Lòng rộng rãi
của Chúa
Phép lạ hóa bánh ra
nhiều là hình bóng
của bí tích Thánh
Thể. Nhưng trước khi là hình
bóng đó, tự nó, phép lạ này cũng có một ý nghĩa
được
nhiên, nó biểu lộ tấm lòng rộng
rãi của Chúa đối với loài người.
Thánh Gioan ghi lại rất nhiều chi tiết về lòng rộng rãi ấy :
-
Trước đó Đức Giêsu đã chữa
cho rất nhiều người bệnh tật.
-
Chính Đức Giêsu ngước
mắt nhìn dân chúng
và Ngài biết họ đói,
chính Ngài nẩy ra ý định kiến cái gì
cho họ ăn.
-
Chẳng những Ngài lo cho họ ăn
no, mà còn thừa thải.
-
Chi tiết Đức Giêsu
bảo họ ngồi xuống trên thảm
cỏ là một
so sánh kín đáo Đức Giêsu với người mục tử nhân lành nuôi
dưỡng
đoàn chiên mình.
Trong Tin Mừng, đây không phải là chỗ
duy nhất nói đến lòng
rộng rãi của
Chúa. Ở chương 6
Tin Mừng
Mt, Đức
Giêsu cũng bảo chúng ta đừng bận tâm
lo lắng đến những nhu cầu
vật chất của cuộc sống này, vì Cha trên
trời đã biết
chúng ta cần những thứ đó và đã
lo sẵn tất cả cho chúng ta.
Tài nguyên của
trái đất này vẫn còn dư thừa đối với những nhu cầu
của nhân loại. Ngoài ra còn rất nhiều nguồn tài nguyên chưa
khai thác hết. Sở dĩ ở miền
này miền nọ có những dân
tộc còn đói, và
sở dĩ trong cùng
một miền có những
người
còn đói, đó là vì
còn nhiều người chưa đủ tin tưởng vào
lòng rộng rãi của Chúa :
họ sợ thiếu, nên họ
dành giật và tích
trữ.
Em bé trong đoạn Tin Mừng này
đã không sợ như thế nên em đã
dám chia xẻ 5 chiếc bánh và hai
con cá của em. Kết quả : chẳng
những bản thân em mà
tất cả hàng mấy
ngàn người đều no nê
thừa thải. Chúa rất rộng rãi, nhưng
con người
lại hẹp hòi. Đó là lý do của thảm cảnh nhân
loại hiện nay.
*
2. Phép lạ hóa bánh
ra nhiều
Đây là một
phép lạ lớn :
Đức
Giêsu đã làm cho có
lương
thực cho một
số đông người ăn no nê thừa
thải :
đàn ông là 5000, nếu
cộng thêm độ 5000 đàn bà và khoảng 2000 trẻ em mà thánh Gioan
không kể ra, thì
con số lên tới
khoảng
12.000. 12.000 người
ăn no nê và dư lại 12 thúng
đầy.
Quả là một phép
lạ to lớn.
Nhưng có một
điều
chúng ta phải lưu ý, đó là Chúa
muốn cho phép lạ lớn lao này có sự góp phần của loài người :
-
Chúa đã làm phép
lạ từ 5 cái bánh và
2 con cá của một em nhỏ.
-
Khi bánh và cá
đã hóa ra nhiều
rồi, Chúa nhờ
các tông đồ đi phân phát
cho dân chúng.
Dĩ nhiên, với
quyền phép vô biên,
Chúa có thể một mình
làm được phép lạ này, nhưng
Chúa đã cố ý dành phần
cho con người góp tay hợp tác vào.
Đây là lề
lối hành xử
hầu như thường xuyên của
Chúa:
-
Phép lạ đầu tiên Chúa làm
ở Cana biến nước thành
rượu : Chúa cũng
nhờ các gia nhân
xách nước đổ sẵn vào các lu.
-
Các phép lạ
khác cũng vậy, Chúa đều đòi người ta hợp
tác, hợp tác ít
ra cũng bằng một thái độ tin tưởng vào Chúa. Thường
trước
khi làm một phép
lạ, Chúa hỏi
"Con có tin không ?",
và sau khi
làm phép lạ, Chúa nói "Đức tin của con đã cứu
con".
-
Công cuộc lớn lao nhất của Chúa
là cứu
chuộc loài người.
Chúa cũng đòi loài người hợp tác.
Cho nên thánh
Augustinô nói "Khi tạo
dựng con
Chúa không cần hỏi ý con, nhưng khi cứu
chuộc
con Chúa cần con phải góp phần vào đó".
Phần Chúa thì
mặc dù có quyền phép
vô biên, muốn làm gì cho
loài người chúng ta cũng được, nhưng Chúa
muốn chúng ta góp
phần của chúng ta vào. Còn về phần chúng ta thì
thường
chúng ta quên ý muốn
đó của Chúa. Khi chúng ta
muốn Chúa giúp chúng
ta điều gì, chúng
ta thường chỉ biết cầu xin,
cầu xin rồi
chờ Chúa ban ơn chứ không chịu
khó góp phần cố gắng của chúng
ta vào. Thậm chí phần hợp tác tối
thiểu là tin tưởng
trọn vẹn vào Chúa thì
ta cũng có khi không
tin mấy nữa, có người
vừa cầu xin với
Chúa vừa chạy tới các thầy bói thầy bùa giúp sức. Có lẽ chính vì thế nghĩa
là vì ta
không góp phần và không tin cho
đủ)
nên nhiều khi những lời cầu xin của chúng ta đã
không đem lại kết quả như ta mong muốn.
Ơn Chúa lúc nào
cũng sẵn sàng ban, kể cả phép lạ
Chúa cũng sẵn sàng làm. Nhưng biết bao lần chúng ta đã
không chịu hưởng nhờ, là vì ta đã
không góp phần của ta với
ơn Chúa, hoặc
ta không tin đủ vào ơn Chúa.
Cụ thể :
-
Nếu chúng ta xin
Chúa giúp cho gia đình
chúng ta được
hoà thuận, thì đừng có cầu
xin suông, nhưng vừa cầu xin vừa
có những cố gắng
làm hoà lại với nhau
như cặp vợ chồng trong câu chuyện vừa kể trên.
-
Nếu chúng ta xin
Chúa giúp gia đình chúng
ta thoát cơn túng thiếu,
thì cũng đừng cầu xin suông, nhưng vừa cầu xin vừa cố gắng dẹp bỏ những nguyên nhân gây
cảnh túng thiếu
ấy như ăn xài hoang
phí, rượu chè, cờ bạc... và đồng
thời cần cù làm ăn,
tiêu xài cố suy tính cân
nhắc cẩn thận...
-
Nếu chúng ta xin
Chúa hoán cải tâm hồn
của một đứa con hoang đàng, chúng ta cũng
đừng
cầu xin suông, nhưng vừa cầu xin,
vừa tìm cách tách
nó khỏi những bạn bè xấu, những môi
trường
xấu và làm nhiều gương tốt trước mặt nó.
|