Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Mầu Nhiệm Của Đức Giê-su.
|
|
Thứ Hai, Ngày 22 tháng 6-2009
|
Mầu nhiệm của Đức Giê-su.
Đức
Giê-su truyền lệnh cho biển như một quyền
lực được nhân cách hóa. Với
cùng những lời như vậy, Ngài đã buộc
quyền lực của quỷ ở trong người
bị quỷ ám phải câm lặng. Đức
Giê-su là Đấng làm cho quyền lực của sự
dữ phải thất bại. Những
yếu tố thiên nhiên đang điên cuồng gào thét là
một biểu tượng.
Sau khi dẹp yên phong ba bảo tố,
Đức Giê-su quở trách các môn đệ vì họ
thiếu niềm tin vào Ngài. Chỉ mới
trước đây thôi, thánh Mác-cô nói với chúng ta, Ngài
đã giảng giải cho họ một cách đặc
biệt (4,33-34). Sự quan
tâm đặc biệt của Ngài đối với họ
đã không có một mảy mai tác dụng sao?
Tất cả câu chuyện được xây dựng
trên sự căng thẳng liên tục để rồi
đạt đến cao điểm ở nơi sự
sợ hãi của các môn đệ về mầu nhiệm
của Ngài. Nhưng ở đây, sự
sợ hãi của các môn đệ thay đổi bản
chất và đối tượng. Nỗi sợ hãi
linh thánh xâm chiếm lấy họ: “Ông nầy là ai, mà
cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh?”.
3. Ý nghĩa thần học:
Biến cố nầy
không đơn thuần chỉ là một phép lạ nhưng
còn là một biểu tượng về định
mệnh của Đức Giê-su. Khi lôi kéo các
môn đệ vào phong ba bảo táp, đó không là một
sự tình cờ. Cả cuộc
đời Ngài là một cuộc chiến đấu không
ngừng chống lại sức mạnh của sữ
Dữ. Việc Ngài thanh thản nằm ngủ trong phong ba
bảo táp hàm chứa nhiều ý nghĩa. Trong Kinh Thánh giấc ngủ là biểu
tượng của cái chết. Như vậy việc
Chúa Giê-su bình yên nằm ngủ trong phong ba bảo táp ám
chỉ cuộc Tử Nạn của Ngài, cuộc Tử
Nạn khiến các môn đệ kinh hoàng vì thiếu
niềm tin. Sau giấc ngủ, Đức Giê-su chỗi
dậy như một vị Thiên Chúa đầy quyền
năng chiến thắng trên quyền lực của sự
Dữ và Tử Thần. Trước quyền năng
nầy, các môn đệ thắc mắc và nêu lên câu hỏi
quan trọng nầy: “Ông nầy là ai mà cả đến
gió biển phải tuân lệnh?” Bởi vì trong Kinh Thánh,
chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền chế
ngự sóng nước của Tử Thần (Tv 107,23-30).
Khi thuật lại câu chuyện nầy, thánh
Mác-cô nhắm đến hai mục đích. Trước hết, Đức Giê-su thật
sự là một con người, nhưng cũng thật
sự là Thiên Chúa. Thứ nữa, các tín
hữu Rô-ma đang bị bách hại dữ dội.
Trong cơn bách hại dữ dội nầy, dường
như Đức Giê-su đang ngủ. Việc Ngài xem ra
vắng mặt trong khi họ phải đương
đầu với biết bao nỗi truân chuyên, khiến
họ nghi nan ngờ vực. Chúa sẽ làm gì để cứu họ khỏi
cái chết đang cầm chắc nầy? Câu chuyện nầy là câu trả lời của
thánh Mác-cô gởi đến cho họ.
Lm.
Ignatiô Hồ Thông
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|