MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Qua Ðau Khổ Thánh Giá Tới Vinh Quang Phục Sinh
Thứ Hai, Ngày 14 tháng 9-2009

QUA ÐAU KHỔ THÁNH GIÁ TỚI VINH QUANG PHỤC SINH
 
Chúa Nhât 24 Thường Niên, Năm B
Is 50:5-9a; Gc 2:14-18; Mc 8:27-35
 
Theo quan niệm Do thái giáo thời bấy giờ, thì Ðấng cứu thế phải là nhà lãnh đạo trổi vượt, một nhà cải cách xã hội tài ba, một tướng lãnh bách chiến bách thắng để có thể lật đổ ách thống trị của ngoại bang là người La mã đang cai trị họ thời vua Hêrođê và đưa dân tộc họ lên hàng số một, làm bá chủ hoàn cầu. Ngay cả các tông đồ đã theo Chúa ba năm, nghe lời Người giảng dạy và chứng kiến phép lạ Người làm, cũng còn nuôi quan niệm sai lầm về Ðấng cứu thế.
 
Tới lúc mà Ðức Giêsu muốn biết xem người ta nói gì về Người mới hỏi các tông đồ: Người ta bảo Thầy là ai (Mc 8:27)? Sau khi họ thuật lại về việc người ta gán cho Thầy các ông là nhân vật nọ, nhân vật kia như Gioan Tẩy Giả, Êlia hay một ngôn sứ nào đó trong Thánh kinh, thì Chúa muốn biết xem các tông đồ nghĩ Người là ai? Ðối với Ðức Giêsu, người ta bảo Người là ai không quan trọng cho bằng việc các tông đồ bảo Thầy của họ là ai. Phêrô đại diện các tông đồ trả lời: Thầy là Ðấng Kitô (Mc 8:29).
 
Với kiến thức chài lưới, làm sao thánh Phêrô nhận ra Thầy mình là Ðấng Kitô được? Theo Phúc âm thánh Mát-thêu, thì thánh Phêrô còn nói thêm Thầy mình là Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16:16). Chúa Giêsu bảo chính Thiên Chúa Cha đã mặc khải điều đó cho Phêrô (Mt 16:17). Tuy thế thánh Phêrô vẫn chưa hiểu đủ về sứ mệnh và đường lối của Thầy mình. Nói cách khác tầm hiểu biết của thánh Phêrô về Ðức Kitô còn giới hạn và mơ hồ. Ðối với các tông đồ thì việc Thầy họ chịu đau khổ không thể nào chấp nhận được. Vì thế ông Phêrô lên tiếng can ngăn Thầy mình khỏi phải chịu đau khổ. Ông muốn Ðấng Kitô đi theo đường lối của loài người, nghĩa là tránh cảnh khổ nạn. Sở dĩ có sự can ngăn như thế là vì các tông đồ chưa hiểu lời Thánh kinh. Các ông chưa hiểu rằng người đầy tớ của Ðức Giavê chịu đau khổ mà ngôn sứ Isaia nói đến hôm nay ám chỉ về Ðấng Cứu thế, là Thầy của họ. Và trong Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu cũng áp dụng lời tiên tri về người đầy tớ của Ðức Giavê về cho Người.
 
Ðể loại bỏ những quan niệm sai lầm về Ðấng Cứu thế, Ðức Giêsu lập tức tiên báo về cuộc khổ hình và tử nạn mà Người sẽ phải chịu (Mc 8:31). Ðây là lần thứ nhất Ðức Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá của Người. Và sau này Chúa còn tiên báo hai lần nừa về của khổ nạn của Người. Như vậy Ðức Giêsu cho ta thấy điều nghịch lí của đạo Kitô giáo. Khi ta chịu đau khổ thiệt thòi vì yêu mến Chúa, ta sẽ tìm được sự sống mới trong Chúa. Do đó mà thánh Augustinô mới đặt bút viết: Ðâu có yêu, đó không còn khổ. Và giả như có khổ đi nữa, người ta lại chấp nhận đau khổ vì yêu.
 
Chìa khoá để mở cửa cho sự hiểu biết và đương đầu với đau khổ là ý nghĩa và mục đích. Chúa Cứu thế đến để đem lại ý nghĩa và mục đích cho đau khổ và sự chết. Người tín hữu không chuốc lấy đau khổ chỉ vì muốn khổ, như là một đường cùng không lối thoát. Nếu dừng lại ở đau khổ thánh giá là ta chọn đi con đường cụt và ta sẽ bị bế tắc. Nói như vậy có nghĩa là khi gặp những đau khổ về phần xác như bệnh tật hoặc phần tinh thần như những chán nản, sợ hãi, thất vọng, ta cần đi bác sĩ và uống thuốc chữa trị. Bác sĩ và thuốc men là dụng cụ Chúa dùng để chữa trị bệnh tật loài người. Ðôi khi Chúa còn chữa trị bệnh tật loài người cách trực tiếp mà không cần đến bác sĩ hay thuốc men. Cách thế chữa trị như vậy, được gọi là phép lạ.
 
Khi phải mang bệnh tật về phần xác hay tinh thần và sau khi đã tìm cách chữa trị, mà vẫn không thuyên giảm, ta cần học chịu đựng vì yêu mến Chúa, để được tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa, thì việc chịu đựng mới mang lại ơn ích thiêng liêng. Chịu đau khổ như vậy vì lòng mến Chúa và để đền bù tội lỗi, gồm tội lỗi mình và tội lỗi nhân loại, thì việc chịu đau khổ của ta được kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa. Ðem ý tưởng yêu mến Chúa vào việc chịu đau khổ và đem ý tưởng đền tội vào việc chịu đau khổ sẽ giúp cho việc chịu đau khổ được nhẹ nhàng và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Ðang bực mình, khó chịu về lời nói, cử chỉ hay việc làm trái ý, mà dâng cho Chúa, xin cam chịu vì yêu mến Chúa, hay chịu đựng để đền tội mình - cần nêu rõ tội đó ra - thì giống như giội gáo nước lạnh trên đầu làm nguôi cơn nóng giận. Chịu đau khổ như vậy được gọi là đau khổ giải thoát hay đau khổ mang lại ơn cứu rỗi.
 
Mang lấy gánh nặng của cuộc sống đòi hỏi người tín hữu phải có một đức tin kiên trì và một tâm hồn tín thác vào Chúa. Chỉ bằng việc suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, bằng kinh nghiệm đau khổ cá nhân và bằng lời cầu nguyện dâng hiến, ta mới có thể cảm nghiệm được ý nghĩa của lời Chúa: Hỡi những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
 
Lời cầu nguyện xin cho được chịu đau khổ vì yêu mến:
 
Lạy Chúa Giêsu là Thiên Chúa!
Chúa đã chấp nhận đau khổ vì yêu mến loài người.
Con xin dâng lên Chúa những đau khổ của con
về phần xác, phần hồn và tinh thần:
những nỗi lo âu, sợ hãi, cô đơn và buồn chán
những hiểu lầm và nghi kị,
những thiệt thòi và tủi hổ của đời con.
Xin Chúa đến ở bên con và đồng hành với con
để biến đổi đời sống con. Amen.
 
Lm Trần Bình Trọng

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Nạn Tham Nhũng, Chủ Nghĩa Cộng Sản Và Đạo Công Giáo Tại Việt Nam (9/17/2009)
Chân Dung Và Gương Linh Mục Việt Nam: Đhy Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận(1) (9/16/2009)
Tin Vào Tình Yêu (9/16/2009)
Tình Hình Đang Nóng Lên: Công An Và Giáo Dân Giáo Xứ Loan Lý Tgp Huế Đụng Độ! (9/15/2009)
Lời Xin Lỗi (9/15/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Hình Ảnh Cầu Nguyện Cho Hỏa Bình Tại Nhà Thờ St. Barbara, California (9/14/2009)
Chỉ Là Phù Vân (9/14/2009)
Tin/Bài khác
Cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn - Cuốn Từ Điển Bách Khoa Sống (9/12/2009)
Tưởng Lầm (9/12/2009)
Chén Cơm Trong Ngày 10 Và 11 Tháng 9, 2009 (9/11/2009)
Các Giám Mục Hoa Kỳ Kêu Gọi Hợp Chung Một Tiếng Nói Trên Các Yếu Tố Then Chốt Cải Cách Y Tế (9/11/2009)
Cuộc Sống Vĩnh Cửu (9/11/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768