MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: tác giả lm. nguyễn tầm thường
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục: 19/ Đức Mẹ Vailankanni
Thứ Sáu, Ngày 5 tháng 6-2009
NHỮNG TRANG NHẬT KÝ CỦA MỘT LINH MỤC: 19/ ĐỨC MẸ VAILANKANNI
dunglac.org

Tôi không có nhiều thời gian ở Vailankanni để sưu tầm những ơn lạ. Trong cuộc nói chuyện với cha Irudayam , giám đốc trung tâm tôi xin một phỏng vấn:

- Thưa cha, con thấy rất nhiều, hàng ngày bảng lưu niệm tạ ơn Đức Mẹ trong nhà bảo tàng. Cha có thấy ơn lạ đặc biệt nào Đức Mẹ đã ban?

- Tôi không biết trả lời sao vì nhiều quá.

- Thưa cha, để dễ cho cha, xin cho con biết ơn lạ mới nhất, mới xảy ra.

Trong lúc tôi đang nói chuyện, khách hành hương đã xếp hàng ngoài hành lang chờ gặp ngài. Hành lang nhà xứ lúc nào cũng ồn ào tấp nập người. Họ đến từ khắp nước Ấn. Văn phòng nhận của lễ, nhận lời cầu xin làm việc không ngừng. Cha giám đốc nhìn tôi nói:

- Đây nhé, tôi xin kể cho cha câu chuyện mới xảy ra. Cha thử nghĩ xem có là ơn lạ không. Một cặp vợ chồng đến đây cầu nguyện tám năm rồi. Họ có hai cháu, cháu gái mười hai tuổi, cháu trai chín tuổi. Chân đứa cháu gái bị tật. Là con gái như vậy thì khổ lắm. Cặp vợ chồng này xin ơn chữa lành chân cho cháu. Mùa hè vừa qua họ được ơn. Năm nay họ đến tạ ơn Mẹ. Hai vợ chồng quỳ, lết bằng đầu gối từ nhà thờ đến đền thánh nơi ghi dấu Đức Mẹ hiện ra ngày xưa.

Nói tới đó cha giám đốc nghiêng mình nhìn ra phía cửa sổ chỉ cho tôi khoảng cách từ công trường đền thờ tới tượng đài Đức Mẹ. Có thể chừng ba trăm mét. Ngài kể tiếp:

- Đi bằng đầu gối như thế đau lắm, có khi chảy máu. Đứa cháu trai thấy bố mẹ làm vậy nó cũng bắt chước. Ban đầu bố mẹ không cho, nhưng nó cứ làm. Bố mẹ nghĩ thôi đành kệ, khi đau cháu sẽ thôi. Và chân nó đã rướm máu. Trên đường về, như cha biết đó, xe lửa ở đây chen chúc nhau đầy người. Trong lúc xe chạy nhanh như thế, nó bị văng ra khỏi xe. Cùng lúc, chiếc xe lửa khác ngược chiều lao tới. Mọi người la lên, xe dừng lại được thì thằng bé đã bị bỏ rơi cả trăm mét. Vậy mà nó hoàn toàn không bị xây sát. Nó bảo có một bà cầm chân lôi nó ra khỏi đường rầy lúc xe lửa lao tới. Đấy, cha thử nghĩ xem không là ơn lạ Đức Mẹ ban sao?

Nghe cha giám đốc kể tôi thấy rõ như đang chứng kiến câu chuyện. Ngoài công trương khách hành hương nhốn nháo. Nắng đã lên oi bức, trời nóng căng thẳng. Chuông lễ lại vang lên rộn ràng. Hầu như giờ nào cũng có thánh lễ. Những bà mẹ dắt con, những bà mẹ đang ghé hàng quán mua hoa, nến, nhang. Người đi hứng nước, người tìm bóng mát ngả lưng. Từng bầy quạ kêu inh ỏi trên ngọn rừng dừa chung quanh vương cung thánh đường. Tại trung tâm có mấy dãy nhà ở cho các linh mục, tu sĩ. Lúc nào cũng thấy bóng áo dòng các nữ tu và linh mục rải rác ở công trường.

Trên chuyến xe đò cũ kĩ, tróc sơn tôi bỏ lại Vailankanni sau lưng. Xe đò ở Ấn Độ không có chiếc nào ghế không long. Ba hay bốn chục người chết hết khi xe rớt xuống đèo bốc cháy là chuyện thường, lý do đơn giản là không ai thoát ra ngoài được. Để tránh tình trạng chui qua cửa sổ hoặc kẻ cắp đứng ngoài xe giật túi đồ trong xe, các cửa sổ đều có song sắt. Chỉ có một lối ra vào là cửa chính. Xe bốc cháy không thể chui qua cửa sổ thoát hiểm. Xe nào cũng cũ kỹ, chằng buộc dây kẽm lung tung, nhưng đầy máy nổ rất tốt. Tôi chưa thấy chiếc nào chết dọc đường. Xe nào cũng chở quá tải nhưng leo dốc rất khoẻ. Tài xế rất vững tay lái. Những đoạn đường nhỏ, cong queo mà họ chạy như không thắng.

Trên đường về thành phố Trichy, hình ảnh đậm nét nhất còn trong tâm trí tôi là người đàn bà trọc đầu bò từ bãi biển đi lên. Lúc xuống bãi biển quay phim tôi thấy bà. Từ phía biển, bà bò như con chó, bằng hai đầu gối và chống hai tay làm hai chân. Mặt cuối chằm xuống đất. Như một con chó bò giữa đám rừng chân người chen nhau. Tôi nghĩ đấy là một bà điên. Gần tiếng đồng hồ sau, lúc trở về công trường vương cung thánh đường, tôi lại thấy bà. Đứng nhìn bà một lúc. Bà cứ bò thong thả như thế, như một con chó cuối mặt xuống đất, chống hai tay. Rồi bà bò vào đền thờ. Đó là ngày đầu  tiên. Tôi nghĩ đấy thật là người đàn bà điên. Đầu cạo sạch tóc, rũ rượi ướt mẹp trong chiếc saree lấm cát biển, thứ áo dài của đàn bà Ấn Độ. Sau này được cắt nghĩa tôi mới hiểu những người cạo đầu như thế là tâm ý thật lòng, họ chỉ đến đây để cầu nguyện hành hương mà thôi. Cạo đầu xám hối.

Tôi đâu ngờ vùng đất xa xôi này có một trung tâm hành hương kính Đức Mẹ sốt sắng như thế. Có những lời cầu xin bỏ vào ống tre thả xuống biển, nó trôi dạt từ Srilanka đến đây. Vailankanni là vùng đất xa xôi lắm. Ngày bị nóng sốt, yếu mệt vì kiết kỵ tôi tìm đến trạm xá. Một sơ trẻ rất nhân từ, biết tôi người ngoại quốc xa nhà, biết tôi đang lo, sơ đã động viên tinh thần và lo thuốc cho tôi chóng khỏi. Chiếc quạt trần không đủ xua nóng, trán sơ rịn mồ hôi, khám bệnh không ngừng cho các người hành hương bị đau. Bên bàn trạm xá, tôi nói giỡn với sơ cho vui:

- Sơ mà không đi tu thì uổng quá.

Đang quấn chiếc ống đo nhịp tim vào cánh tay tôi. Sơ mỉm cười, dừng tay nhìn tôi, đôi mắt người thiếu nữ xứ Ấn đen lay láy, hỏi:

- Còn Father, nếu Father không đi tu thì sao?

Tôi trả lời:

- Chả được tích sự gì cả. Nếu tôi không đi tu thì hôm nay sơ đâu phải chữa bệnh cho tôi. Còn nếu sơ không đi tu, tôi biết tìm ai chữa bệnh bây giờ!

Làn mi cong duyên dáng, nụ cười mỉm chi như có vẻ vui hơn. Trên khuôn mặt nước da ngăm đen, vẫn lấm tấm mồ hôi.

Giã từ Vailankanni, biết chắc chả bao giờ trở lại nữa. Tôi nhìn tượng đài Đức Mẹ lần cuối. Những hàng dừa cao vòi vọi trong nắng ban trưa. Trên ngọn dừa bày quạ đen trốn nắng. Xe chạy ngang qua cổng trạm xá, tôi ngó theo, nơi người nữ tu vừng trán lấm tấm mồ hôi, nước da ngăm đen với đôi mắt đen láy màu Ấn Độ vẫn đang khám bệnh và cho thuốc.

Tâm tư cũng mang một chút bùi ngùi. Tôi gởi lại nơi đây một chút tâm tình của mình cho một bước dừng chân.

Tác giả Nguyễn Tầm Thường, sj.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục: 34 - Người Mẹ Của Biên Giới Sống Và Chết (7/9/2009)
Sự Sống Trong Căn Nhà Chờ Chết (7/7/2009)
Chân Dung Và Cây Viết Chì (7/6/2009)
Lời Chúc: Chúa Ở Cùng Chúng Ta (6/10/2009)
Audio Tha Thứ Của Lm Nguyễn Tầm Thường (6/7/2009)
Tin/Bài khác
Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục: 11/ Giã Từ Goa (5/22/2009)
Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục: 12/ Khi Nào Ngày Bắt Đầu (5/22/2009)
Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục: 13/ Nhổ Cỏ (5/22/2009)
Đoản Khúc 3: Những Bước Chân (5/11/2009)
Đoản Khúc 2: Tình Yêu (5/11/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768