TÌNH YÊU THÁNH GIÁ
Lm. Anphong Trần
Đức Phương
Theo truyền thống
từ lâu đời, Chúa Nhật IV Mùa Chay thường được gọi là Chúa Nhật
“Hãy vui lên” (Rejoice Sunday, Laetare
Sunday!), vì Ca Nhập Lễ mở đầu bằng câu “Hãy vui
lên!... (Isaia
66, 10-11).
Chúng ta hãy vui
lên trong Chúa là Đấng
đã yêu thương cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy vui lên nơi
Thập Tự Giá là nguồn
ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta hãy vui
lên để hướng tâm hồn chúng ta về niềm
vui Phục Sinh, sau những
cố gắng hy sinh hãm
mình, làm việc từ thiện trong suốt Mùa Chay Thánh.
Trong Thánh lễ hôm nay, các vị chủ
tế có thể mặc áo lễ mầu
hồng thay màu tím, có
thể trưng bày hoa trên
Bàn thờ, cũng có thể
sử dụng các nhạc cụ trong trong Thánh lễ
(theo phụng vụ, trong suốt Mùa Chay, chỉ đệm đàn nhẹ cho Ca đoàn hát).
Các Bài đọc hôm nay nói về
tình yêu của Chúa đối với chúng ta, dù
chúng ta là những kẻ tội lỗi.
Bài Đọc I (2 Ký Sự 36, 14-16, 19-23) nói đến tội lỗi của dân Chúa
ngày xưa: “Từ các tư
tế, đầu mục và dân
chúng (Do thái) đều sống theo nếp
sống tội lỗi ghê tởm
của dân ngoại… làm ô uế Đền Thờ Chúa đã được thánh hiến… Dù Chúa đã
sai các tiên
tri đến kêu gọi họ ăn năn thống hối, nhưng họ cứ ‘cứng lòng’... và vì
thế, Thiên Chúa để cho ‘dân ngoại’
đến chiếm Thành Thánh Giêrusalem,
phá hủy Đền Thánh và bắt mọi
người đi lưu đày ở
Babylon. Chỉ sau những năm bị lưu đày nhục nhã, họ mới
ăn năn
sám hối. Ngồi trên bờ sông Babylon,
họ than khóc nức nở, thương nhớ về quê hương,
về Thành Thánh Giêrusalem (Đáp ca: Thánh vịnh 136, 1-6) và sám hối lỗi
lầm. Bấy giờ, họ
lại được
Thiên Chúa thứ tha, và đưa trở về quê hương.
Trong Bài Phúc Âm (Gioan
3,14-21), Chúa Giêsu nhắc đến câu chuyện Dân Chúa xưa sống
trong sa mạc, vì tội
lỗi phản nghịch, bị rắn cắn, và Thiên Chúa
đã sai ông Moise treo
con rắn đồng
lên và ai
nhìn lên con rắn thì được
khỏi (Dân số 21, 9…) (Ngày nay, y khoa cũng dùng hình ảnh
này làm biểu
tượng). Từ
hình ảnh đó, Chúa Giêsu
nói với ông Nicôđêmô về việc Chúa Giêsu sẽ
bị chết treo trên Thập
Tự Giá để cứu chuộc tội lỗi nhân loại, và ai tin sẽ được tha thứ: “Như ông Moise đã
dương cao con rắn trong sa mạc, Con Người (Chúa Giêsu) cũng phải được dương cao như vậy, để những ai tin vào Người
thì được sống muôn đời…)
Đó là tình yêu cao
cả của Thiên Chúa đối
với chúng ta là những
kẻ tội lỗi: “Thiên Chúa đã yêu
thương chúng ta đến nỗi đã cho chính Con Một
của Ngài đến trần gian để cứu chuộc chúng ta. Ngài đã
chấp nhận cái chết đau đớn trên Thập Tự Giá, như
một kẻ nô lệ, để
giải thoát chúng ta khỏi
vòng nô lệ
của ma qủy, thế gian và xác thịt,
để trở thành những người con cái tự do của Thiên Chúa. Đó là ơn
huệ Chúa thương ban, chứ không do công nghiệp
riêng của chúng ta (Bài
Đọc II: Ephêsô
2, 4-10).
Hình phạt ‘khổ giá’ ngày xưa
trong Đế Quốc Rôma, là một hình
phạt rất đau đớn và nhục nhã,
chỉ dành cho những người phải sống trong thân phận nô lệ. Chúa Giêsu, Đấng hoàn toàn vô
tội, nhưng đã chọn cái chết trên Thập Tự Giá như
một kẻ nô lệ, để
giải thoát chúng ta khỏi
vòng nô lệ
của tội lỗi. Đó là tình yêu
cao cả, Tình Yêu Thập
Tự Giá, dù những người Do thái cho đó là
‘điều ô nhục’
và người Hy lạp cho
đó là ‘điên rồ’ không thể chấp nhận được! (Côrintô
1:23).
Thật sự, chúng ta chỉ
có thể hiểu được tình yêu Chúa
trên Thánh Giá, khi chúng
ta nhớ tới lời Thánh Gioan Tông
Đồ: “Thiên Chúa là Tình
Yêu.” (1 Gioan 4: 8). Một tình yêu bao
la, cao cả, vượt trên mọi sự hiểu biết của con người – Tình Yêu Thánh
Giá.
Ngày nay, những người vô thần, những người ngoài Kitô Giáo
cũng thường
không hiểu được tình yêu đó. Họ không thể hiểu được làm sao chúng ta
lại tôn thờ một người bị chết nhục nhã như vậy!
Thánh giá luôn là một
‘điều điên rồ không thể chấp nhận được đối với những người không có lòng
tin nơi Thiên Chúa, những người không thể hiểu được “Thiên Chúa là Tình
Yêu!”
Trong niềm vui của Thánh
lễ hôm nay ‘vì Chúa đã
chết trên Thánh Giá để
cứu chuộc chúng ta’, chúng
ta hãy vui
lên và cùng
hiệp lời cầu nguyện: Xin cho mọi
người chúng ta biết dùng
nhiều thời giờ hơn trong Mùa Chay
Thánh để nhìn lên Chúa
chịu chết Thánh Gía vì
tội lỗi chúng ta, để
chúng ta biết sám hối lỗi lầm, biết từ bỏ những ‘tính hư, tật xấu’, canh tân đời sống cho xứng đáng là con cái Chúa,
là Cha yêu thương chúng ta, để cầu nguyện cho những người tội lỗi biết ăn năn trở về cùng Chúa, và
cầu nguyện cho những người chưa biết Chúa được trở về cùng Chúa.
Lm.
Anphong Trần Đức Phương
|