Chân dung và gương linh mục Việt Nam:
ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (2) (tiếp theo)
3. Tổng đại diện, Bề trên Chủng viện.Từ Rôma về Giáo phận Huế, Đức cha Urrutia đã báo với Cha rằng Người gởi Cha đi Rôma không phải không chủ đích. Giáo hội Việt-Nam sẽ cần nhiều Mục tử (người Việt) mới, và Cha sẽ là một trong những Vị đó. Đừng khiêm nhượng… Cha phải chuẩn bị để lãnh đạo. Do đó, Cha cần phải hành động, cầu nguyện… và cộng tác với Giám mục của mình. Đức cha nói tiếp với Cha là, trong bước đầu, Cha sẽ dạy tại Tiểu Chủng viện Phú Xuân trong một thời gian. Tiếp đến, ai biết ? Trong tương lai, có thể tiên đoán Cha sẽ trở thành Bề trên nơi đó.
Cha đến dạy tại Tiểu Chủng viện khi Linh mục An-rê Nguyễn văn Thích đang là Bề trên. Cha rất kính và thích làm việc với Linh mục Thích. Linh mục Bề trên kể cho Cha những điều đã xảy ra tại đây.
Đầu niên khóa 1962 – 1963, khi Tiểu Chủng viện Hoan Thiện – Huế hình thành, Cha đã nhận nhiệm vụ Giám đốc. Là Giám đốc nhưng Cha luôn thăm hỏi, tươi cười với các chú, thông cảm cho sai sót tuổi trẻ. Cha không to tiếng hay quở trách ai bao giờ, đến nỗi Linh mục quản lý thốt lên: ‘Cha Bề trên hiền quá, chẳng có chú nào sợ…’. Sự thật, Cha chủ trương giáo dục đặt nền tảng trên yêu thương và gương sáng chứ không dùng lề luật để trừng phạt.
Một cựu chủng sinh Tiểu Chủng viện Hoan Thiện đã kể cho đài BBC (Anh quốc):
“Trước đây, sau khi có việc 'hô điểm" cuối mỗi kỳ họp các cha, và sau khi vào gặp cha bề trên để nghe ‘tin dữ’, chú nào bị ‘đuổi’ ra khỏi chủng viện thì thấy đời mình như ‘cùi hủi’ rồi, một sự thất bại ê chề trong cuộc đời, cha mẹ sẽ buồn, bạn bè e ngại đứng xa xa mà nhìn, làm như phút chốc mình trở thành kẻ ‘tội lỗi’.
Từ ngày cha Thuận làm bề trên, cựu chủng sinh như được cha thương riêng, có lúc làm cho kẻ ở lại phải nêu thành câu hỏi, ngài hay nói câu tiếng Pháp vào dịp này, đi tu "c'est une chance" mà ra đời "c'est une autre chance".
Bề trên Nguyễn Văn Thuận đã đồng hành với giáo huấn Vaticanô II để đưa kitô giáo vào trong cuộc sống con người, theo lối giáo dục mới, mời gọi những linh mục tương lai nên thực thi mục vụ trong tinh thần dấn thân phục vụ làm đầy tớ, ưu tiên cho những người nghèo.
Năm 1966, một năm trước khi nhận chức giám mục, có lần ngài nói với lớp chúng tôi ‘Cha có dự án xây rộng thêm bên ngoài nhà khách các chú để mở một xưởng nghề, các chú mình tương lai phải học một nghề nghiệp để sinh sống, vì xã hội đang biến đổi, giáo hội cần linh mục có lối sống khác hơn phong cách sống xưa nay’.
Có lúc tôi hỏi về ý nghĩa kiến trúc chủng viện Hoan Thiện và đặc biệt về nhà nguyện tròn và có hồ nước chung quanh, ngài giải thích rằng nhà thờ là nơi gặp gỡ Chúa, và gặp gỡ người anh em, nhưng không phải gặp gỡ ào ào theo kiểu thế gian, những lối xây cất chùa chiền trong văn hóa của dân tộc mình nhắc mình nhớ là phải ‘bước qua bên kia bờ’ để có thể cầu nguyện.
Hè năm 1967, tôi dự định xuất tu, ngài kêu riêng và nhắn nhủ "tu cũng tốt mà về cũng là một ơn gọi riêng, nhưng con nhớ điều này trong đời mình: điều tệ hại trong cuộc đời không phải phạm tội, nhưng là mất đi ý thức tội lỗi".
Thêm vào chức vụ Giám đốc Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Hội đồng Linh mục đã bầu Cha làm Tổng đại diện Tổng giáo phận Huế vào năm 1964. Khi đó, Cha được 36 tuổi.
[Xin nhắc: đây là thời gian mà hằng triệu người Việt, trong đó có Cha, thương nhớ Tổng Thống Ngô đình Diệm cùng hai em Ngô đình Nhu và Ngô đình Cẩn bị thảm sát bởi các tướng lãnh nhận tiền thuê của nhóm chánh khách Mỹ. Tiếp theo, các phản tướng này đã thanh toán nhau làm tiêu hao nhân lực quốc gia.]
IV. TRÁCH VỤ ĐỨC CHANgày 13.04.1967, Cha được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Nha Trang khi 39 tuổi, thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet, MEP. Ngày 24.06.1967, nhân lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, Cha đã được thụ phong Đức Cha bởi Đức Tổng Giám mục Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam, Lào và Campuchia, chủ phong với hai Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn kim Điền và Gioan Baotixita Urrutia (Thi) phụ phong. Thánh Lễ tấn phong đã được cử hành trang nghiêm tại khuôn viên Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Cha đã chọn khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên Hiến chế Mục vụ của Công Đồng Vatican II. Ngày 10.07.1967, Cha đã nhận nhiệm vụ Giám mục Giáo phận Nha Trang.
A. Khẩu hiệu của Đức Cha.Phương châm của Cha không chỉ nói lên niềm tin yêu, hy vọng của Cha đối với Mẹ Giáo hội mà còn cho thấy tâm hồn thanh thoát, tươi trẻ, hoà bình, vị tha và hướng thượng, đã được diễn tả trong suốt cuộc đời sứ vụ mục tử của Cha. Cha luôn có niềm vui và hy vọng trong mọi chuyện xảy ra đến Cha, nhưng cũng vì Cha muốn nói lên rằng: Cha thấy giáo huấn của Vatican II chứng tỏ Giáo hội đang trên đường tiến về một sự Đoàn Kết tối hậu, đó chính là vui mừng và hy vọng cho toàn thể nhân loại.
Noi gương Đức Kitô, Cha sống niềm hy vọng trong mọi hoàn cảnh. Khi làm Giám mục ở Nha Trang với những thành công rực rỡ. Khi đến Sài Gòn không được làm việc gì. Những ngày cô đơn đen tối trong trại cải tạo. Những lúc mệt mỏi vì chiến đấu với cơn bệnh hiểm nghèo. Khi vinh quang lên đến tuyệt đỉnh. Khi bị hiểu lầm vu oan. Không lúc nào Cha đánh mất niềm hy vọng.
Noi gương Đức Kitô, Cha đi gieo niềm hy vọng khắp nơi. Đi đến đâu Cha gieo niềm hy vọng đến đó. Gặp ai Cha truyền niềm hy vọng cho người ấy. Chứa chan niềm hy vọng nên Cha luôn tỏa ra niềm vui, niềm lạc quan yêu đời và làm cho bầu khí chung quanh Cha luôn vui tươi đáng mến. Trong phòng biệt giam, Cha vẫn nghĩ ra chuyện vui. Trên giường bệnh, Cha vẫn kể chuyện vui cho mọi người cười thỏa thích. Không hoàn cảnh nào có thể ngăn cản Cha tung gieo niềm hy vọng.
Noi gương Đức Kitô, Cha đem niềm hy vọng đến cho mọi người. Cha dễ dàng đón nhận người thân cũng như người xa lạ. Cha sẵn sàng cộng tác với người đồng ý cũng như những người bất đồng ý kiến. Cha yêu thương bạn hữu cũng như những người thù ghét Cha. Cha làm cho những bạn tù và cả cai tù cũng có cảm tình. Tất cả những ai sống gần Cha đều được cảm hóa. Vì ở bên Cha, mọi người thấy phẩm giá mình được tôn trọng, khả năng con người được phát huy.
(Trích bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ngày 16.09.2005)
B. Huy hiệu của Đức Cha Huy hiệu của Cha có nền màu xanh dương với Ngôi Sao Biển (Stella Maris), biểu tượng Đức Trinh Nữ Maria, dẫn đường cho những con thuyền trong chuyến du hành từ đời này cho đến vĩnh cửu. Nổi bật trên màu xanh là ba ngọn núi biểu tượng của đại dương và lục địa (aqua et arida). Ba ngọn núi còn là biểu trưng cho ba miền Quê Hương: Bắc, Trung, và Nam. Ba ngọn núi và biển cả cũng còn là Nha Trang Việt-Nam nằm dài bên Đại Tây Dương. Trong thời cổ đại aqua et arida nghĩa là vũ trụ toàn cầu; như thế cụm từ nói lên rằng Việt-Nam không là một nước cô lập nhưng là một phần của thế giới.
Mười khúc tre tượng trưng 10 điều răn. Tre là một biểu tượng Á châu cho người quân tử hay siêu nhân. Tre gợi nhớ tới huy hiệu của Tổng Thống Ngô đình Diệm, khẩu hiệu của Tổng Thống là ‘Tiết Trực Tâm Hư’. Tre tượng trưng cho sự công chính, trong sạch và chân thành. Lõi của đốt tre thì rỗng như trái tim của một người không chất chứa sự ích kỷ, tham vọng, hay tham lam.
Sự hài hòa giữa nền (với những biểu tượng lấy từ thời cổ Roma và của Giáo Hội Thế giới) và khung của huy hiệu tượng trưng cho văn hóa Á Châu và những gía trị của gia đình Cha với phương châm đã tóm kết những giảng huấn của Cha và cái nhìn của Cha về thế giới, Giáo Hội, đất nước Việt Nam, gia đình, và chính Cha.
C. Chiến dịch Tình Thương.Như các Giám mục khác, Cha đã chú trọng đào tạo nhân sự như tổ chức Tiểu chủng viện Sao Biển, Chủng viện Lâm Bích (Lambert de la Motte) dành cho ơn gọi trưởng thành… Thiết lập Hội đồng Giáo dân từ cấp Giáo xứ lên Giáo hạt đến Giáo phận và công bố ‘Qui chế Giáo dân’. Hình thành và phát triển Trung tâm Văn hóa Chàm năm 1968 tại Phan rang.
Cha đã phổ biến các Thư luân: Tỉnh thức và Cầu nguyện (19.03.1968), Vững Mạnh trong Đức Tin? Tiến lên trong An bình’ (1969), Công lý và Hòa bình (01.01.1970),
Thưa Cha, đây có phải là sự quan phòng của Thiên Chúa để chuẩn bị cho Cha, vị Mục tử Việt-Nam, trong chức vụ Phó Chủ tịch (24.11.1994) rồi Chủ tịch (24.06.1998) Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình ?
Vượt ranh giới Giáo phận và biên cương Tổ Quốc, Cha đã thuyết trình đề tài ‘Các
Vấn đề Chánh trị tại Á châu và những Giải pháp liên hệ’ trước Hội nghị Giám mục Á châu họp tại Manila (Phi luật tân), ngày 24.11.1970.
Trong thời gian ngắn, gần 8 năm giữ sứ vụ Mục tử Giáo phận Nha Trang, Cha còn cho luân lưu thêm ba Thư khác: Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta (1971), Kỷ niệm 300 năm (1971), Năm Thánh Canh tân và Hòa giải (1973).
Tuy nhiên, công tác đáng ghi nhớ của Cha là:
Ngày 15.07.1971, Đức Thánh Cha Phaolô VI thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) với mục đích chính là phối hợp các cơ quan bác ái Công giáo qua các dự án giúp đỡ và phát triển về phương diện nhân bản của Công giáo trên toàn cầu. Sau đó, Cor Unum tham gia trợ giúp Việt-Nam qua một tổ chức được hình thành bởi Hội đồng Giám mục Việt-Nam và Giám mục các quốc gia mang tên là Hợp tác để Tái thiết Việt-Nam (Cooperation for the Reconstruction of Viêtnam (COREV).
Các Giám mục Việt-Nam trao trách nhiệm điều hành cho Cha vì Cha là Chủ tịch Ủy ban Phát triển Hội đồng Giám mục. Đây là một trọng trách nặng nề khiến Cha khó có thể cai quản hữu hiệu Giáo phận, nhưng các Giám mục đã an tâm khi nhớ một người trong gia đình Cha đã hoàn thành mỹ mãn việc bình định cho một triệu người di cư từ Bắc và Nam trong thập niên 1950: Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Trụ sở COREV đặt tại Sài Gòn, nên Cha phải thường xuyên đi lại giữa nơi này và Nha Trang. Về tài chánh, dù các Giám mục trao toàn quyền cho Cha, nhưng Cha không bao giờ quyết định mà không hội ý với các Giám mục khác. Cha không ngớt liên lạc, giải trình với các giám đốc Misereor và Caritas Đức, Secours Catholique Pháp, Catholic Relief Services Hoa kỳ, Secours International Bỉ quốc… về các dự án xây nhà, cất trường học… Chúng ta đừng quên Cha nói thạo các tiếng Pháp, Anh, Ý, Tây ban nha, Hoa và La tinh. Người ta thẩm lượng việc Cha làm có thể so sánh với việc làm của năm người bình thường.
Khi gặp khó khăn, Cha nhìn lên trời và xin Cậu Diệm giúp đỡ. COREV càng thành công thì người Cộng sản càng coi Cha là người đáng sợ.
V. LINH MỤC LÀ ĐỨC KITÔ THỨ HAI.Cha bắt chước Chúa Giêsu:
A. Cầu Nguyện.Trước khi đi rao giảng Tin Mừng, khi chọn các Tông đồ, Chúa Giêsu đã cầu nguyện rất nhiều. Người cũng đã mời gọi các Tông đồ cùng cầu nguyện với Người trong giờ phút sắp trút hơi thở cuối cùng.
Ngày 19.05.1968 (năm có các cuộc tấn công và tàn sát đồng bào của người cộng sản), Cha đã viết Thư Luân Lưu đầu tiên ‘Tỉnh thức và Cầu nguyện’ như Chúa Giêsu bảo: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt.26,41). Tình trạng Việt-Nam hiện nay còn bao lần lâm nguy trầm trọng hơn 1968 vì tự do, dân chủ, dù có bị hạn chế chiến tranh có lan tràn vào thủ đô hay các thành phố, nhưng vẫn còn. Khi đó, làm gì có chuyện biểu ngữ trong Thánh Lễ tấn phong một Đức cha, thì làm sao có sự xuất hiện những biểu ngữ đề cập đến những Giám mục khác…
Cha có nhắc: “Giáo hội, mà chúng ta là chi thể, chưa bao giờ vang hiển và uy thế như hiện nay, nhưng cũng chưa bao giờ phải đương đầu với một cuộc chiến thiêng liêng kinh khủng như hiện nay ? Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, chúng ta cần Ơn Chúa, vì ‘không có Người, chúng ta không làm gì được’. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải cầu nguyện.
Chúa muốn cho ta thấy lời cầu nguyện qua trọng chừng nào và lịch sử Hội Thánh cũng chứng minh điều ấy:
- Hội Thánh sinh ra bởi lời cầu nguyện,
- Hội Thánh thắng thù địch bằng lời cầu nguyện,
- Hội Thánh sống nhờ lời cầu nguyện.
Cha còn chỉ dạy: “Con nắm một bí quyết: Cầu nguyện. Không ai mạnh bằng người cầu nguyện, vì Chúa đã hứa ban tất cả. Khi các con hiệp nhau cầu nguyện có Chúa ở giữa các con (x. Mt 18, 20). Cha tha thiết khuyên con ngoài giờ kinh, hãy cầu nguyện mỗi ngày tối thiểu một giờ, nếu được hai giờ càng tốt. Không phải là mất mát vô ích đâu! Trên quãng đường cha đi, cha đã thấy lời thánh Têrêxa Avila ứng nghiệm: ‘Ai không cầu nguyện, không cần ma quỉ lôi kéo, sẽ tự mình sa xuống hỏa ngục.’”
Trong quyển ‘CẦU NGUYỆN’, sách cuối cùng của mình, Cha dạy:
- Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Máy móc tự động có thể làm hơn con.
- Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới hoạt động.
Tuy nhiên, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể cầu nguyện được như Cha nhắc:
“Ở tù về, tôi được nhiều người chất vấn: ‘Cha sướng thật, trong tù Cha đã có nhiều thời giờ để cầu nguyện!’ Không phải đơn giản như các bạn nghĩ đâu! Chúa đã cho tôi có dịp hiểu rõ sự yếu đuối thể lý và tinh thần của tôi. Thời giờ trong tù trôi qua chậm rãi, đặc biệt trường hợp của những ai bị biệt giam. Bạn hãy tưởng tượng một tuần, một tháng, hai tháng thinh lặng. .. thấy lâu dài cách kinh khủng. Khi thinh lặng ấy kéo dài từng năm, thì nó trở thành đời đời. .. Ông bà ta thường bảo: ‘Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, nghĩa là, một ngày trong tù dài bằng ngàn thu tự do’.”
(Còn tiếp)