BATIMÊ, NGƯỜI
MÙ
THÀNH GIÊRICÔ
ĐƯỢC CHỮA LÀNH
VÀI
ĐIỂM CHÚ GIẢI.
1) Từ tình trạng bất
động của người bị loại trừ
Đức Giêsu đang trên
đường đi lên Giêrusalem, nơi sẽ diễn cuộc
khổ nạn của Người, như Người
đã báo trước tới ba lần. Lúc
này Người đang đi ngang qua Giêricô. Bất
cứ ai đi từ miền kia sông Gioan
vào Israel
đều phải đi qua thành này. Có các môn đệ và
‘đám đông dân chúng’ đi theo
Đức Giêsu. Tinh thần môn đệ
vẫn còn mù tối.
Đúng lúc ra khỏi thành,
Người gặp anh mù. A. Paul nhận xét "Diễn
tiến của phép lạ chữa lành người mù Giêricô
giống với phép lạ chữa lành người mù ở
Bétsaiđa (8,22-25). Phép lạ ở
Bétsaiđa diễn ra liền trước lúc Phêrô tuyên
xưng đức tin tại Xêsarê tiếp liền sau
lời tuyên xưng này, là lời loan báo về cuộc
khổ nạn (8,27-30). Cũng vậy,
tiếp sau phép lạ ở Giêricô là lời ca ngợi
Đấng Cứu Thế khi Đức Giêsu vào thành
Giêrusalem, và sau đó là trình thuật về cuộc khổ
nạn. Trong viễn tượng
thần học này, phép lạ làm cho đôi mắt
người mù mở ra có giá trị như một dấu
chỉ.
Để làm nổi bật ý nghĩa
phong phú của phép lạ, thánh sử tường thuật
rất rõ ràng sự việc đã xảy ra:
Ông nêu tên người mù là
"Batimê”, nhưng sợ rằng độc giả nói
tiếng Hy lạp không hiểu tiếng Aramê, nên ông ghi chú thêm
"con của Timê”. Ông diễn tả người này
như một người tàn tật, mà tật khiếm
thị đã buộc anh phải ăn xin, và vĩnh viễn
không đi lại được, bị liệt vào
loại người bị loại trừ, anh ngồi
ở vệ đường, vệ đường có ý
chỉ tình trạng bị loại trừ.
2) Đến cú đứng
phắt dậy khi Đức Giêsu gọi.
Thật ngược đời: ở
giữa đám đông những người sáng mắt
rầm rộ đi theo Đức Giêsu,
anh mù là người duy nhất tỏ ra nhìn rõ, anh có thể
nhận ra Đấng đang đi qua là "Con vua Đavít”,
Đấng Mêsia mọi người hằng trông
đợi, và anh đã lớn tiếng hô lên.
Người ta nạt nộ bảo anh
im đi - vì họ nghĩ rằng để cho anh mù
quấy rầy Đức Giêsu trên đường là
điều không nên – nhưng anh càng kêu lớn hơn:
"Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”
cho đến khi Đức Giêsu dừng lại và bảo
người ta: “Gọi anh ta lại đây”, thì
người ta mới để ý đến người tàn
tật khốn khổ đang la lối này. Sứ
điệp được chuyền đi ngay lập
tức: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người
gọi anh đấy” Đức Giêsu giúp anh lột bỏ
được tình trạng bất động của
người chết.
Tiếng gọi của Chúa có kết
quả liền: người mù liền vất bỏ áo choàng
lại (áo choàng mà anh dùng để đựng đồ
xin được) đứng phắt dậy mà
đến gần Đức Giêsu. J.Hervieux
giải thích. "Những chi tiết này
thật là lạ lùng. Mọi sự xảy
đến dường như Batimê không còn mù nữa. Khi vật bỏ áo choàng, anh cũng vất bỏ
luôn tình trạng bị loại trừ. Cái
áo choàng là vật duy nhất mà người nghèo sở
hữu. Vất bỏ nó, Batimê đã thực hiện
điều mà Đức Giêsu đã không làm được
với chàng thanh niên giàu có; anh đã bỏ mọi sự mà
đi theo Chúa. Đi theo
cách nào? Anh nhảy lên, đứng phắt
dậy. Cú nhảy trong đêm tối là
cú nhảy đức tin vì một anh vẫn còn mù. ("L'evangile de Marc", Centurion, trang 156).
“Rabbôni, thưa Thầy, xin cho tôi nhìn
thấy được!”. Anh mù đáp
lại câu hỏi của Chúa, cũng là câu mà Chúa đã
hỏi hai người con ông Giêbêđê: "Anh muốn tôi
làm gì cho anh?”. Đàng sau khát vọng
được nhìn thấy, Đức Giêsu đã nhận ra
nơi anh đức tin khát vọng được biết
nhiều hơn về Đấng Mêsia, được nhìn
thấy thực tại tối hậu ẩn sau dáng vẻ
bên ngoài. Người ăn xin tàn
tật không những được chữa lành, mà còn
được cứu nhờ đức tin. “Anh
hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh”. Từ nay, anh nhìn thấy, không chỉ bằng con mắt
xác thịt, mà còn bằng ánh mắt đức tin.
Đó là tấm gương cho các môn đệ, đó là
tấm gương cho người đã được thánh
tẩy, được soi sáng nhờ gặp gỡ
Đức Giêsu Kitô. Anh đi theo
Người trên con đường Người đi. Con
đường lên Giêrusalem. Con đường dẫn
đến thập giá.
J. Hervieux kết luận: "Ở
đây, nghệ thuật kể chuyện của Maccô đạt
đến đỉnh hoàn thiện. Hai hình ảnh thật
trái ngược nhau: hoàn cảnh ban đầu của Batimê
(ngồi ở vệ đường, mù loà ăn
xin) và hoàn cảnh kết thúc (đứng, đi trên đường,
nhìn thấy và đem Tin Mừng đi). Không còn nghi ngờ
gì, tác giả đặt trình thuật này lúc Đức Giêsu
đi lên Giêrusalem, dẫn theo bạn bè và đám đông
tiến về "Aùnh sáng" soi rõ hơn thân thế và
sứ mạng của Người. Câu
chuyện này là một minh họa cho thấy nhờ đâu,
người ta mới trở nên "người môn
đệ đích thực”. Người
môn đệ cần phải để Thầy mình dẫn
đến sự giác ngộ đức tin. Phép lạ chữa người mù ở Bétsaiđa
đã thúc đẩy các môn đệ Đức Giêsu khám phá
Người là Đấng Mêsia. Giờ đây,
Đức Giêsu lại mời gọi họ – những
kẻ muốn đi theo Người - hãy mở rộng đôi
mắt tâm hồn để đón nhận Đấng Mêsia
đau khổ và khải hoàn trong đức tin, Maccô đã
không thể đặt trình thuật này vào lúc nào tốt
hơn là lúc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem: người ta
có nhận ra Người vì thân thế của Người,
và vì những gì Người đã làm không? Đấng
đến cứu loài người theo
đuổi hai mục đích: vừa trả lại cho
họ quyền lợi trong xã hội họ đang
sống, vừa giúp họ hội nhập vào cộng đoàn
yêu thương mà Người sáng lập. (Sđd,
trang 157).
|