Con tim
Trong giáo dục, chúng ta gắn tầm quan
trọng tim cho cái đầu, cho trí óc
nhiều hơn cho con tim, cho tình cảm. Dĩ
nhiên tình cảm ít khi được xét đến. Chúng ta đào tạo một đứa trẻ
thông minh hơn một đứa trẻ tốt. Thế giới kinh doanh và chính trị tưởng
thưởng cho sự thông minh hơn cho lòng nhân hậu.
Tuy nhiên trong ngôn ngữ hàng ngày chúng ta thừa nhận
sự ưu tiên của con tim, của tâm
hồn. Sau đây là một số ví dụ.
Chúng ta xét đoán một
người bằng tâm hồn. Chúng ta có thể nói những
điều chê trách như “ông ta không có tâm hồn” hoặc
“ông ta có một tâm hồn băng giá” hoặc “một tâm
hồn khô cứng”. Ngược lại, chúng
ta có thể nói tốt về một người như “ông
ấy có một tâm hồn”, hoặc “ông ta có tâm hồn nồng
nhiệt hoặc dịu dàng”.
Chúng ta xét đoán mức
độ cam kết của một người với
một công việc bằng những từ ngữ chỉ
tâm hồn. Chúng ta nói một người “không để tâm
vào công việc” hoặc “chỉ đặt vào đó một
nửa tâm hồn”. Và kết quả là
người ấy sẽ bỏ cuộc. Cho dù không bỏ cuộc, người ấy
sẽ không làm tốt công việc. Chúng ta
nói về một người khác “chú tâm vào một công
việc” hoặc “toàn tâm toàn ý vào công việc”. Và rồi người này có mọi khả năng
không chỉ bền bỉ trong công việc mà còn làm cho công
việc trở nên tốt nhất.
Chúng ta mô tả niềm vui
và nỗi buồn bằng những từ ngữ chỉ tâm
hồn. Chúng
ta nói “Chị ấy có tâm hồn tan nát” hoặc “Chị
ấy ra đi với con tim nặng trĩu”. Chúng ta nói “Tâm
hồn của chị ấy bay bổng bởi niềm vui”
hoặc “Chị ấy đã ra đi với tâm hồn thanh
thản”.
Chúng ta cũng mô tả các
gánh nặng và thương tích bằng những từ
ngữ chỉ tâm hồn. Một “tâm hồn nặng
trĩu” là một tâm hồn mệt mỏi gánh vác mọi
thứ. Một “tâm hồn đau thương”
mang trong mình một thương tích đau đớn
nhất.
Người ta còn có thể
đưa ra nhiều ví dụ khác nữa. Tuy nhiên chúng ta hãy trở
lại xem xét hai ví dụ được nói đến trong
Tin Mừng hôm nay.
Ví dụ thứ nhất
liên quan đến việc thờ phượng. Người
ta có thể chỉ trích sự thờ phượng của
một người là người ấy không đặt
tâm hồn vào việc thờ phượng. Trong trường hợp này, sự thờ
phượng chỉ trên môi miệng, giống như
những người Pharisêu đã làm. Trái
lại một sự thờ phượng tốt nhất
là sự thờ phượng của một người
đặt hết tâm trí vào đó. Sự
thờ phượng này xuất phát từ trong tâm hồn.
Ví dụ thứ hai liên quan
đến điều xấu và điều tốt. Một tâm hồn
hư hỏng là một hình thức tồi tệ nhất
của điều xấu. Nó có nghĩa
là xấu từ trong xương tủy. Một tâm hồn thanh khiết là thứ tốt
nhất của điều tốt. Nó có
nghĩa là tốt từ trong xương tủy.
Tin Mừng nhấn mạnh sự đề
cao tâm hồn và chúng ta hiểu được tại sao. Tâm hồn là suối nguồn từ đó chảy
ra dòng suy nghĩ, lời nói và công việc. Nếu tâm hồn trong sạch thì mọi dòng
chảy phát xuất từ đó sẽđược trong
sạch, giống như nước phun ra từ một
suối nguồn tinh khiết. Những
người Pharisêu quan tâm đến bề ngoài hơn bên
trong. Họ quan tâm đến việc làm sạch bàn tay hơn làm sạch tâm hồn.
Vấn đề quan
trọng là tâm hồn. Nhưng chỉ Thiên Chúa có
thể nhìn thấy sự việc ở trong tâm hồn.
Và chỉ Người có thể làm cho tâm
hồn trở nên hoàn thiện.
|