Năm nay đánh dấu năm thứ 20 ngày chế độ Cộng sản sụp đổ tại Đông Âu.
Trong lúc nhiều người nhớ lại sự sụp đổ của những chế độ Cộng sản tại các nước như Ba lan, Đông Đức và Hung gia lợi, thì một số khác lại không quên được di sản khủng khiếp của chủ nghĩa Mac xit: hàng triệu người chết và bị tra tấn, các trại lao động và “cải tạo”, những toà án “nhân dân”, sự tàn phá kinh tế chưa từng thấy, và tình trạng hủy hoại môi sinh tồi tệ nhất trong lịch sử.
Như lời kết kuận của một cựu triết gia theo Mac xit mới qua đời, ông Leszek Kolakowski, trong bộ sách nhiều tập nhan đề
Main Currents of Marxism (Những trào lưu chính của chủ nghĩa Mac), thì những điều đó xảy ra không phải bất ngờ, mà là hậu quả đúng theo logic của triết học Mac. Theo định nghĩa, không có một kế hoạch chính trị nào xây trên một quan điểm duy vật rõ rệt lại có thể tự coi như bị giới hạn bởi ý tưởng về phẩm giá bẩm sinh của con người, hay bất cứ điều gì gợi ra một chiều kích cuộc sống con người khác hơn chính con người bằng xương bằng thịt.
Đó là một lý do tại sao các thể chế Mac xit luôn luôn thù nghịch với niềm tin tôn giáo. Một sự kiện khác nữa là một số tôn giáo -- chẳng hạn như Thiên Chúa giáo – luôn luôn khẳng định rằng quyền lực của nhà nước có những giới hạn cố hữu, kể cả thứ quyền lực sử dụng bởi “chuyên chính vô sản.” Chấp nhận ý niệm tự do tôn giáo, khi xác định nhiệm vụ của mọi người là tìm kiếm chân lý, tức là nhìn nhận tình trạng giới hạn của nhà nước. Điều đó, chính quyền Cộng sản không bao giờ có thể công nhận.
Do đó, không phải là ngẫu nhiên mà chính thể Sô viêt bách hại dữ dội Giáo hội Chính thống ở Liên bang Sô viết trong thời kỳ 1920-1940, để hành quyết hàng ngàn giáo sĩ. Cũng không phải là tình cờ mà Giáo hội Công giáo suốt thời hậu chiến trong các nước ở Đông Âu dưới chế độ Cộng sản đã bị đè nặng dưới sự đàn áp của chính quyền, với hàng ngàn linh mục và nữ tu bị bắt giữ, tra tấn, và có khi bị hành quyết, còn các giáo dân sống đạo thì bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống.
Nếu những điều đó đã hoàn toàn rơi vào lịch sử thì là điều hay, nhưng nếu chúng ta cần chứng minh rằng các chế dộ Cộng sản không hề thay đổi những sự tàn bạo của họ, ta chỉ cần nhìn đến sự đối đầu càng ngày càng lớn mạnh, nhưng lại ít khi được tường trình, giữa Giáo hội Công giáo tại Việt Nam và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay có chừng 6 triệu người Công giáo (khoảng 8% dân số). Đây là thiểu số tôn giáo lớn nhất trong một quốc gia hoàn toàn bị chính quyền Cộng sản cai trị từ năm 1975. Cũng như các thể chế Cộng sản, Việt Nam đã lập ra những trại “cải tạo” của mình. Chế độ này cũng đã từ lâu gây khó khăn phiền nhiễu thường xuyên cho Giáo hội Công giáo. Không có biểu tượng nào chứng minh điều đó rõ rệt hơn là Đức cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, được nhiều người coi như một vị thánh của thời đại. Trước khi bắt ngài phải sống lưu vong, chế độ Cộng sản đã bỏ tù ngài suốt 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam.
|
ĐHY Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) |
Một số lý do trong việc đối xử như thế với Giáo hội Công giáo Việt Nam là có tính cách lịch sử. Nhà cầm quyền Việt Nam biết rõ rẳng người Công giáo nằm trong số những người nhiệt tâm chống Cộng nhất trong thời kỳ chiến tranh. Lại có chuyện nhiều người Việt đồng hóa Đạo Công giáo với chế độ thực dân Pháp.
Tuy nhiên, quá khứ đó chẳng có ý nghĩa nhiều trong việc giải thích sự đàn áp tàn bạo người Công giáo khắp cả nước hiện đang phải gánh chịu. Nói giản dị, đó chỉ là vì sự tham nhũng của chính quyền.
Như các giám mục Công giáo Việt Nam đã viết năm 2008, tham nhũng là vấn đề lớn lao tại Việt Nam. Điều đó là thực tế xảy ra tại bất cứ quốc gia nào trong đó chính quyền không bị kiềm chế bởi luật lệ, và những sáng kiến chủ yếu nhằm tăng trưởng kinh tế lại nằm trong việc sang đoạt tài sản của người khác chứ không phải là tạo ra sự giàu mạnh bằng doanh nghiệp. Việt Nam, được cơ quan Transparency International liệt kê là một trong những quốc gia tham nhũng nhất.
Ý đồ tự làm giầu gần đây hơn cả của giai cấp chính trị Cộng sản Việt Nam là “trưng dụng” đất của nông dân để sau đó bán lại cho những nhà thầu trả giá cao, rồi sau đó lặng lẽ phủi tay. Giáo hội đã từ lâu đứng về phía nông dân trong những vấn đề đó. Bản tuyên bố của các giám mục hồi năm ngoái nhấn mạnh rằng quyền tư hữu tài sản phải được tôn trọng.
Giờ thì chính tài sản của Giáo hội lại càng ngày càng trở thành mục tiêu của chính quyền. Cuối năm 2008, chẳng hạn, nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long công bố ý định “trưng dụng” đất đai của một nữ tu viện từ trước tới nay dùng làm chỗ nuôi trẻ mồ côi, để xây dựng một khách sạn. Gần đây hơn, đất đai ở Hà nội mà chính nhà nước công nhận là tài sản của một nhà dòng Công giáo từ năm 1928 lại bị nhà nước lấy làm chỗ xây dựng một cơ sở dân sự.
Những chuyện như thế được lặp đi lặp lại khắp cả Việt Nam. Đáp ứng lại, hàng ngàn người Công giáo đã thực hiện những cuộc phản đối công khai và bất bạo động gần suốt cả năm trời. Theo tường trình của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phản ứng của nhà nước là dùng bạo lực và hăm dọa. Giáo dân Công giáo đã bị lên án bằng những thuật ngữ sặc mùi Mac xit là “phản cách mạng”, bị bắt và đem ra xét xử để dằn mặt. Các nữ tu và linh mục bị công an và những tên “chống biểu tình” đánh đập tàn nhẫn. Một phụ nữ đã nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế: “Họ chửi bới cả cha mẹ chúng tôi, và nói những câu như “giết chết tổng giám mục, giết chết các linh mục.”
Việt Nam là một quốc gia nơi chủ nghĩa Mac được Kolakowski mô tả rất đúng là “ảo tưởng lớn lao nhất của thế kỷ ta đang sống”, chủ nghĩa này đã lại một lần nữa lộ nguyên hình chẳng gì khác hơn là một cái vỏ bọc hữu dụng cho một tầng lớp chính trị tham nhũng để họ duy trì quyền hành và sống bám vào người khác. Và, lại một lần nữa, người Kitô hữu và chính nghĩa tự do tôn giáo đang phải trả cái giá đắt.
Nguồn: Dr. SAMUEL GREGG/Catholic Education Resource Center