Bài 6: Tại sao Phaolô được
gọi là tông đồ trong khi Ngài không là một trong mười
hai người được Chúa Giêsu chọn?
Thánh Phaolô có lẽ chưa bao
giờ tiếp xúc với Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt khi Chúa Giêsu còn
sống, nhưng Ngài gặp Chúa Giêsu trên đường
Damas, sau khi Chúa Giêsu đã sống lại. Trong thư
viết cho giáo dân Côrintô và Galata, Phaolô khẳng định
là Chúa Giêsu Kitô kêu gọi Ngài làm Tông đồ (1 Cor 1:1; Gal
1:1).
Nhưng để
hiểu vai trò của một Tông đồ, ta cũng nên
biết ý nghĩa của danh từ này. Trong tiếng
Hilạp apostolos có nghĩa là người được
sai đi; và danh từ môn đệ - tiếng Hi Lạp
mathètès - có nghĩa là học trò, học sinh.
Trong Tân ước,
đôi khi các thánh sử dùng hai danh từ này thay đổi
nhau để chỉ cùng một đối tượng.
Mathêu gọi Nhóm Mười Hai - một danh từ đặc
biệt chỉ 12 người được chọn và
sống gần gũi với Chúa Giêsu - là Tông đồ (Mt.
10:2) khi kê khai tên họ, nhưng ông lại gọi họ là
những Môn đệ khi nhắc đến họ trong
những lần khác. Chỉ có Luca dùng danh từ Tông đồ
hầu như để dành riêng cho Nhóm Mười Hai mà
thôi, dù một lần trong sách Công vụ tông đồ, Luca
gọi Phaolô và Barnabas là hai Tông đồ (Cvtd 14:14).
Cũng nên
biết rằng con số Mười Hai là dấu chỉ
quan trọng có ý nghĩa tôn giáo và liên quan đến mười
hai chi họ Israel. Vì thế sau khi Giuda phản bội, nhóm
Mười Một đã chọn Mathias thay thế cho đủ
số Mười Hai. Nhưng sau khi các Tông đồ trong
nhóm Mười Hai qua đời, họ không còn bốc thăm
để thay thế nữa (Cvtd 1:21-26).
Thánh Phaolô không dùng danh
từ Môn đệ mà dùng từ Tông đồ để
chỉ mình và những người cộng tác đương
thời. Ngài dùng từ Tông đồ để chỉ
những người được Chúa Giêsu kêu gọi và
sai đi rao giáng tin mừng. Với Nhóm Mười Hai,
Phaolô dùng từ này để chỉ cả nhóm hơn là cá
nhân (1 Cor 15:5).
Liệt kê danh
sách những công việc mục vụ, thánh Phaolô kể
chức năng Tông đồ vào hàng đầu tiên:
"thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn
sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến
những người được ơn làm phép lạ...."
(1 Cor 12: 28). Trong khi công nhận vai trò quan trọng của
các Tông đồ đối với mình, Phaolô cũng tự
nhận là Tông đồ, nhất là mỗi khi nói đến
quyền giảng dạy (Rom 1:1; 2 Cor 1:1; Gal 1:1). Phaolô còn so
sánh mình là Tông đồ dân ngoại và Phêrô là Tông đồ của
những người chịu cắt bì (Gal 2:8).
Như
vậy, danh từ Tông đồ được dùng không
chỉ cho Nhóm Mười Hai mà còn với Phaolô, Barnabas, và
nhiều người được Chúa Giêsu Kitô kêu gọi
và sai đi trong thời sơ khai. Khi so sánh mình với
những Tông đồ này (là những người được
sai đi, không hẳn chỉ là Nhóm Mười Hai), Phaolô lên
tiếng: "tôi nghĩ là tôi cũng chẳng thua gì
những Tông đồ siêu đẳng kia đâu" (1 Cor
11:5).
Các thánh giáo
phụ vẫn cắt nghĩa rằng Phaolô tự hào
nhận mình là Tông đồ vì Ngài cảm nghiệm chắc
chắn rằng Chúa Giêsu Kitô đã kêu gọi và cắt đặt
Ngài đi rao giảng Tin Mừng - không thua gì những Tông đồ
được sống với Chúa Giêsu - qua việc làm và
lời nói (2 Cor 12:12; Cvtd 19;11-12).
|