Các linh hồn
Tục ngữ Việt Nam
có câu: Con người có cố có ông, như cây có cội
như sông có nguồn. Hay: con ai chẳng là con cha, cháu ai là
chẳng cháu bà cháu ông. Hai chữ cội nguồn đã mang
lại toàn bộ ý nghĩa của đạo làm con
đối với các bậc sinh thành mà bất cứ ai sinh
ra trong cuộc đời đều có bổn phận
phải ghi nhớ và gìn giữ. Theo tháng năm, từ
đông sang tây, từ bắc chí nam, đâu đâu cũng vang
lên giai điệu về chữ hiếu như là lời
báo đáp và ghi ơn tổ tiên mình.
Chính vì thế, hàng năm Giáo Hội công
giáo đã dành trọn tháng 11 để tưởng nhớ
những người quá cố, để sống lại
đạo làm con. Người công giáo vẫn
có thói quen tốt lành xin lễ cho ông bà tổ tiên, viếng
nghĩa trang cùng với việc tảo mộ. Ngoài ra, trong ba ngày đầu năm, Giáo Hội
Việt Nam đã dành ngày mồng hai tết để kính
nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ. Hòa lẫn với
chủ đề kính nhớ tổ tiên, Giáo Hội cũng
đã nhắn gửi tới từng người con
phải biết yêu chuộng ý nghĩa thiêng liêng cao cả: con
ơi giữ lấy lời cha, chớ quên lời mẹ
nhớ mà ghi tâm.
Cũng thế, anh em Phật giáo hàng
năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch cũng có mùa vu lan để báo hiếu. Vào
dịp này, mỗi người đều xướng lên
tám lòng biết ơn của mình. Có người không
quen ăn chay trường, song vào thời điểm này,
người ta thể hiện lòng hiếu đó bằng
việc ăn chay trọn tháng bảy âm lịch, hay có
những người bận rộn công việc đời
thường vào dịp này họ cố gắng thu xếp
thời gian để đến một ngôi chùa quen
thuộc dự lễ cầu siêu cho linh hồn ông bà cha
mẹ đã qua đời. Họ tin rằng nhờ đó,
bổn phận của họ được chu
toàn. Với truyền thống lâu đời của
người phật tử là cầu mong để
được đáp đền ơn tam bảo, báo
hiếu cha mẹ sinh thành dưỡng dục…
Còn ở Tây phương,
người ta không có tục thờ cúng tổ tiên bởi
vì chữ hiếu nơi họ không được nâng lên
thành đạo. Thế nhưng họ có
những ngày mà người Việt Nam
chúng ta chưa có. Họ đã chọn ra
hai ngày trong năm để tưởng nhớ công ơn
sinh thành của cha mẹ. Đó là ngày
của mẹ (mother’s. day) vào ngày chúa nhật thứ hai trong
tháng năm và ngày của cha (father’s. day) vào ngày chúa nhật
thứ ba trong tháng sáu.
Quả là đã mang trong mình
dòng máu linh thiêng của tổ tiên, dù là người công giáo,
phật giáo hay bất cứ ai cũng đều thể
hiện lòng biết ơn một cách trân trọng
đối với các bậc sinh thành. Trở
về cội nguồn tổ tiên, chúng ta một lần
nữa nói lên lòng biết ơn sâu sắc, đối
với cácbậc tiền nhân.
Vì thế, chúng ta cùng nhau thắp lên
một nén nhang để cùng nhớ ơn, ca ngợi công
ơn tổ tiên và cầu nguyện cho tất cả
những ai đã từng một lần chắp cánh cho chúng
ta buớc vào cuộc đời và sống trọn vẹn
ý nghĩa của con người.
|