MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Kinh Nguyện Có Thể Át Cơn Đau Không?
Thứ Tư, Ngày 1 tháng 4-2009
Y HỌC, TÔN GIÁO, VÀ SỨC KHỎE: NƠI KHOA HỌC VÀ TÂM LINH GẶP GỠ NHAU (CỦA BÁC SĨ HAROLD G. KOENING)

dunglac.org

(Medicine, Religion, and Health: Where Science and Spirituality Meet by Harold G. Koenig, M.D. Templeton Foundation Press.

Kinh nguyện có thể át cơn đau không?

Của Myles N. Sheehan

(Can Prayer Trump Pain? by Myles N. Sheehan)

Nguồn: America Magazine, March 23, 2009. 

Trần Hữu Thuần (dịch) 

Như là một tu sĩ Dòng Tên hành nghề thầy thuốc, tôi phải nói rằng một số trong các giờ phút chán nản hơn trong nghề nghiệp của tôi đã là những tiếp xúc với ký giả muốn viết một “chút chuyện” về tâm linh và thuốc men. Tuy nhiên, quá thông thường, máy quay phim quay cảnh gần người phóng viên, với giọng nói hổn hển và với nét mặt diễn tả quá mức, hỏi: “Và giờ đây, thưa Bác sĩ Sheehan, xin cho tôi biết: Ông đã chữa lành được bao nhiêu người qua kinh nguyện của ông rồi?” Tôi đã không linh lợi đủ để trả lời: “Nhiều hơn ông và tôi sẽ biết đến.” 

Với những ai, như người phóng viên, đang hy vọng một điều gì giật gân và một chút kỳ quặc, cuốn sách của Harold Koenig sẽ là một thất vọng. Với những ai quan tâm đến các liên kết có thể giữa đức tin tôn giáo, duy trì sức khỏe và phục hồi khỏi cơn bệnh, Y học, tôn giáo, và sức khỏe (Medicine, Religion, and Health) cung cấp một duyệt xét thực tế, hiển nhiên và lý luận thận trọng của chủ đề. Mục đích minh bạch của Koenig “là để khai phá và tìm ý nghĩa của một số trong các nghiên cứu gần đây về tôn giáo, tâm linh, và sức khỏe.” Tập chú vào mục đích này, ông không hỏi về các chiều kích thần học của dây liên hệ giữa tâm linh và sức khỏe; nhiệm vụ này sẽ được bàn đến trong một bộ sách mà hiện giờ ông đang làm việc. Koenig tập chú vào duyệt xét nghiên cứu và nhìn đến các liên hệ giữa đức tin và kết quả sức khỏe. 

Tác giả, như được mong đợi trong một cuốn sách dành cho việc xét duyệt phổ thông về văn chương khoa học, có phương pháp và thận trọng trong việc trình bày các tìm thấy của ông. Ông giới thiệu chủ đề bằng cách định nghĩa tâm linh và tôn giáo và xem xét làm sao các định nghĩa là quan trọng trong việc nghiên cứu nhưng có lẽ một chút quan trọng trong việc thực hành hàng ngày. Trong khi chuẩn bị nối kết các kết quả của nghiên cứu, Koenig nhấn mạnh rằng xã hội già nua hiện thời của chúng ta, nơi phí tổn chăm sóc sức khỏe đang nhảy vọt lên cao, xem xét cẩn thận các cách xử lý mới với sự can thiệp vào việc chăm sóc sức khỏe, như ảnh hưởng của tâm linh và tôn giáo, không phải đơn giản chỉ hấp dẫn nội tại mà còn cung cấp các tiết kiệm và cải tiến chính yếu trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe. Sau khi đã cung cấp các định nghĩa và một lý do bắt buộc cho việc quan tâm đến các kết quả,  ông duyệt lại chủ đề về các động cơ biết đến và có thể có qua đó tâm trí ảnh hưởng trên thân xác. Rồi một loạt các chương xem xét đến các lãnh vực riêng biệt nơi việc nghiên cứu đã được thực hiện về liên hệ giữa tôn giáo và sức khỏe. 

Koenig đưa ra chứng cứ về các kết quả hữu ích trong đó tôn giáo là một yếu tố trong sức khỏe nói chung, tuổi thọ, sự khỏe tâm thần, chức năng của hạch và miễn dịch, bịnh tim mạch và các bệnh liên quan đến trầm cảm và cư xử. Những gì tôi thấy hấp dẫn về duyệt xét của Koenig là rằng ông không đưa ra một lập luận chính xác làm sao tôn giáo ảnh hưởng trên các kết quả liên quan đến sức khỏe này, nhưng xem xét chứng cứ rằng các kết quả sức khỏe chịu ảnh hưởng. Hữu ích cách riêng cho những ai có thể nghi vấn về sức mạnh của các liên kết mà Koenig trình bày là việc giải thích cẩn thận các biến số xáo trộn và giải thích trong việc chỉ định nhân quả trong các nghiên cứu khoa học. Nếu các thành quả tốt đơn giản là kết quả của các biến số xáo trộn, lúc đó không phải là đức tin hoặc tôn giáo gây ra sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu có một điều gì liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc đức tin giải thích cho kết quả, lúc đó có một liên hệ nhân quả. Koenig lập luận rằng phần lớn việc chỉ trích các kết quả mà ông nêu bật dựa vào sự thiếu chú ý đến những gì có thể là một biến số giải thích đối với một biến số xáo trộn. 

Như có thể được trông đợi, phần lớn cuốn sách này khá có chi tiết. Nó được viết ở tầm mức của người đọc không khoa học thông tuệ: nó đòi hỏi một số ở người đọc và cung cấp chỉ dẫn tốt đáp lại. Với người đọc bình thường hơn, tôi sẽ giới thiệu chương cuối về áp dụng lâm sàng của nghiên cứu đã được trình bày. Một lần nữa, Koenig tiếp tục văn thể không vô nghĩa trong việc liệt kê bảy lý do ý nghĩa thông thường tại sao các nhà lâm sàng nên chú ý đến liên kết giữa tôn giáo và sức khỏe. Sau đó ông thảo luận các phương cách thích đáng để làm việc với bệnh nhân liên quan đến các niềm tin của họ trong khi không thờ ơ với các cá nhân không tin hoặc niềm tin của họ khác với nhà lâm sàng. Quan trọng cách riêng là thảo luận của ông dành cho các nhà lâm sàng về sự quan trọng của việc quan tâm đến cộng đoàn đức tin và thừa nhận năng lực và tài nghệ mà các tuyên úy nhà thương được đào tạo có thể mang lại kết quả. Việc một y sĩ giới thiệu một người bệnh đến với một tuyên úy có thể là một bước tiến thiết yếu trong việc làm dễ dàng tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Với những ai đã cảm thấy đức tin tôn giáo và tâm linh một người ảnh hưởng trên cách xử lý của người ta đến bệnh hoạn và sức khỏe, nhưng không có ảnh hưởng đáng kể về việc nghiên cứu này mà tôi quen thuộc, cuốn sách này là một giá trị lớn. Nó làm cho tôi nhận thức rằng kinh nghiệm cá nhân của tôi đã được xác nhận trong một số nghiên cứu, rằng nghiên cứu không giải thích  chính xác những gì đang xẩy ra, rằng có đầy dẫy nghiên cứu không hay đến như vậy, nhưng rằng lãnh vực này cần nhiều chú ý hơn nữa. Lời lẽ cuối cùng của Koenig tóm lại những gì tôi đã cảm thấy khi đọc xong cuốn sách này. “Như thế, cả nghiên cứu vững chắc cả cảm quan thông thường lập luận rằng niềm tin tôn giáo và tâm linh của người bệnh liên kết cách này cách khác đến sức khỏe và sự lành mạnh của họ. Học biết cách tôn trọng quyền lực của các niềm tin này và sử dụng chúng để thúc đẩy việc lành bệnh của người bệnh và phục hồi lại hoàn toàn … phải là việc ưu tiên cho y học và chăm sóc sức khỏe.” 

Myles N. Sheehan, S.J., Là Giáo sư Ralph P. Leischner về Giáo dục y khoa, giám đốc Viện Ralph P. Laischner về Giáo dục y khoa và phó khoa trưởng niên trưởng về chương trình giáo dục tại Loyola University Chicago’s Stritch School of Medicine.

Tác giả Trần Hữu Thuần (dịch)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thúy Và Ngọc Lan - Vì Hai Chữ " Tự Do " Mà Phải Bỏ Mình Trên Biển. (4/2/2009)
Hơn 200 Người Tỵ Nạn Việt Nam Đang Ẩn Náu Ở Thái Lan (4/2/2009)
Thông Điệp Mẹ Medugorje Ngày 2/4/2009 Cho Thị Nhân Mirjana (4/2/2009)
Đất Mỹ Gặp Lại, Đất Mỹ Chia Lìa (4/2/2009)
Đi Tìm Tình Yêu Trên Xứ Mỹ (4/2/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Củ Cà-rốt, Trái Trứng, Và Hột Cà-phê (4/1/2009)
Suy Niệm Thông Điệp Mẹ Ngày 25/3/2009 (4/1/2009)
1 Tháng 4: Nhớ Tác Giả Dòng Nhạc 'cần Có Một Tấm Lòng' (4/1/2009)
Đón Nhận Tình Yêu Cứu Độ (4/1/2009)
Bữa Ăn Agapê (4/1/2009)
Tin/Bài khác
Ăn Cá Orange Roughy Trị Cholesterol (3/30/2009)
Video Mẹ Mễ-du Hiện Ra Với Thị Nhân Mirjana Ngày 2/3/2009 (3/30/2009)
Video Mẹ Mễ-du Hiện Ra Với Thị Nhân Mirjana Ngày 18/3/2009 (3/30/2009)
Chớ Ném Đá - Suy Niệm Mùa Chay (3/30/2009)
Thiên Chúa Bênh Vực Người Yếu Đuối Và Phân Trần Sự Bất Công (3/30/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768