Bài 25: Chuyến đi cuối cùng của
Phaolô về Roma thế nào? Và Phaolô chết ra sao?
Sau khi Festus nhậm
chức Tổng Trấn, ông gặp các Thượng Tế
và người Do Thái ở Jerusalem, họ xin đem Phaolô
về xử ở Jerusalem với âm mưu giết Ngài (Cvtd
25:1-2). Festus lấy lý do là sẽ xuống kinh lý vùng Caesarae
nên sẽ xử Phaolô dưới đó (Cvtd 25:4). Khi đem
Phaolô ra xử, Phaolô đòi kháng cáo lên hoàng đế Ceasarae
(Cvtd 25:11).
Được lính
Roma áp giải (và có thể Luca cũng đi theo), Phaolô cùng
với vài tù nhân khác lên tàu đi từ Caesarea Maritima
đến Sidon, qua vùng Cyprus để đến Myra
ở vùng Lycia. Vào khoảng cuối mùa thu năm 60 (Cvtd
27:9), Phaolô rời Myra trên tàu Alexandria để về Roma nhưng gặp
thời tiết xấu. Tuyến đường đi
dẫn đến Cnidus (ở miền nam vùng biển Tiểu
Á), rồi xuôi nam đến đảo Crete
(Cvtd 27:7-8). Tàu muốn đến cảng Phoenix, nhưng gió
chướng đông bắc thổi đưa tàu
ngược về Anriatic tới Malta, và cuối cùng tàu
bị đắm tại Malta (Cvtd 28:1).
Sau khi ở lại
Malta một mùa đông (chừng 3 tháng), Phaolô và đoàn
người đi tàu về Syracuse ở Sicily, rồi
đến Rhegium, và cuối cùng đến Puteoli (ngày nay
gần Naples, Ý). Từ đó Phaolô được giải đi
bằng được bộ qua Appii Forum và Tres Tabernae (Cvtd
28:15). Phaolô đến Roma khoảng đầu năm 61, và
bị quản chế trong nhà chừng hai năm (khoảng
61-63). Việc quản chế (chứ không phải bị
giam trong ngục) đã cho phép Phaolô tiếp xúc
được với những người Do thái ở
Roma và giảng dạy cho họ tin mừng tại tư gia
(Cvtd 28:17-28).
Sách Công Vụ Tông
Đồ kết thúc: “Suốt
hai năm tròn, ông Phao-lô ở tại nhà ông đã thuê, và
tiếp đón tất cả những ai đến với
ông. Ông rao giảng Nước
Thiên Chúa và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô, một cách rất
mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.” (Cvtd 28:30-31).
Sách không kể về
cái chết của Phaolô, và các nhà kinh thánh cũng không
nghĩ là Phaolô chết ngay sau hai năm bị quản thúc (tức
khoảng năm 63). Sách cũng không nói là sau 2 năm đó
Phaolô làm gì.
Theo những tài liệu
khác, các nhà kinh thánh dàn dựng một thời khoá biểu
cho những năm sau cùng của Phaolô như sau:
Với những
người tin Phaolô là tác giả của thư 1 và 2 Timôthê,
và thư gởi Titô, họ cho rằng thánh Phaolô viết
thư cho Titô, 1 và 2 Timôthê sau khi bị quản chế ở
Roma. Họ còn cho rằng Phaolô sau đó trở lại
Miền Đông một lần nữa (thăm vùng Ephêsô,
Macedonia, và Hi Lạp), và có thể đã cắt đặt
Titô làm lãnh đạo cộng đoàn Cretê, và Timôthê làm lãnh
đạo cộng đoàn Ephêsô.
Trong thư 2 Timothê có
nói đến những ngày Phaolô gần chết (2 Tim 4:6-18).
Thư cũng ngụ ý Phaolô bị bắt ở Troas
(2 Tim 4:13) và giải về lại Roma (2 Tim 1:17), và có
thể thư này được viết trong tù Roma
dưới thời Nero (khoảng cuối 63, đầu 64).
Một số khác không
tin như trên. Họ cho là những thư này không phải
chính Phaolô viết, mà có thể các môn đệ Ngài viết.
Vì thế những dữ kiện lịch sử không
đáng tin cậy.
Ngoài những thư
trên, truyền thống giáo hội còn biết về
cuối đời Phaolô dựa vào tài liệu của giáo
hoàng Clement I (khoảng sau năm 90) và giám mục Eusebius
(cuối thể kỷ 3). Đặc biệt Eusebius là
người kể lại việc Phaolô bị bắt
đưa về Roma lần thứ hai, và bi giết
dưới thời hoàng đế Nero. Vì cuộc bách
hại Kitô hữu của Nero kéo dài từ năm 64 cho
đến khi Nero chết (tháng 6 năm 68), nên khó biết
chính xác Phaolô bị giết vào thời điểm nào.
Đa số các nhà chuyên môn dựa theo lời kể của
Eusebius và đoán là Phaolô chịu tử đạo khoảng
năm 67, không lâu trước khi Nero chết.
Thánh Phaolô
được chôn tại Via Ostiensis, gần đền
thờ Phaolô Ngoại thành ngày nay. Năm 258, khi Valerian ra
lệnh bách hại Kitô hữu và những ngôi mộ Kitô
hữu bị đập phá và làm ô uế, xác thánh Phaolô
được đưa về chôn tại Ad Catacumbas trên
Via Appian. Sau này người ta cải táng về nơi hoàng
đế Constantine dựng cho Ngài một đền
thờ, ngày nay gọi là đền thờ Phaolô Ngoại
Thành.
Lễ mừng kính thánh
Phaolô Trở Lại là ngày 25 tháng 1.
Lễ mừng kính thánh
Phaolô Tông Đồ (cùng với Phêrô) là ngày 29 tháng 6.
Mt. Nguyễn khắc Hy, S.S.
|