MỪNG
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
ĐGM
GB. Bùi Tuần
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là một
tiếng gọi, Chúa gọi chúng ta, Đức Mẹ
gọi chúng ta, những tiếng gọi này có thể
rất đa dạng như.
Hãy tạ ơn Chúa vì đã ban cho Đức Mẹ ơn
được lên trời cả hồn lẫn xác.
Hoặc : hãy xin Đức Mẹ
cầu bầu cho ta cũng được theo Mẹ lên
trời.
Hoặc : Hãy nhớ lại muôn vàn ơn Đức Mẹ
đã ban cho ta, hiện nay và từ trước, để
ta biết đi vào đúng đường lên trời.
Trong những tiếng gọi khác nhau, tôi thấy có
tiếng gọi tôi cho là khẩn cấp. Tiếng gọi
đó được diễn tả trong lời sau đây
của thánh Phaolô : “Các con hãy biết run sợ lo sao cho mình
được cứu độ” ( Pl 2, 12).
Được cứu độ là việc không dễ dàng.
Vì thế, nếu chúng ta “biết run sợ lo cho mình”
được cứu độ, thì thái độ của
chúng ta là rất đúng. Bởi vì Chúa Giêsu khẳng
định : “Được mọi sự thế gian, mà
phải mất linh hồn mình, thì nào có lợi gì “ ( Lc 9,
25).
Trong niềm tin đó, và với sự run sợ lo cho
phần rỗi của mình, tôi xin chia sẻ mấy thực
tế, mà tôi thiết nghĩ là rất cần cho phần
rỗi.
Những thực tế mà tôi coi là cần cho phần
rỗi, sẽ không phải là tránh tội này tội tọ,
nhưng là hãy có những lối sống đạo
đức. Chúa Giêsu đã truyền dạy một cách rõ
ràng về một số lối sống đạo
đức, mà Người cho là cần cho phần rỗi.
1/ Sống tu thân
Chúa Giêsu dạy : “Hãy qua cửa hẹp
mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì
đưa đến diệt vong, mà nhiều người
lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường
chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít
người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13- 14)
Với lời cảnh báo trên, Chúa Giêsu đã đề
cập đến vấn đề tu thân. Tu thân là sống
theo cửa hẹp. Cửa hẹp là những kỷ
luật trong thái độ sống, trong cách suy nghĩ, trong
cách dùng thời giờ, của cải, sức khỏe và
những phương tiện xác hồn, nhất là trong
sự vâng lời và trong xét đoán.
Tu thân như thế là một bổn phận đối
với mọi người.
Riêng đối với những ai muốn trở thành môn
đệ Chúa, thì tu thân phải đi xa, đi sâu hơn
nữa. Chúa Giêsu phán : “Ai muốn theo Thầy, phải
từ bỏ chính mình, vác thập giá mình theo” ( Mt 16, 24).
Trong một thế giới hưởng thụ, tu thân là
một nét đẹp của nền giáo dục.
Đi vào đường hẹp, chính là đi vào
đường phát triển con người, vừa theo
hướng đi lên với Chúa, vừa theo hướng
gặp gỡ con người.
Nó là một nghệ thuật để giới thiệu các
giá trị đạo đức.
Nó khẳng định một nền
đạo đức sâu sắc đi đôi với
việc được sai vào đời, để loan báo
Tin Mừng.
Nhất là nó phản ánh phần nào Đức Kitô thành
Nadarét. Người đã sống hoàn toàn tự do, nhưng
khi lựa chọn đường hẹp tu thân,
Người đã cho thấy đường hẹp tu thân
là cách mở rộng chân trời cứu độ.
2.
Sống thực thi ý Chúa.
Chúa Giêsu phán : “Không phải bất
cứ ai thưa với Thầy : Lạy Chúa, lạy Chúa là
được vào Nước Trời cả đâu.
Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là
Đấng ngự trên trời, mới được vào
thôi”
“ Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa
với Thầy rằng : “ Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng
tôi chẳng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ
quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và
bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ : Ta
không hề biết các ngươi. Xéo đi cho khuất
mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác.
“ Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem
ra thực hành, thì ví được như người khôn
xây nhà trên đá…Còn ai nghe những lời Thầy nói đây,
mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được
như người ngu dại xây nhà trên cát “ ( Mt 7, 21-26).
Những lời Chúa phán trên đây dạy ta hai điều
:
Một là thực hành lời Chúa
mới có giá trị, chứ không phải chỉ học
hiểu lời Chúa suông đủ.
Hai là khi thực hành lời Chúa, thì phải để ý thi
hành đúng ý Chúa. Đúng ý Chúa là làm đúng việc, đúng
cách, đúng lúc, đúng tâm tình Chúa muốn có và đúng ý
hướng trong sạch trước mặt Chúa.
Đức Kitô diễn tả tình yêu Chúa Cha bằng
nhiều cách khác nhau, tuỳ từng giai đoạn. Ba
mươi năm ỏ Nadarét thì Người âm thầm. Ba
năm đi đây đi đó thì Người công khai làm
phép lạ và rao giảng. Tuần lễ cuối đời
thì Người tự ý nộp mình chịu mọi đau
đớn, nhục nhã.
Đức Mẹ hầu suốt đời nâng đỡ
Con mình một cách lặng lẽ.
Như vậy, thực hành đúng ý
Chúa đòi phải gắn bó mật thiết với Chúa,
để có thể biết được ý Chúa và co
sức thực thi ý Chúa.
Thực tế cho chúng ta thấy rằng : Thực hành
đúng ý Chúa không phải chỉ do thiện chí của ta, mà
ta cũng phải biết rõ việc ta được sai
đi. Ai sai ta ? Sai đến nơi đâu ? Phải
đến lúc nào? Nên làm gì ở đó ? Chỉ hiểu
sơ thế thôi, cũng thấy việc thực thi ý Chúa
là việc không dễ dàng. Nhất là thời nay đang
xuất hiện nhiều loại thông tin, đúng có sai có;
thêm vào đó là nhiều loại ý kiến, tốt có xấu
có, nguy hiểm nhất là phát sinh nhiều thứ áp lực,
trong ta và ngoài ta. Ai không có bản lãnh và tiêu chuẩn
đạo đức vững, sẽ dễ bị choáng
váng chao đảo, lạc vào những nẻo
đường đưa tới tuyệt vọng.
3/ Sống tin vào Đức Giêsu Kitô.
Cách sống theo Đức Giêsu Kitô
trước hết là tin Đức Giêsu là chân lý.
Người phán : “ Chính Thầy là đường đi, là
chân lý và là sự sống” ( Ga 14, 6). Tin vào Người
như thế là tin Người chính là Ngôi Hai Thiên Chúa, nói
tắt là Đức Giêsu Kitô chính là Thiên Chúa.
Vì thế, ta tin mọi điều Người truyền
dạy là chân lý cứu độ : “Anh em hãy tin vào Thầy :
Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong
Thầy…Thật, Thầy bảo thật các anh em ai tin vào
Thầy, thì người đó cũng sẽ làm
được những việc Thầy làm” ( Ga 14, 11-12)
Từ đó, tin vào Đức Giêsu Kitô là giữ lời
Người và yêu mến Người : “Ai giữ các
điều răn của Thầy, người ấy
mới là kẻ yêu mến Thầy” ( Ga 14, 21)
Chúa Giêsu còn đưa người đó tới Chúa Cha “ai
yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha
của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha
của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại
trong người ấy” ( Ga 14, 23).
Khi niềm tin đó đi sâu hơn nữa, người ta
được mời gọi gắn bó mật thiết
với Chúa Giêsu như cành với cây. Chúa phán : “ Thầy là
cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy
ở lại trong người ấy, thì người
ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng
làm gì được” ( Ga 15, 5).
Như vậy, tin Chúa Giêsu là giữ lời Người, là
yêu mến Người, là gắn bó mật thiết với
Người. Niềm tin đó đặt Chúa Giêsu là nền
tảng. Ta tin và thực hành điều gì, là vì Chúa Giêsu
đã dạy. niềm tin này sẽ cứu ta khỏi
những hoang mang thắc mắc, do áp lực dư
luận, các nền văn hoá và các phong trào thế tục
đặt ra. Nó cũng cứu ta khỏi những hoang
tưởng kiêu căng.
Chúng ta vừa điểm qua ba lối sống :
-Sống tu thần
-Sống thực thi ý Chúa.
-Sống tin vào Đức Giêsu Kitô.
Ba lối sống này là những gì Chúa đã nhấn
mạnh. Ai giữ ba lối sống đó sẽ cộng
tác với ơn Chúa ban cho mình để được
cứu rỗi.
Ta có ý thức về ba lối sống đó không ? Ta có
thường ngày giữ ba lối sống đó một cách
nghiêm túc không ?
Khi xét minh để trả lời
những câu hỏi đó, chúng ta có thể lo sợ.
Nhưng chính sự lo sợ ấy sẽ giúp chúng ta khiêm
nhường, để sửa mình. Như thế, chúng ta
sẽ đáp lại tiếng gọi của Chúa, của
Đức Mẹ và của Hội Thánh một cách chân thành.
Thiết tưởng đó là một chuẩn bị
tốt để mừng lễ Đức Mẹ hồn
xác lên trời.
ĐGM GB. Bùi Tuần
|