Ai là kẻ ‘giàu có’?
Thánh Marcô thuật về Chúa Giêsu trong một hoàn cảnh đáng nhớ trong cuộc đời làm sứ giả Nước của Cha Người. Chúa vừa lấy 1 đứa trẻ làm gương cho thái độ con người phải có trước mặt Thiên Chúa. Lời giảng dạy và lòng tốt lành của Chúa chắc hẳn đã cảm kích một thính giả. Người này chạy theo để gặp Chúa lúc đó vừa lên đường y hỏi Chúa: phải làm gì để có được sự sống thật, sự sống bên Thiên Chúa. Ta đã biết cuộc đối thoại như thế nào, kết thúc ra sao. Con người được đặt trước một sự chọn lựa, hoặc bằng lòng với nếp sống tuân giữ đúng Lề luật hoặc gắn bó theo Chúa
Giêsu. Ta nhớ lại rằng nếu Chúa không ý thức rõ rệt Người là Con Thiên
Chúa thì đã chẳng bao giờ Người đề nghị một sự lựa chọn như vậy, vì lẽ chỉ Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi con người gắn bó theo Thiên
Chúa. Toàn thể đoạn Phúc âm của thánh Marcô cho phép ta nhận xét như thế, bởi lẽ Chúa Giêsu được thánh chép sử kể lại Người là một Thày khác hẳn một Thày khác hẳn một thày Rabbi thường.
Sự thoái thác rút lui của ‘cậu con nhà giàu’,
làm cho Chúa phán dạy những lời nghiêm trọng về nguy cơ do sự giàu có đem đến cho con người. Đã có nhiều sự khai thác theo nhiều lối về đoạn Phúc âm này. Chúng ta
chỉ giữ lại điểm suy niệm:
1)
Chúa không
lên án
của cải vật chất vì cớ
chúng biểu
lộ sự giàu có. Chúa
cảnh giác về
của cải vật chất dễ khiến cho con người
thành nô lệ tiền bạc. Ở đây,
là vấn
đề tự do để tâm hồn
sẵn sàng đáp ứng Thiên Chúa.
Bằng tấm gương
đời mình, Chúa cho
thấy Người không có mặc
cảm khi sử
dụng của cải vật chất. Của cải là tốt vì do Chúa Cha tạo nên. Nhưng Chúa Giêsu không lụy
vào của
cải. Ngoại trừ những đoạn thuật lại thuở thơ
ấu của Chúa, người
ta không bao giờ
thấy Chúa lựa
chon sự nghèo túng. Là công nhân, Chúa
làm việc
để hằng ngày được dùng đủ. Rồi tới thời kỳ làm sứ giả loan Tin mừng, nay đây
mai đó, Chúa đã chấp nhận để cho người khác lo cho Chúa đầy đủ. Trong cả hai trường
hợp, Chúa không
chịu một ràng buộc
nào do của
cải thế gian.
Một ngạn ngữ, ngay ở thời
Chúa đã thuộc loại rất cổ xưa,
nói rằng
một sự an lạc tối thiểu cần thiết cho việc
thực thi nhân đức. Chúa không đứng ra làm lý thuyất gia cho sự
thật hiên nhiên đó.
Cách cụ thể, Chúa sống
với một sự an lạc tối thiểu, ở cái mức mà tâm hồn Chúa được tự do để phụng thờ và phục vụ, để tận hiến cho Chúa Cha và
cho nhân loại.
Cho nên Chúa cảnh giác đừng để cho của
cải vật chất nô lệ
hóa, hoặc
là của
cải đang sở
hữu, hoặc là thứ
của cải người ta mong ước được sở hữu. Sự giàu có trở
thành xấu
từ lúc, hoặc
trong thực
tế, hoặc trong mơ ước, nó vật
chất hóa tâm trí,
lý tưởng,
ước vọng, nghĩa
là từ
lúc sự
giàu có lấy mất đi tự do của trái tim.
2)
Theo quan điểm này, những
kẻ giàu có không
nhất thiết là những
kẻ như
ta tưởng.
Những kẻ bị Chúa tuyên bố là để có nguy cơ
bị trục xuất khỏi Nước Trời, chính là những
kẻ tôn thờ
ngẫu tượng giàu có vật
chất, nó khiến
cho họ
xa cách Thiên
Chúa. Chúa Giêsu cũng từng có những
người bạn vào bậc giàu có trong
xã hội
và nếu
họ cư
xử bất công, thì ân sủng
thân hữu
và mãnh liệt của Chúa đã làm cho
họ trở lại. Trong Chúa, người ta không đấu
tranh gây hấn chống nhà giàu. Chúa
vượt lên rất cao khỏi
những hố sâu xã hội. Chúa không đấu
tranh chống
một tình trạng
xã hội
hầu đưa
người nghèo từ giai đoạn
nghèo tiến
lên giai đoạn giầu. Sự lầm than xã hội
chỉ là một
diện của sự lầm than mênh mông của nhân loại và ở tầm
cỡ đó, Chúa không
suy tính, Chúa đến
với tất cả mọi người nghèo. Trước lối nhìn của Chúa, nguy cơ
có thật
của sự giàu có chính
là quyền
lực của chúng khiến
người ta xa lánh Thiên
Chúa. Sự
bi đát của thanh niên giàu có
là ở chỗ
anh ta xa
Chúa chỉ
vì còn quyến luyến tài sản của mình. Ở đây, hay ở đàng
kia, chúng
ta có chăng
một ‘tư
sản’ nào cần
bỏ lại để theo sát Chúa
hơn?
|