NỖi oan Tôma
ĐGM. Giuse
Vũ Duy ThỐng
Đối với phần đông tín hữu Việt
Nam, danh xưng Tôma khơi gợi về một thái độ, rất riêng tư nhưng
cũng rất điển hình, chẳng những không tích cực
mà xem ra
còn để lại nhiều tai tiếng. Gặp một tâm hồn
cứng cỏi trước những biểu cảm của niềm tin, người ta đã khéo ví
von “cứng lòng như Tôma”; thấy ai biểu
lộ do dự hoặc nghi ngờ trước những sự kiện tôn giáo, người ta đã vội
đưa vào gia phả “con cháu thánh Tôma”.
Kể cũng oan.
Thật ra, đi liền với danh xưng Tôma lại là một
bài học dẫn đến niềm tin, và cũng còn đó
lời gọi sống sao cho mối phúc
thứ chín, như người ta gọi về
lời Chúa Giêsu kết thúc trang Tin Mừng hôm nay “Phúc cho kẻ
không thấy mà tin”, được trở thành hiện thực trong đời mỗi Kitô hữu.
1. LẠY CHÚA
TÔI, LẠY THIÊN CHÚA CỦA TÔI
Niềm tin của Tôma vào Đấng
Phục Sinh là cả một
chặng đường
trong đó yếu tố trước hết chính là cộng
đoàn: “Chúng tôi đã được
thấy Chúa”. Chính vì chứng từ của cộng đoàn này mà Tôma
đã tự vấn để rồi sau đó
mới đi tới đức tin.
Ngay việc các môn đồ
hội họp vào ngày thứ
nhất trong tuần cùng với lời chúc bình an của
Đấng Phục Sinh, làm bối
cảnh hình thành truyện Tôma, cũng cho thấy vai trò của
cộng đoàn trong việc khai sinh đức
tin nơi một người.
Nhưng
yếu tố chủ động hơn phải được tìm thấy trong phản tỉnh của cá nhân
ông. “Nếu
tôi không thấy… tôi không tin”. Câu nói tự phát
ấy đã trở thành tai tiếng khiến nhiều người nghĩ rằng Tôma là một kẻ
cứng đầu cứng cổ, đòi hỏi, nghi ngờ. Nhưng thực ra, ông là người
thực tiễn.
Chính nhờ ông lên tiếng
mà ta mới
thấy rõ hơn thế nào là trăn trở của đức tin thuở ban đầu và thế nào
là nỗ lực cá nhân
làm cho niềm
tin có được
bản sắc riêng không thể
lẫn với người khác. Nếu hôm trước
Tôma đòi thấy mới tin, thì tám ngày
sau, qua tiếp xúc cá nhân
với Đấng Phục Sinh, ông đã tuyên
xưng không phải bằng công thức chung nữa, mà bằng một
cách rất riêng làm thành
đỉnh cao tuyên tín Phục
Sinh: “Lạy Chúa tôi, lạy
Thiên Chúa của tôi”.
Và niềm tin chỉ có thể
đạt được
kết quả khi có yếu
tố quyết định chính là hồng ân Thiên Chúa, như một bao trùm
từ khởi sự cho đến
hoàn thành. Nguyện vọng của Tôma xem ra ngược
ngạo, nhưng đã được Đức Giêsu thanh luyện, để cuối cùng khi dâng
lời tuyên tín, cũng là lúc ông
được dẫn
vào một nhận thức mới mẻ hoàn toàn. Thay
vì phải thấy mới tin, ông nhận ra rằng phải
tin mới thấy trọn vẹn: thấy Đấng Phục sinh và con người Giêsu cũng là một, thấy
Đấng Phục sinh rốt cuộc là Chúa
và là Thiên
Chúa của mình, và
thấy niềm tin vượt lên tất cả sẽ trở thành hạnh phúc.
2. ĐỪNG
CỨNG LÒNG, NHƯNG HÃY TIN
Chuyện lòng riêng của Tôma cũng là chuyện lòng chung
của muôn lòng tín hữu.
Từ nỗi oan Tôma, ngày
nay người ta hiểu hơn rằng niềm tin không phải là một yếu
tố đơn thuần, mà là một tổng
hợp giữa ơn thánh và
nghị lực con người, trong đó có cộng
đoàn và mỗi cá nhân.
Chỉ
dựa vào ơn thánh, người ta có nguy cơ
rơi vào thái độ coi mọi sự
là bởi Chúa nên không
cần phải đào sâu tìm
hiểu nữa. Có biết đâu tin như thế là không còn
tin nữa, mà một cách nào đó đã
là cả tin. Vì tin tất cả nên cả tin, hay vì cả tin nên tin tất cả? Chỉ dựa vào lý
trí, người ta lại có
nguy cơ khác là thái
độ muốn giới hạn tri thức về thực tại và tiêu chuẩn
của kinh nghiệm khả giác hoặc khả năng suy luận: những gì không hiểu, không đo lường
sờ chạm, đều bị chối từ. Có biết đâu
tin như thế cũng không còn là tin nữa,
mà xem ra
lại gần với sự bất tín! Nếu chỉ dựa vào cộng đoàn thôi, người ta còn có thêm
một nguy cơ nữa là thái độ
tiêu cực. Bên ngoài có vẻ
ngoan ngùy, nhưng thực chất là dấu
hiệu của một niềm tin hời hợt. Lúc đạo giáo hưng thịnh xem ra không có
vấn đề, nhưng khi sự đạo phải bước vào thầm lặng thì biết đâu bởi vì dễ
tin nên cũng dễ bỏ niềm tin trước bất cứ ai?
Thành ra, phải xem trường hợp Tôma như một kinh nghiệm, và cần xem
chặng đường
niềm tin của ông như một
kinh điển cho niềm tin đang dấn bước đi trong cuộc sống. Đừng cứng lòng! Phải chăng là lời gọi
hãy xa đi
những thái độ không phù hợp, để chẳng những tránh được khủng hoảng, mà dường như còn nghe lại
từng ngày lời ân
cần đã một lần ngỏ với Tôma ở cuối chặng đường
gặp gỡ: “Nhưng hãy tin!”
|