Lời mời gọi
Đôi khi chúng ta thinh lặng, trong lúc lẽ
ra phải nói, vì chúng ta cho là tôn trọng kẻ khác, không
muốn làm cho họ tổn thương và tức giận.
Ta hãy nhìn nhận điều này: Ngày nay thật là hiếm
hoi những tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát, thúc bách
và có uy tín kêu gọi vươn lên; và không những
vươn lên mà còn hoán cải nữa.
Ta hiểu rằng bản thân chúng ta có
những lý do chính đáng để đừng lên tiếng
lớn quá và không trách móc kẻ khác trước khi xem xét
đến bản thân mình. Nhưng không được nên ngăn
cản Thiên Chúa lên tiếng. Vậy ta hãy lắng nghe Gioan
tẩy giả nói nhân danh Ngài và ta hãy tự nhủ rằng
những lời của ông nói với mỗi người
chúng ta, trước khi nói với những người lân
cận ta. Hãy để những người lân cận ta
lo công việc họ,ï còn ta hãy lo công việc mình.
“Hãy dọn đường cho Chúa, hãy san
bằng lối đi của Ngài. Hãy hoán cải, hãy vứt
đi những gì làm chậm bước tiến của
bạn hướng về Chúa. Nếu bạn đã lầm
đường, thì hãy trở lui và đi vào con
đường đưa tới cõi sống”. Đó là
những tiếng kêu của Gioan tẩy giả, những
tiếng kêu của chính Thiên Chúa. Ta đừng hiểu chúng
như những lời kết án nhưng như những
lời mời gọi lớn lên. Ta đừng nghĩ
rằng những tiếng gọi này được ngỏ
với chúng ta để khiến chúng ta u buồn; nhưng
chính là để chúng ta được vui mừng mà vị
ngôn sứ đã lên tiếng.
Chúng ta đừng để cho mình bị
lừa dối. Ta đừng tưởng rằng, bất
chấp những gì người ta nói, ta vẫn có thể
lớn lên mà không cần cố gắng, ta có thể
đạt được những đỉnh cao mà không
phải hụt hơi, ta có thể tự chủ và thực
hiện những điều lớn lao mà không trầy da
tróc vẩy.
Muốn đến với Thiên Chúa, bao
giờ cũng phải đấu tranh, hoán cải, liên
lỉ tự điều chỉnh và dứt khoát nhắm vào
điều chính yếu, không để cho mình bị sao lãng
bởi những gì không có giá trị và giả dối.
Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Philipphê: “Tôi
xin anh em hãy nhận định những gì là quan trọng
nhất”. Lời khuyên này thật chí lý vào thời
đại ấy, và có lẽ còn thích hợp hơn nữa cho
ngày hôm nay khi chúng ta rất thường xuyên và rất
dễ dàng bỏ qua những gì thật sự quan trọng
và quá chú trọng đến những gì ít hoặc không quan
trọng chút nào cả.
Điều quan trọng là hướng
về Thiên Chúa, là vì Ngài mà can đảm xua đuổi
sự dữ và thi hành điều thiện. Điều quan
trọng là dành cho tiền bạc, các thú vui dễ dàng và gây
thất vọng, quyền bính và những thứ phô
trương bên ngoài vị trí thích hợp cho chúng: vị trí
phụ thuộc hoặc rốt hết, hoặc không có
chỗ nào hết.
“Hãy san bằng… hãy chỉnh đốn… hãy
hoán cải…” không phải dễ đâu! Ta có lý mà lặp
lại rằng: Đáp “xin vâng” trước những
tiếng gọi của Chúa thật là cam go. Nhưng ta
cũng phải nhắc đi nhắc lại rằng
lời xin vâng này là nguồn mạch phát sinh niềm vui. Tôi
rất thích câu kết thúc đoạn sách Ngôn sứ Baruc mà
chúng ta vừa nghe: “Thiên Chúa sẽ dẫn đưa Israel đi trong niềm vui,
dưới ánh sáng vinh quang của Ngài”.
Việc bước đi hướng về
Chúa dù có lúc khó khăn, thậm chí đau khổ nữa,
nhưng đó là một cuộc mạo hiểm vui
tươi. Làm sao có thể khác được! Thiên Chúa,
Đấng kêu gọi chúng ta là Thiên Chúa của niềm vui.
Thiên Chúa Đấng đang đến với chúng ta, là Chúa
của niềm hoan lạc. Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta
gặp được sau những cuộc hoán cải
lớn nhỏ của chúng ta, là Thiên Chúa của niềm vui.
Vậy khi để cho Ngài lôi cuốn, khi tìm cách
đến với Ngài và chuẩn bị đón tiếp Ngài,
ta chỉ có thể bước đi trong niềm vui mà thôi.
Niềm vui được lớn lên,
niềm vui được thoát khỏi sự dữ,
niềm vui được chiến thắng sự tầm
thường, niềm vui được mỗi ngày trở
nên con cái xứng đáng hơn của Chúa Cha, niềm vui
được yêu mến đến nỗi chịu đau
khổ như Chúa Giêsu, Đấng đang đến
với chúng ta, đã dạy cho chúng ta.
Người ta thường nói mùa vọng là
một mùa sám hối. Đúng vậy, nhưng với
điều kiện là ta đừng quên rằng nó cũng
là, và đặc biệt là một thời gian của
niềm vui. Làm sao không vui khi chúng ta được tiếng
gọi của Chúa lôi cuốn?