Chúa Giêsu thay đổi tất cả
Sự náo động
chung quanh việc thiếu rượu, cuộc đối thoại đáng kinh ngạc giữa Chúa Giêsu và
Mẹ
Maria, phép lạ làm sững sờ, sự hài hước
(‘Còn anh, anh lại
giữ rượu ngon mãi cho
đến
bây giờ’), thật là sống động! Biết bao nhiêu hoạ
sĩ thích vẽ đám cưới
Cana, và chúng ta
cũng bị cám dỗ biết mấy là dừng lại ở nơi sự thu hút của đám cưới
này.
Nhưng chúng ta đang
đọc
Tin Mừng
của thánh Gioan. Ngài là người kể chuyện tài tình và là
thần học gia Tin Mừng
đang mặc khải các mầu nhiệm bằng cách
tiên phong sử dụng những từ ngữ với một nghệ thuật tinh vi. Bạn hãy nhìn xem các
từ ‘vinh quang’ và
‘dấu chỉ’ đang chiếu sáng. Bạn hãy xem nước và
rượu
tương
phản nhau biết
bao, giờ (‘Giờ của
tôi chưa đến’) và sự bắt đầu (‘Đức Giêsu đã làm
dấu lạ đầu tiên này tại Cana’: tại Cana, khởi đầu các dấu chỉ). Bạn hãy đọc
kỹ trang mặc
khải này và bạn sẽ gặp được hai
câu chính yếu: “Người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành
rượu”…
“Các môn đệ đã tin vào Người”.
Mỗi đoạn Tin Mừng thánh Gioan là
một lời kêu gọi
tin vào một điều mà điều này là một
bước
tiến gần tới toàn bộ
đức
tin. Tin vào điều gì ở đây?
Đó là Chúa Giêsu
thay đổi tất cả. Ngài đến
Cana và nước hoá
thành rượu. Đây là
một ‘phép lạ
- dấu chỉ’. Chúa Giêsu đến và thế giới được
biến đổi: “Cho nên, phàm
ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái
cũ đã qua, và cái mới đã
có đây rồi” (2Cr 5,17). Chúa Giêsu
đến
trong cuộc sống của chúng ta và nếu chúng
ta tin, theo
nghĩa rất mãnh
liệt của thánh Gioan, thì
cuộc sống của chúng ta được biến đổi. Chúng ta đi từ
cuộc sống hơi tẻ nhạt đến một cuộc sống mạnh mẽ. Cuộc sống này nhảy
múa ca hát và bẻ
gãy những bó buộc sai trái: Rượu
của Chúa Giêsu Kitô!
Ngài nói: rượu mới của ta làm vỡ những bình
cũ (Mc 2,22).
Than ôi! Người
ta còn có
thể nói rằng
tôn giáo là rượu
ngon của cuộc sống nữa hay không? Chúng ta đã làm
cho Kitô giáo trở
thành một cái gì
buồn tẻ, thật sự không làm cho
say sưa.
Nước
của Cana! Nước trong
Thánh Kinh, nước trong thánh Gioan
vọt ra, tẩy
sạch, biểu tượng của sự sống: nước hằng sống. Nhưng không phải nước tại Cana.
“Ở đó có đặt sáu
chum đá dùng vào việc
thanh tẩy theo
thói tục người Do Thái”. Đây là nước
mà Chúa Giêsu
sẽ biến đổi, nước biểu tượng của một tôn giáo hình
thức.
Tôn giáo hằng sống của người Do thái trở
nên quá tỉ mỉ, giả hình.
Đó là căn bệnh
của mọi tôn giáo. Cuối cùng
người
ta tin rằng để làm vui
lòng Chúa, chỉ cần thốt lên những
câu nói, rửa ráy, làm những việc bề ngoài
là đủ.
Tôn giáo của Chúa
Giêsu thay đổi tất cả: đó là rượu say đắm của tình
yêu. Chúng ta làm Chúa
vui lòng nếu các nghi thức của chúng
ta là những dấu chỉ và là sự
trỗi dậy việc chúng ta trao
ban cho tha nhân, nếu
chúng ta thay đổi, ít ra
là xoa dịu nỗi khổ nhọc của một người anh
em thành niềm vui. Chúa Giêsu
mang lại khả năng chưa từng có này: từ nay tất cả sẽ có thể là tình yêu.
Ngài nói với Mẹ Maria: ‘Thưa Mẹ, Mẹ chờ đợi gì ở con?
Con sẽ làm hơn
thế nhiều khi đã tới giờ!’.
Nhưng ở đây nổ
ra khả năng sinh hạ
của Mẹ Maria: Mẹ đã sinh hạ ra
con trai của Mẹ cho cuộc đời, Mẹ đã
sinh hạ con trai đó cho cuộc sống công
khai của Ngài, với những phương tiện của một người mẹ của Đấng Duy Nhất:
sự kín đáo và
niềm
tin.
Có gì kín đáo
hơn thế? “Họ hết rượu rồi” (Tôi thích câu
này ‘hết rượu rồi’ của các nhà
chú giải, thay vì ‘còn ít
rượu’:
Chúa Giêsu sẽ không cho thêm
rượu,
Ngài sẽ cho rượu).
Và đức tin rất mạnh mẽ: “Người bảo gì, các
anh cứ việc làm theo”. Rất ít lời,
vừa đủ để sự nhục nhã của
một cặp vợ chồng trẻ được
biến đổi thành niềm
vui. Và để chúng ta muốn xin Mẹ Maria ân sủng của tiệc cưới Cana: cuối cùng
chúng ta hãy tin rằng
Chúa Giêsu thay đổi tất cả.