẩy ra cuộc gặp gỡ bà tiên tri Anna: “Bà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và nói về Ngài cho tất cả những ai đang trông đợi sự cứu chuộc Giêrusalem” (Lk 2:38). Đức
tin và sự
khôn ngoan có tính cách tiên tri của vị lão bà này, người đã ôm ấp
lòng mong đợi Đấng Thiên Sai ở
chỗ
“sống
tôn thờ
trong chay tịnh và ngày đêm nguyện cầu” (Lk 2:37), đã hiến thêm cho Thánh Gia niềm khích lệ để trông cậy
vào Thiên Chúa Yến Duyên hơn. Vào giây phút đặc biết ấy, hành vi cử chỉ của Anna như
là một dấu chỉ Thiên Chúa muốn tỏ cho Mẹ
Maria và Thánh Giuse thấy,
như một sứ điệp về niềm tin ngời
sáng cũng như về việc trung kiên phục vụ.
Bắt nguồn từ lời tiên tri của
Simêon, Mẹ Maria đã liên kết một cách chặt chẽ và huyền nhiệm cuộc đời của mình với sứ vụ đau thương của Chúa Kitô: Mẹ
đã trở nên cộng sự viên trung thành của Con Mẹ trong việc cứu độ loài người.
(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 18/12/1996,
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, trích dịch
từ tuần san L’Osservatore Romano, ngày 1/1/1997)