CÁC PHÉP LẠ TRONG
PHÚC ÂM MACCÔ
Trong Phúc Âm Maccô, các phép lạ của Chúa
Giêsu lên tới con số mười bảy; điều này
cho thấy chúng đóng góp một vai trò quan trọng bởi
vì tác phẩm này tương đối ngắn (chỉ
mười sáu chương) đồng thời các giáo
huấn của Chúa Giêsu ở đây lại hiếm khi
được giải thích (nhất là ở giai
đoạn đầu, xem 1,14-8.30).
Người ta có thể xếp “các hành
vi quyền phép này” (theo kiểu nói của Maccô) thành
những “loại” khác nhau phù hợp với não trạng
hiện đại của chúng ta hơn là tư
tưởng phương Đông và tư tưởng
thời xưa.
-
Có những hành vi
được xem là các cuộc chữa bệnh thuần túy:
nhạc mẫu Phêrô (1,29-31); một người phong
hủi (1,40-45); người phụ nữ mắc bệnh
băng huyết (5,25-34); một người câm điếc
(7,31-37); hai người mù (ở Betsaiđa; 8,22 - 26; ở
Giêricô: 10,46-52); hai người bại liệt (ở
Caphanaum: 2,1-12; trong một hội đồng: 3,1-6).
-
Một “cuộc hồi
sinh”: con gái ông Giairô (5,21-24 và 35-43).
-
Những “hành vi quyền
phép” trên thiên nhiên: dẹp yên bão tố (4,35-41); đi trên sóng
nước (6,45-51); hai lần hóa bánh (6,30-44; 8,1-10).
Việc tường thuật dồi dào
các sự kiện “lạ lùng” thường khiến các
độc giả thời nay lạc lối. Đối
với đa số người thời nay, các phép lạ
trở thành một trở ngại cho đức tin hơn
là lời mời gọi người ta đến với
đức tin. Tuy nhiên chắc chắn hồi đó Chúa
Giêsu là một nhà trị bệnh đồng thời
cũng là một nhà trừ quỷ. Điều này chẳng
có gì khác thường trong thế giới Do Thái và dân
ngoại thời ấy. Văn chương vùng Đông phương
cổ xưa và trong thế giới Hy Lạp thời Chúa
Giêsu còn lưu lại trình thuật phép lạ do những
người có đặc sủng hoặc các nhà ma thuật
thực hiện.
Tuy nhiên các phép lạ của Chúa Giêsu khác
hẳn với các phép lạ của các nhà trị bệnh
đương thời. Các phép lạ của Chúa Giêsu liên
kết chặt chẽ với Tin Mừng Ngài rao giảng. Chúng
thực sự là “những dấu chỉ” cho thấy
Đấng Mêsia đang hiện diện (x. Mt 11,2-6),
Nước Thiên Chúa đang đến. Sứ điệp
của Chúa Giêsu đã mang lại tất cả ý nghĩa cho
việc Ngài trị bệnh và trừ quỷ. Ngoài việc
làm tiêu tan đi cơn đau thể lý và tâm lý, các phép
lạ còn là dấu chỉ sự “giải thoát” về mặt
tôn giáo và xã hội nữa. Trước hết Chúa Giêsu
đến phục hồi cho bệnh nhân sự thông
hiệp với Thiên Chúa. Như thế Ngài tái tháp nhập
bệnh nhân vào cộng đồng đức tin cùng với
những người khỏe mạnh khác. Đồng
thời Ngài phục hồi cho “những kẻ bị khai
trừ” này bằng cách giúp họ tái nhập vào xã hội mà
họ đang sống. Hai ví dụ sống động
của việc “giải phóng kép” này được tìm
thấy nơi các phép lạ “chữa người phong
hủi” (1,40-45) và “người bị bất toại
được tha thứ và chữa lành” (2,1-12).
Ngoài ra, phải đọc các phép lạ
của Chúa Giêsu nơi Maccô, trong khuôn khổ liên tục
của Phúc Âm này. Ở mỗi giai đoạn mặc
khải về Đấng Mêsia, các phép lạ đều
củng cố thêm cho sự khám phá thân thế và sứ
mệnh đích thực của Ngài.
- Trong giai đoạn đầu
(1,14-3,12) Chúa Giêsu muốn cho mọi người hiểu
rằng Ngài đến khánh thành kỷ nguyên cứu
độ, các phép lạ chữa lành nhạc mẫu Phêrô
(1,29-31), chữa lành một người phong hủi
(1,40-45), chữa lành một kẻ bại liệt (2,1-12),
chữa lành người có cánh tay bị liệt (3,1-6)
chứng nhận Ngài thực sự là một vị
lương y của thể xác và tâm hồn.
- Trong giai đoạn thứ hai (3,13-6,6)
Chúa Giêsu lôi cuốn các môn đệ vào công việc mang Phúc
Âm “đi xa” đến vùng các dân ngoại. Maccô đã gom
lại ở đây bốn hành vi quyền phép của Chúa
Giêsu để trấn an Giáo Hội non trẻ rằng
Đấng Chúa Tể Phục Sinh của họ vẫn còn
đang hiện diện ở khắp mọi nơi và Ngài
luôn nắm quyền trên các sức mạnh của sự
Dữ và sự Chết. Các phép lạ sau đây đều
mang ý nghĩa này: truyền bão tố yên lặng (4,35-41),
chữa lành kẻ bị quỷ ám ở Giêrasa (5,1-20),
hồi sinh con gái ông Giairô và chữa lành người phụ
nữ mắc bệnh băng huyết (5,21-43). Khi đọc
những bằng chứng này, các Kitô hữu, mạnh
dạn đem Tin Mừng đến giữa lòng dân
ngoại.
- Trong giai đoạn thứ ba (6,7-8,26)
Chúa Giêsu mặc khải Ngài là một Môsê mới. Ngài có
khả năng quy tụ và nuôi dưỡng được
mới của Thiên Chúa bằng lời nói và bằng sự
hiến dâng chính mình. Đây là ý nghĩa lần hóa bánh
đầu tiên (6,30-44). Tuy nhiên Ngài không dừng lại
ở đó: Ngài còn đến để mở rộng bàn
tiệc Nước Chúa cho những kẻ xa lạ,
những kẻ không thuộc dân Do Thái vẫn thường
bị dân Do Thái khai trừ. Đây là ý nghĩa việc
trừ quỷ cho đứa con gái người phụ
nữ Syrô-Phênisi (7,24-30) và lần hóa bánh thứ hai (8,1-9).
Sự kiện các môn đệ cảm thấy khó mà nhìn
nhận Đức Giêsu là Đấng Mêsia mang tính cách hoàn
vũ đã được minh họa qua hai phép lạ có
tầm mức tượng trưng cao độ: phép lạ
chữa người câm điếc (7,31-37) và chữa
người mù ở Betsaiđa (8,22-26). Những kẻ
muốn theo Chúa Giêsu phải thoát ra khỏi sự
điếc lác mù lòa cản trở không cho họ nhận ra
thân thế sâu nhiệm và sứ mệnh của Ngài.
- Giai đoạn thứ tư của
sứ mệnh Chúa Giêsu (8,27-10,52) là giai đoạn đào
tạo gấp rút các môn đệ tham dự vào lời loan
báo về cuộc khổ nạn sắp tới. Các môn
đệ không được sợ hãi viễn cảnh
mới về cái chết của Thầy mình. Một cách
cố ý, Maccô đã trình bày việc chữa lành đứa
bé bị động kinh (9,14-29). Ở đây Chúa Giêsu
mặc khải Ngài là Chúa Tể nắm quyền trên các
sức mạnh của sự Dữ và sự Chết. Ngài
chứng tỏ Ngài có khả năng “Phục Sinh”
Người đã bị phó cho thần chết. Bạn
hữu Chúa Giêsu phải mở mắt ra theo gương anh
mù thành Giêricô (10,46-52). Họ có thể bước theo Chúa
Giêsu trong đức tin sáng chói, cùng đồng hành với
Đấng vướt qua cuộc khổ nạn, chiến
thắng sự chết bằng cuộc phục sinh của
Ngài.
- Giai đoạn thứ năm của
Chúa Giêsu (11,1-13,37) hoàn toàn tập trung vào cuộc nhập
thành Giêrusalem và việc Ngài chính thức giảng dạy
trong đền thờ. Giai đoạn này không thấy Chúa
Giêsu làm phép lạ. Phải đọc trình thuật “cây vả
bị khô héo” (11,12-14 và 20-25) như là một cử chỉ
tượng trưng. Dụ ngôn này (được lịch
sử hóa) muốn chứng tỏ rằng luật lệ
hay đền thờ Do Thái cũng không thể làm thỏa mãn
cơn đói Thiên Chúa (11,12). Chỉ mỗi mình Chúa Giêsu mang
theo nơi Ngài lương thực cứu độ.
- Giai đoạn thứ sáu và cũng là
giai đoạn chót (14,1-16,8) là trình thuật liên tục
về cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu.
Suốt thời gian các biến cố này, Chúa Giêsu không hề
thực hiện hiện một dấu chỉ quyền phép
thần linh nào cả. Mãi đến lúc cuối cùng, Ngài
vẫn từ khước cơn cám dỗ xui khiến Ngài
thực hiện “phép lạ” cứu Ngài thoát chết tức
là xuống khỏi thập giá (15,29-32). Làm phép lạ này
tức là phủ nhận chính nhân tính của Ngài.
Người ta thấy rõ: các phép lạ
trong Phúc Âm Maccô không bao giờ là những “chứng cứ”
về thiên tính của Chúa Giêsu mà chỉ những dấu
chỉ giúp chúng ta tin. Chúng được tác giả Phúc Âm
và cộng đồng của ông đọc lại
dưới ánh sáng phục sinh và Kim Thánh. Chúng chỉ là
những lời kêu gọi hãy tin vào Chúa Giêsu, Đấng
cứu độ ta khỏi những sự dữ to lớn,
đặc biệt là sự chết. Các dấu chỉ này
luôn luôn hiện thực để khích lệ hoạt
động thừa sai và bí tích của Giáo Hội (x. 16,
15-20). Người ta hiểu rằng các dấu chỉ
ấy vẫn mãi mãi là một “câu hỏi” đối
với những kẻ không tin...
|