Ảnh Niệm Chúa Giêsu, Thần Linh Thương Xót

Vào buổi tối ngày 22 tháng 2 năm 1931, lúc Thánh Nữ Faustina một mình trong phòng của chị tại tu viện Đức Bà Thương Xót ở Plóck, Polan, chị thấy Chúa Giêsu hiện ra trong chiếc áo dài trắng, với bàn tay phải đang giơ lên ban phép lành. Còn bàn tay trái chạm vào áo ở phía trước ngực bên Trái Tim, mà từ đó phát ra hai luồng sáng huy hoàng, một luồng mầu đỏ và luồng kia có mầu xanh nhợt. Thánh Faustina bất động chiêm ngắm Chúa, linh hồn chị khiếp run và ngây ngất mừng vui. Chúa Giêsu nói với chị:
“Hãy vẽ một bức ảnh phỏng theo mô hình mà con đang thấy, kèm với giòng chữ ký: Giêsu ơi, con tin cậy Chúa. Cha ước muốn bức ảnh này được tôn kính, trước hết tại nguyện đường của con, rồi sau đó, phổ biến ra khắp thế giới. Cha hứa cho linh hồn nào tôn kính bức ảnh này sẽ không bị trầm luân - hư mất. Cha hứa ban chiến thắng trên kẻ thù ngay khi còn ở thế gian, nhất là trong giờ lâm tử - hấp hối. Chính Cha sẽ bảo vệ linh hồn ấy như chính vinh quang của Cha. (Nhật Ký, số 47-48)
Hơn nửa thế kỷ qua, nhiều kiểu ảnh niệm khác nhau này đã được họa vẽ lại. Bởi vì Thánh Faustina không phải là họa sĩ, nên cha linh hướng của chị đã đảm nhận chọn một họa sĩ để vẽ trong suốt thời gian của chị. Nhưng lần đầu tiên khi chị nhìn thấy bức ảnh, chị đã khóc vì thất vọng và phàn nàn cùng Chúa Giêsu: “Ôi! Cha ơi, ai sẽ họa nên được vẻ đẹp giống như Cha vậy đây?” và Chúa Giêsu đáp: “Sự vĩ đại của bức ảnh không hệ tại ở vẻ đẹp của màu sắc hay bút vẽ, nhưng ở nơi ân sủng cha ban” (nhật ký số 313).
Mỗi khi chúng ta chiêm ngắm Ảnh niệm Thần linh thương xót này, gợi giúp chúng ta nhớ lại truyền thống cao quý của nghệ nhân Kitô hữu. Nếu ai đó ngắm kỹ bức ảnh, sẽ khám phá ra rằng bức ảnh thánh hầu như hài hòa pha lẫn cả hai đặc tính Đông và Tây. Rõ ràng đó là một chuỗi phép lạ - đại kết hợp hai truyền thống.
Trong ảnh niệm, Chúa Giêsu rực sáng cùng vinh quang thiên đàng, và ánh sáng như quang chiếu ra khỏi Thân Mình, áo trùng trắng và nhất là từ phía ngực của Ngài. Đây chính là Con Thiên Chúa đã sống lại từ cõi chết trong thể xác vinh hiển, hầu như hòa một cùng ảnh thánh đông phương. Hơn thế nữa, Ngài cũng được thể hiện qua ba khía cạnh, xác thịt và huyết thống con người, cùng với các dấu đanh ở hai Tay của Ngài vào ngày Thương khó, và (trong bức Ảnh tuyệt tác) đó là một sự biểu lộ tình thương và lòng trắc ẩn đối với chúng ta qua gương mặt của Ngài. Hay nói cách khác, cũng giống như ảnh Thánh Nhan (Holy Face) và Ảnh Thánh Tâm (Sacred Heart) Chúa Giêsu bên Tây phương vậy.
Giống như một bức hình chụp phơi bày ba lần; đó là một ảnh thánh hàm chứa hết tổng bộ màu nhiệm cứu độ của chúng ta – Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy (Tuần Thánh) và Phục sinh –hết thảy nên một.
Cái gì đến với tâm trí trước, có lẽ, là vào đêm Chúa Nhật Phục sinh. Lúc Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ trong Căn phòng trên lầu. Ngài mới đi xuyên qua cửa đã khóa kỹ của nhà tiệc ly, liền đó với bàn tay giơ lên chúc lành bình an: Ngài chỉ cho họ thấy các dấu đinh, Ngài chiếu tỏa ánh sáng và phủ lấp các cơn sợ hãi của họ (Ga 20:19-23).
Bức Ảnh còn là một Ảnh niệm của ngày Thứ Sáu (tuần thánh). Trên đỉnh Calvariô, lúc cạnh sườn của Chúa Kitô mở toang vì lưỡi giáo đâm thâu. Máu và Nước liền phun chảy ra, một nguồn mạch của lòng thương xót để rửa chúng ta sạch tội và chữa lành chúng ta khỏi mọi thương tích bởi tội. Máu và Nước chảy ra cho thấy tình thương xót của Ngài tuôn đổ cho chúng ta vô hạn trên Thập giá (Ga 19:34).
Hơn nữa, ảnh niệm này cũng ám chỉ đến ngày Thứ Năm (tuần thánh), ngày thiết lập Hy Lễ Misa – hay nói đúng ra, bất cứ Thánh Lễ nào. Điều này thực rõ ràng từ Chiếc áo Chúa Giêsu đang mặc. Áo Ngài mặc hết thảy trắng tinh phủ trùm qua mắt cá chân, loại áo trắng của Thượng Tế trong đền thờ Do-thái. Theo Cựu ước, chỉ có Thượng Tế mới được phép mặc một loại áo như thế. Mặc áo này vào rồi, vị Thượng Tế mới được phép đi vào tận nơi Cực Thánh trong Đền thờ để tế lễ máu, và từ thẩm cung uy linh xuất hiện với bàn tay giơ lên thay mặt Đấng Chí Cao ban phép lành cho dân chúng (Lv 16:1-4; Hc 50:18-21).
Cùng một thể thức ấy, Ảnh niệm Chúa Giêsu tựa như hy lễ Chiên Thiên Chúa. Ngài hiến dâng chính Ngài và mọi công nghiệp cho chúng ta trong nơi Cực Thánh thực sự, trước ngai Thiên Chúa trên trời (Dt 7:24-25, 9:23-28). Chúa Giêsu Chính là Vị Thượng Tế Cao Cả; căn nguyên tinh tuyền và Ngài là hiến lễ hoàn hảo, giờ đây Ngài có thể chúc lành cho các môn đệ của Ngài với trọn vẹn phép lành: hay nói cách khác – máu và nước, nhất là – Phép Thánh Tẩy – Rước Mình Thánh Chúa, được thánh hoá hiệp nhất trong Ngài, mật thiết.
Đây là tổng thể màu nhiệm cứu độ của chúng ta – Thứ Sáu Tuần Thánh, Phục Sinh, Rửa tội, và Hy Lễ Thánh Thể - hết thảy được đúc kết trong một Ảnh niệm!
Hay nói cách khác, với một Ảnh niệm mà mô tả hai khoảnh thời khắc khác nhau, ngày càng cho thấy đông và tây chẳng khác gì một bức ảnh thực tại lịch sử. Khoảnh khắc thực tại trước tiên mới vừa nói qua trên đây, ngược trở lui về năm 1931 lúc Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Nữ Faustina và bảo chị: “Hãy vẽ một bức ảnh phỏng theo mẫu hình con đang thấy ….”
Một Ảnh Niệm cho Thời Điểm Chúng Ta
Điều quan trọng nhất là không phải ở thời điểm nào khác. Nhưng là hôm nay; ở thời điểm của chúng ta. Một trong những khía cạnh khác nhau của Ảnh niệm làm cho nó không giống như Ảnh niệm thường sử dụng bên đông phương: Chúa Giêsu hầu như toàn hiện ra trong đêm đen! Ở đây không có nhiều hơn “một cửa sổ trên thiên đàng vinh hiển,” nơi đó không có vàng bạc rơi rớt. Mà có Chúa Giêsu thì đúng hơn, Vị Thần Linh Thương xót Nhập Thể, đang xuyên qua bóng đêm thời điểm rùng rợn của chúng ta với giòng sáng Xót Thương và cứu rỗi.
Phải chăng để mô tả chính xác hơn về thời điểm của chúng ta thì dễ hơn, bọc bóng tối? Thế kỷ vừa qua, nhân loại đã phải chịu đựng hai cuộc chiến tranh, độc tài cộng sản và fás-xíst chuyên chế, nạn cảnh sát tra tấn và những cuộc đàn áp tinh vi mới mẻ, khủng bố và bạo lực cách mạng, thánh chiến và dịch hoạn. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ngay cả thiên nhiên cũng phải rùng mình bị thương và chảy máu, và (mặc dù trong lãnh vực y khoa, nông nghiệp và nền dân chủ lan rộng có tiến bộ) nhân loại dường như vẫn cứ quay gót bỏ chạy thục mạng ra khỏi Thiên Chúa lao mình vào đêm đen càng nhanh càng tốt: chối bỏ nền văn minh sự sống, quay lưng lại ánh sáng, và đang trình diễn thời trang dưới bóng đêm của nền văn minh chết chóc – đó đây nồng nặc mùi tử khí của nền văn hóa tử vong giết phá thai nhi, trợ tử, và tự tử, tham lam vật chất, hưởng thụ khoái lạc chủ nghĩa, và niềm vui vô nghĩa - rỗng tuếch, của các gia đình và những tâm hồn tan vỡ. Mà Chúa Giêsu chẳng hề cấp ban trên chúng ta!
Tình thương của Thiên Chúa Nhập Thể thực vĩ đại, và đại dương thương xót của Ngài thì vô tận, mà Ngài đã xé toang màn đêm cùng mang ánh sáng của Ngài đến tìm chúng ta. Trong một thời điểm mà thấu ảnh đã được tháp nhập trở nên trung gian hiệp thông mạnh mẽ nhất của con người – dù qua truyền hình, truyền thông đại chúng hoặc Internét – Chúa Kitô đã ban cho chúng ta, qua Thánh Faustina, một Ảnh niệm của Chính Ngài mà đầy quyền năng công bố thông điệp Chúa tình thương đến thế giới đang buốt nhói thương đau và mất mát.
Ảnh Niệm Chúa Tình Thương
Vào đầu thế kỷ thứ 20, một số các đức giáo hoàng đã lên tiếng kêu gọi thế giới hãy mau quay về với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đức Giáo hoàng Lêô thứ 13 đã hiến dâng toàn thế giới cho Thánh Tâm Chúa vào năm 1899, và Đức Giáo hoàng Piô thứ 11 tha thiết xin Giáo hội hoàn vũ, vì tội lỗi của nhân loại đã xúc phạm đến Thánh Tâm Ngài, hãy vì tình thương hành động tu sửa cuộc sống. Qua sự mạc khải đã được ban cho Thánh Nữ Maria Margaret hồi thế kỷ thứ 17, Giáo hội đã chấp nhận Ảnh niệm Thánh Tâm Chúa Giêsu làm trung tâm sùng kính thiêng liêng: Chúa Giêsu đã mô tả bằng cách chỉ tay vào Thánh Tâm bốc lửa sốt mến vì yêu thương chúng ta, bị đâm thủng và thương tích vì tội lỗi ta, và tay kia Ngài giơ ra như đang vẫy gọi thế giới hãy quay về với Thánh Tâm Ngài, Ngài kêu gọi toàn thể nhân loại hãy trở về để được thương yêu vì chính Ngài tự bản chất là tình yêu. Rốt cùng, dù Ngài có khẩn khoản cách nào đi nữa, thế giới vẫn cứ như giả điếc ngoảnh mặt làm ngơ trước lời mời gọi của Ngài.
Giờ đây Đấng Cứu Thế lại giơ tay ra cho chúng ta thêm một lần nữa (để chúng ta níu lấy tay Ngài). Ngài ban cho chúng ta một Ảnh niệm mới của Ngài – không phải chỉ đòi chúng ta trở về với Ngài, mà như là nơi cho chúng ta tìm đến nương ẩn. Trong Ảnh niệm Chúa Thương Xót, cho thấy Ngài đang bước tới phía trước với tay giơ lên ban phép lành ngay cả trước khi chúng ta hối cải và xin Ngài chúc lành nữa. Đây là Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Vị Mục Tử Nhân Lành, đang đi tìm chiên lạc nơi thung lũng tối. Và tình thương từ Thánh Tâm Ngài đang phủ chiếu trên chúng ta, lan rộng ra khắp thế gian. Tóm lại, tất cả mọi sự về Ảnh niệm này đều nói lên Lòng Chúa Kitô khoan dung đã sống lại đang tìm kiếm những linh hồn lạc lối trong đêm đen. Như Ngài từng nói với Thánh Faustina, (Nhật ký số 1485):
“Ớ, Linh hồn tội lỗi đáng thương ơi, đừng sợ Đấng Cứu Rỗi của con. Cha đích thân tới với con trước, là vì Cha biết tự sức con không thể nào vươn mình lên được cùng Cha.”
Lời kêu Gọi Tín Thác
Phía dưới bức Ảnh Chúa Thương xót có ghi chữ: Giêsu ơi, con tin cậy Chúa! Đây không phải là loại chữ được ghi thêm để tạo cho tranh vẽ có vẻ gì huyền bí; Chính Chúa Giêsu đòi buộc Ảnh phải mang chữ ký này (nhật ký số 47). Những từ ngữ này hệ trọng là vì chính chúng ta đóng trọn vai đáp trả lại lời Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta đến với tình thương của Ngài.
Chúa Giêsu đã đoan chắc nhiều lần với Thánh Faustina về sự tín nhiệm vô biên của Ngài. Ngài nói:
“Cha đang ban cho con người một cái thùng để họ đến mà kín lấy ơn sủng từ nguồn mạch tình thương. Cái thùng đó chính là bức Ảnh này với hàng chữ ký: Giêsu ơi, Con tin cậy Chúa. (Nhật ký số 327). Ơn sủng của Cha chỉ được kín bằng cái thùng này, và đó là – sự tín thác/tin cậy. Hễ càng có nhiều linh hồn tín thác, thì càng lãnh nhận được nhiều ơn sủng (nhật ký số 1578).
Cũng lưu ý thêm là chữ ký ở phía dưới bức Ảnh không phải là “Giêsu ơi, chúng con tin cậy Chúa”, nhưng là “Giêsu ơi, con tin cậy Chúa.” Có ý chỉ riêng cho từng cá nhân một. Đó là lý do tại sao mà Chúa Giêsu nói nó đúng ra giống như một chữ ký hơn là chữ viết (Nhật ký số 47). Bằng cách thốt lên lời, “Giêsu ơi, Con tin cậy Chúa,” khi ai kêu xin, là của riêng người ấy, là họ đang đích danh ký thác đời mình cho Chúa Giêu. Như Chúa Giêsu đã nói trong Phúc-âm Thánh Gioan, Ngài gọi chiên của Ngài đích danh từng con một, và chúng nhận ra tiếng Ngài (Ga 10:1-21). Qua Ảnh niệm và chữ ký khắc ghi, Ngài gọi đích danh từng người một. Mỗi một linh hồn thực hết sức là quý giá trước tôn nhan Ngài, và Ngài khẩn thiết mỗi một người trong chúng ta hưởng ứng lời kêu gọi tín thác hằng ngày.
Sự Bí Ẩn của Ảnh Niệm
Ảnh niệm Chúa tình Thương không có nghĩa là chỉ dành riêng cho sự hiếu kỳ của thần học. Chúa Giêsu mời gọi mọi con dân của Ngài hãy đến gần Thánh Ảnh này, bất kể nơi nào chúng ta sống, bế tắc đức tin và khắc khoải vì tình thương. Ảnh niệm Ngài ban cho chúng ta được coi như là một á bí tích, là suối nguồn ơn sủng đang trào tuôn ra từ Trái Tim nhân hậu của Chúa Giêsu. Khi chiêm ngắm Ảnh niệm, chúng ta sẽ được mở lòng ra cho quyền năng và sự hiện diện của Ngài thấm nhập vào.
Sự tiềm ẩn của Ảnh niệm thánh tác động trên linh hồn con người quả thực là khôn dò khôn thấu. Không ai và cũng chẳng có lời lẽ - ngôn từ nào có thể giải thích nổi về quyền lực của ảnh thánh này. Đó là lý do tại sao chúng ta thường nói, trăm nghe không bằng mắt thấy, dù chỉ nhìn vào một bức ảnh phàm tục thôi, cũng đã thay cho cả nghìn lời rồi - phương chi là ảnh niệm thánh (do chính Chúa Giêsu mạc khải qua thánh Faustina). Cùng ý này, Thiên Chúa chúng ta đã tạo hứng qua nghệ thuật các ảnh niệm thánh. Bởi lẽ Ảnh niệm thánh có thể thu hút hồn trí chúng ta sâu thẳm tha thiết hơn là những lời nói suông mà chẳng làm nên tích sự gì. Một Ảnh thánh tuyệt tác hoán chuyển – thông tri nhiều hơn là một thông điệp tín điều; Nhờ đó chúng ta được giáp mặt Đấng Thực Tại Thần linh và đánh thức các cõi lòng thầm kín của chúng ta.
Chắc chắn đây là một sự bí ẩn phía sau Ảnh niệm Chúa tình thương. Thực ra, tự tâm điểm trung của các tâm hồn, ai nấy đều như nhau. Ai cũng ước muốn được xem thấy Chúa diện đối diện, để có cho được tình thương ngài ban, và thờ kính Ngài đời đời. Đó là một tình thương ẩn dấu trong tâm hồn con người ta: Sự nếm trải kinh nghiệm cùng Chúa Giêsu mà Thánh Âugústine đã được thiên Chúa chạm tới có lẽ là những lời nói hay nhất khi ngài viết: “hồn con khắc khoải khôn nguôi cho đến khi nào được nghỉ yên trong Chúa” (Tự thú quyển 1, Lời nguyện mở đầu).
Tâm hồn chúng ta thổn thức tìm gặp Chúa diện đối diện, để được bắt gặp ánh mắt từ bi của Ngài thấu chạm và biết rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và chúc lành vô tận, để chính mình được chìm ngập - bao phủ bởi ánh sáng vinh quang của Ngài. Đích thực, Ảnh niệm Chúa Tình Thương có sức thu hút mãnh liệt bí ẩn khôn tả: khiến cho không biết bao nhiêu tâm hồn bộc phát thương đau và bùng cháy niềm vui khi nhìn thấy vinh quang và tình thương xót của Chúa Giêsu, và được lãnh nhận ân sủng và tình thương của Ngài. Cứ như là nếm trải trước phần nào thứ ánh sáng thiên đàng vậy.
Xin cho Ảnh niệm mở toang những ước vọng còn ẩn dấu trong tâm hồn chúng ta hiện nay, để nhờ Ảnh niệm chúng ta cùng được hoan hưởng tình thương của Chúa Giêsu, và xin cho nước Cha mau trị đến, đây là ánh sáng Chúa Kitô, nào chúng ta hãy đến hưởng kiến đời đời. Amen.
(Phỏng theo báo “The Divine Mercy Time” năm 2005)
17/4/2009 Sóng Biển
|