TẠI SAO CHÚA GIÊSU CẤM CÁC MÔN
ĐỆ VÀ CẢ MA QUỈ KHÔNG ĐƯỢC TIẾT LỘ
NGÀI LÀ ĐẤNG KITÔ?
Hỏi: Đọc Kinh Thánh Tân Ước,
chúng ta thấy nhiều lần
Chúa Giê su đã căn dặn các Tông đồ không được nói cho ai biết Ngài là ai, sau khi Chúa làm phép lạ hay trừ quỉ, chữa bệnh cho nhiều người.
Chúa còn ngăn cấm cả quỉ dữ không được
nói Ngài là ai
nữa.
Xin cha giải thich sự
kiện khó
hiểu này
Trả
lời: Đường lối của
Thiên Chúa thì khác đường lối của con người.
Tư tưởng của Thiên Chúa lại càng không giống
tư tưởng của loài nguời nữa.
Đây là
tiêu chuẩn để trả lời câu hỏi trên đây.
Thật vậy, đoc
Kinh thánh Tân Ước, chúng thấy nhan nhản những lời khó hiểu
như câu hỏi nêu trên.
Thí dụ, sau khi Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là
Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Chúa đã khen
Phêrô về lời tuyên xưng này, nhưng ngay sau đó, Chúa
đã “cấm ngặt các môn
đệ không được
nói cho ai biết Người là Đấng Kitô” (Mt 16:20;
Mc 8: 29-30; Lc 9:21).
Cũng vậy, nhiều
lần khác, sau khi chữa cho nhiều người khỏi
bệnh tật và
bị quỉ ám, Chúa đã quát mắng lũ
quỉ “không cho phép chúng
nói vì chúng biết Người là Đấng Kitô” (Lc
4:41;Mc :1:34; 3:12).
Tại sao Chúa Giêsu lại
ngăn cấm các môn đệ và cả ma quỉ không
được nói cho ai biết Người là Đấng
Kitô, trong khi đích thực Chúa
là Đấng Thiên Sai tức
Đấng Kitô (Christo = Messiah) được xức
dầu và được sai
đến trần gian để cứu chuộc nhân loại
khỏi chết vì tội?
Để trả lời
cho câu hỏi này, chúng ta hãy đọc kỹ lại lời Chúa đã nói với các môn đệ
sau đây:
“Con Người đến không
phải để được người ta phục vụ,
nhưng là để phục vu và hiến dâng mạng sống
làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28;
Mc 10:45).
Nghĩa là Chúa không đến
để được tung hô vạn
tuế như những lãnh tụ chính trị, hoặc
được cung phụng hầu hạ như những
vua chúa, quan quyền thế gian. Ngài cũng không đến
để mang phú quí vinh hoa hay quyền lực cho ai ở
đời này. Ngược lại, là Đức
KItô, Ngài đến để thi hành sứ mạng Thiên Sai
mà Ngài đã lãnh nhận từ Thiên Chúa Cha. Sứ mạng
này không thể
đuợc hiểu theo nhãn quan con người – hay nói
đúng ra phải nói – là đi
ngược lại với mọi
mong ước của người trần thế. Cho nên,
khi sinh xuống trần gian, Chúa đã không chọn nơi
cung điện ngọc ngà mà
chọn hang lừa máng cỏ để giáng sinh, khiến
đại đa số dân Do Thái không thể tin Đấng
Kitô lại có thể xuất hiện cách thấp hèn như
vậy. Vì làm sao họ có thể nhận
ra Đấng Kitô trong thân hình “một
trẻ sơ sinh bọc tã
nằm trong máng cỏ” (Lc 2:12) giữa
bày súc vật vây quanh để sưởi ấm cho trong
đêm giáng sinh giá lạnh? Sinh ra trong khó hèn như vậy, lớn
lên lại sống lang thang, vô gia cư, như lời
Người đã nói với
các môn đệ một ngày
kia rằng “con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con
Người không có chỗ tựa
đầu” ( Mt 8:21).
Đó là chân dung Đức
Kitô, khó nghèo từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên
đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. Chúa đã thực
sự sống nghèo để nên gương khó hèn cho chúng
ta, mặc
dù “Người vốn giầu
sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em để lấy cái nghèo của
mình mà làm cho anh em trở nên
giầu có” (2 Cor 8:9).
Đây chính là sự khôn ngoan
khôn lường của Thiên Chúa và đó cũng là đặc tính khác mọi người đời của Đức Kitô
mà các môn đệ của Chúa cũng như người Do
Thái đương thời
không thể hiểu được.
Một Đấng Kitô
mà họ mong đợi phải là người rất oai
hùng, uy quyền và
giầu sang, đến để giúp dân Do Thái
thoát khỏi ách thống trị
của người La Mã – và hơn thế nữa – giúp cho
Do Thái trở thành đế quốc hùng cường thống
trị các dân tộc khác. Nhưng Chúa Giêsu không đến
để đáp ứng khát vọng đó của dân Do Thái,
đồng hương của Ngài, mà đến để
“cứu những gì đã hư mất”
(Mt 18:11)
nghĩa là “hiến mạng sống
làm giá chuộc cho muôn người” ( Mc 10 : 48).
Trong mục đích
đó, Chúa Giêsu đã giải thích rõ cho các tông đồ biết
về số phận của Ngài với tư cách là Đấng
Kitô được sai đến
trần gian như sau: “Con Người (tức chính
Đấng Kitô) phải chịu đau khổ nhiều, bị
các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại
bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại” (Mt 16: 21; Mc
8:31; Mt 20:18-19; Lc 9:22).
Lời tuyên bố này
đã làm cho các tông đồ của Chúa bàng hoàng, nhất là
Phêrô người đã không muốn
cho Thầy mình phải chịu những đau khổ
đó, nên đã kéo Chúa ra ngoài và can ngăn: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy
gặp phải chuyện đó” (Mt 16:22). Đây là
sự khôn ngoan của con người ở khắp mọi
nơi và mọi thời đại. Đây
cũng là đường lối suy tư và hành động
của loài người chúng ta. Không ai muốn chịu đau khổ,
bị ngược đãi và khó nghèo. Nhất là không ai
dám chết cho người khác, trừ một mình Chúa Kitô, Người
đã chết thay cho tất cả chúng ta, những kẻ tội
lỗi được sống. Vì thế, Chúa đã quở
mắng Phêrô về lời can ngăn trên như sau: “Xa-tan, lui lại đằng sau
Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của
anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của
loài người.” ( Mt 16:23)
Lại
nữa, cũng vì khôn ngoan loài người, nên hai anh em ông Gia-cô-bê và Gioan đã xin với
Chúa “cho hai anh em chúng con, một
người được ngồi bên hữu, một
người đuợc ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được
vinh quang!” (Mc 10:37)
Và cùng
não trạng trên đây, các môn đệ khác đã tranh cãi
nhau trên đường về nhà, nhưng khi Chúa hỏi các
ông bàn tán gì với nhau, thì họ đã im lặng
không dám trả lời Chúa, vì “các ông đã cãi nhau xem ai là người làm lớn
hơn cả!” (Mc 9:34)
Đó
là tất cả sự khác biệt giữa tư tưởng
và đuờng lối của Thiên Chúa với tư tưởng của
loài người. Và đó là lý
do vì sao Chúa Giêsu đã cấm các môn đệ và cả ma quỉ
không được công khai nhìn nhận Chúa là Đấng
Kitô, mặc dù chính Ngài là Đấng Kitô, đươc Chúa
Cha sai đến trần gian để cứu chuộc cho
muôn người khỏi chết vỉ tội đáng phải phạt.
Tóm lại,
Chúa cấm vì sợ họ hiểu lầm sứ mạng
Thiên sai (messianic mission) của Người như đã trình bày rõ trên
đây.
Lm.
Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
|