Bài 3: Thánh Phaolô viết bao nhiêu thư?
Và Khi nào?
Đọc
trong Tân Ước, ta thấy có 13 thư mang tên tác giả
Phaolô gởi cho các giáo đoàn hay cá nhân theo thứ tự:
Rôma, 1 và 2 Corintô, Galata, Ephêsô, Philiphê, Côlôsê, 1 và 2 Thesalônica, 1
và 2 Timôtê, Titô, và Philêmon.
Một số
học giả Thánh Kinh cho rằng tất cả 13 thư
trên là do Phaolô viết hay những trợ tá trực tiếp
viết. Nhưng phần lớn các học giả Thánh kinh
ngày nay tin rằng chỉ có 7 thư do chính Phaolô viết là:
Roma, 1 và 2 Corintô, Galata, Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon. Ngay
cả trong số 7 thư này cũng có những cộng
sự viên cùng viết với Ngài và tên của họ được
liệt kê trong những lời giới thiệu đầu
thư như thư 1 và 2 Côrintô,
Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon.
Còn sáu thư
còn lại (2 Thesalonica, Ephêsô, Côlôsê, 1 và 2 Timôtê và Titô) là đề
tài tranh luận giữa những học giả Thánh Kinh
về tác quyền, và họ gọi những thư này là
Thứ Kinh (Deutero-Pauline letters).
Trong thế kỷ
thứ nhất người Do Thái và vùng ảnh hưởng
Hi Lạp có thói quen viết thư nhân danh một nhân
vật quan trọng mà mình thật sự quen biết và thông
hiểu tư tưởng người đó, rồi trao
danh dự cho người đó bằng cách ký tên nhân
vật đó là tác giả.
Chúng ta ngày nay có thể không
hiểu cách làm việc này và cho là vi phạm tác quyền.
Nhưng
những người của thế kỷ thứ nhất
quan niệm về tác quyền hoàn toàn khác chúng ta ngày nay. Điều
quan trọng là những thư viết này phải phản
ánh được tư tưởng của người mà
họ muốn cống hiến tên tuổi làm tác giả.
Nói cách khác,
những người viết thay này thường là học
trò / môn đệ hay bạn bè thân thiết đã hiểu được
tư tưởng người được gọi là tác
giả.
Vì thế, dù
có những khác biệt về hình thức trình bày và cách hành
văn, 6 thư còn lại vẫn diễn tả tư tưởng
của Phaolô và tiếp tục những giáo huấn được
ghi lại trong 7 lá thư mà người ta tin chắc
chắn là do chính Phaolô viết.
Về
thời gian, rất khó biết chính xác, nhưng các học
giả sắp xếp những thư như sau: 1 Thesalônica
chừng 50-51; 1 và 2 Corintô chừng 54-55; Galata chừng 54-55;
Philiphê chừng 56; Rôma chừng 57-58; Philêmon chừng 60-61; 2
Thesalonica, Côlôsê và Ephêsô chừng giữa thập niên 80 (và
nếu thật sự Phaolô viết những thư này thì có
thể vào giữa những năm 50); 1 và 2 Timôthê và Titô
chừng giữa 60-90 (và nếu thật sự Phaolô
viết thì có thể đầu những năm 60).
Nhìn chung,
tất cả 13 thư trên đều trình bày những giáo
huấn thống nhất của một Phaolô cương
nghị, dứt khoát và nhiệt tình trong giảng dạy.
|