Thánh lễ
Thánh lễ là nơi
chúng ta tham dự vào
bàn tiệc Mình Máu Thánh
Đức Kitô, là nơi lặp
lại hy tế Núi Sọ.
Theo Công đồng Vatican II, hy tế này là
cội nguồn và chóp đỉnh
của toàn bộ đời sống Kitô hữu. Là cội nguồn
vì tất cả đời sống Kitô hữu đều phát sinh từ
đó. Là chóp đỉnh
vì tất cả đời sống Kitô hữu đều phải qui về đó.
Thế nhưng, một số người đã coi việc
tham dự thánh lễ như chuyện miễn cưỡng phải tuân giữ. Họ cảm thấy
thánh lễ không liên quan
gì đến cuộc sống của họ. Rốt cuộc thánh lễ bị bỏ rơi. Nhà thờ ngày Chúa nhật cũng vắng bóng người. Đó là điều đã và đang
xảy ra tại các nước
Phương Tây, nhưng rồi cũng sẽ là điều xảy ra cho
chúng ta.
Khi đi tham dự thánh
lễ, chúng ta mang theo thế giới mình đang sống như một hành trang, như
một lễ vật. Rồi từ thánh
lễ bước vào lại thế
giới, để biến thế giới, biến cuộc đời thành một thánh lễ nối dài.
Nhiều khi vì nghĩ rằng
cử hành thánh lễ là chuyện của linh mục, còn lễ vật dâng lên là
hy tế của Đức Kitô, nên nhiều
người đã đi tham dự
lễ với hai bàn tay trắng.
Thực ra, thánh lễ
đòi hỏi con người nhiều nỗ lực cả trước lẫn sau thánh
lễ. Những nỗ
lực đụng chạm đến cuộc sống thâm sâu của
con người. Tham dự
thánh lễ một cách nghiêm chỉnh, không dễ như chúng ta lầm tưởng.
Càng được chuẩn bị kỹ lưỡng, thánh lễ càng sinh
nhiều hiệu quả.
Cha Teilhard de Chardin đã dùng lễ vật
của trái đất để dâng lễ khi
viết:
“Tôi là linh mục
của Ngài, trên bàn thờ
là toàn thể
trái đất, tôi sẽ dâng
lên Ngài những lao công vất vả cùng với
nỗi đau thương của thế giới. Tôi sẽ
đặt trên đĩa thánh mùa gặt được
đợi chờ từ những cố gắng mới. Tôi sẽ rót vào chén thánh
nước cốt của tất cả những hoa trái sẽ
được nghiền
nát trong ngày hôm nay. Chén thánh và đĩa
thánh của tôi là những
phần thâm sâu nhất của một tâm hồn được
mở rộng để đón nhận tất cả mọi năng lực, trong chốc lát, sẽ dâng
lên từ muôn phương của địa cầu và sẽ
qui tụ về thần linh”.
Việc dâng lễ sẽ
trở nên xa lạ nếu
thực sự bánh và rượu
không tượng trưng cho chút đóng góp của người
đến tham dự.
Công đồng Vatican II cũng
đã nói nhiều đến việc dâng lễ. Lễ vật là bản thân tôi, là cuộc
đời tôi, là mọi hoạt
động của tôi. Như thế, việc
dâng hy tế
của Đức Kitô không loại
bỏ việc chúng ta dâng
hy tế đời mình lên cho Thiên
Chúa.
Từ những điều vừa trình bày, chúng ta
đi tới hai kết luận.
Kết luận thứ nhất, đó là thánh lễ
giúp chúng ta đón nhận
thập giá đời thường. Bởi vì
tất cả những khổ đau và bất
hạnh, những đắng cay và buồn phiền sẽ được chúng ta góp
lại, trở thành lễ vật của chúng ta, kết
hiệp với lễ vật của Đức Kitô mà dâng
lên Thiên Chúa.
Kết luận thứ hai, đó là
thánh lễ dạy chúng ta biết bẻ
bánh cho nhau, có nghĩa
là biết yêu thương nhau trong đời
thường. Bởi vì
tất cả chúng ta cùng
chia sẻ một tấm bánh và làm
nên một thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.
Một số tín hữu ở Corinthô, khi tham
dự nghi thức bẻ bánh, chỉ
biết lo cho bữa ăn riêng của mình trước, và như thế,
kẻ thì đói khát, người thì lại no say. Thái độ ích
kỷ này hoàn toàn trái
ngược với tinh thần hiệp thông và chia sẻ
của thánh lễ.
Sống tinh thần hiệp thông và chia sẻ
với người khác, chính là
dấu chỉ cho thấy chúng ta đã
thực sự tham dự thánh
lễ và đã biến cuộc sống chúng ta thành
một thánh lễ nối dài.
|