MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Sống Đạo
Thứ Hai, Ngày 9 tháng 3-2009

SỐNG ĐẠO

“vào thời sau hết này” (Dt 1,2)

Muốn sống đạo nghiêm chỉnh, cần ghi nhớ và thực hành 7 điểm sau đây:

- Là tóm kết những lời dạy của Chúa Giêsu Kitô và của Hội Thánh.
- Là cốt yếu của Tin Mừng.


1. Lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa (Lc 11,28)

1.1 Lắng nghe và tuân giữ lời Chúa là gì?
- Là đọc Kinh Thánh (Tân ước) nhất là Tin Mừng mỗi ngày, và theo gương Mẹ Maria và cùng với Mẹ “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19; xc.51).
- Vì “tư tưởng hướng đến việc làm”, nên một khi đọc đi đọc lại lời Chúa, người tín hữu sẽ sống lời Chúa trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

1.2 Tại sao cần phải lắng nghe và tuân giữ lời Chúa?

- Vì Lời Chúa là ý muốn của Chúa, là đường lối của Chúa.
“Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời,
mới được vào (Nước Trời) mà thôi” (Mt 7,21).
- Để yêu mến Chúa và nên một với Người (x. Ga 14,23)
- Để trở nên mẹ và anh chị em của Chúa Giêsu (x. Lc 8,21)
- Để thực sự là chiên thuộc về Mục Tử Giêsu (x. Ga 10,27)

1.3 Lắng nghe lời Chúa thế nào?

- Bằng đức tin: tin thật Chúa Phục Sinh đang nói với tôi, dạy bảo tôi qua những lời trong Sách Thánh.
- Bằng lòng mến: đón nhận lời tỏ tình của Chúa (trong Kinh Thánh) bằng tấm lòng. Đó là những lời từ Trái Tim đến trái tim.

 “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.
 Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy,
 Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23)
 “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống” (Ga 6,63)

2. Đi dâng Thánh lễ hằng ngày

2.1 Thánh lễ là gì?

- Thánh lễ là cử hành lễ tế thánh giá của Chúa Giêsu Kitô là Đầu, cùng với toàn thể Hội Thánh là Thân mình, để tạ ơn Thiên Chúa đồng thời đem lại ơn cứu độ cho toàn thể loài người và vạn vật hoàn vũ.
- Thánh lễ là hành động của Chúa Kitô Toàn Thể, vượt xa bất cứ việc đạo đức nào, vô cùng xứng đáng để chúc tụng, ngợi khen, tạ ơn, đền tạ và xin ơn cho mình, gia đình, mọi người, và các linh hồn, cùng vạn vật hoàn vũ.

2.2 Tại sao nên đi dâng lễ hằng ngày?

- Mỗi ngày là một hồng ân lớn lao bao gồm muôn vàn ân phúc cho mọi người. Chỉ có thánh lễ mới giúp ta biết sống những ân phúc đó và biết tạ ơn xứng đáng cho mình và cho mọi người.
- Thánh lễ là nghi thức ký kết giao ước giữa Thiên Chúa và loài người. Khi đi dâng lễ, người Kitô hữu xác nhận lại giao ước trong bí tích Thánh Tẩy và quyết tâm tuân giữ giao ước là: thuộc về Chúa hoàn toàn và sống cho Chúa mọi nơi mọi lúc.

2.3 Dâng lễ thế nào?

- Đem hết lòng hết sức chú tâm hiệp thông với Chúa Giêsu và với chủ tế cùng với cộng đoàn, để dâng lễ như một việc quan trọng nhất, cần thiết nhất và cao quý nhất trong đời.
- Hiến dâng lên Cha chính mình, gia đình, Hội Thánh, nhân loại và vạn vật hoàn vũ cùng với Chúa Giêsu Kitô, để “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1Cr 15,28). Tất cả là của Chúa, tất cả thuộc về Chúa.
- Nối dài thánh lễ trong ngày sống, tức là sống thánh lễ trong cuộc đời, bằng cách hiến dâng lên Thiên Chúa mọi người mọi sự:
“Cha ơi, này tâm thân con, cùng Tâm Thân Chúa Giêsu Kitô trong con lúc này, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, nhờ Mẹ Maria vô nhiễm, xin hiến dâng lên Cha, cùng với (người này, chuyện này, vật này ...) (x.1Cr 3,22-23).
- Đi chầu Thánh Thể cũng là nối dài Thánh lễ, vì Chúa Thánh Thể ở trong tình trạng không ngừng hiến tế lên Cha, để cầu thay nguyện giúp cho mọi người. Đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, người tín hữu quyết tâm sống cho Chúa, hầu đón nhận chính Chúa là nguồn mọi ân phúc. “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16).

 “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em.
 Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19)

“Vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (Rm 12,1)

         “Nhờ Người, chúng ta hãy luôn luôn dùng lời ngợi khen làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa, tức là dùng miệng lưỡi mà ca tụng Danh Thánh. Anh em chớ quên làm việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế”
                                                        (Dt 13,15-16 ; x.1Pr 2,5.9 ; Kh 5,10)
3. Cầu nguyện không ngừng

3.1 Cầu nguyện là gì?

Là đến với Chúa, gặp gỡ Chúa, ở lại với Chúa, nói chuyện với Chúa, là hướng về Chúa, khao khát Chúa, tìm kiếm Chúa, là thờ lạy, chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ, xin ơn, đền tạ.
- Trên hết và cốt yếu của cầu nguyện là yêu mến. Không có tình yêu, không bằng tấm lòng, thì không có cầu nguyện. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu.

3.2 Tại sao phải cầu nguyện luôn?

- Quan hệ tình yêu giữa người tín hữu với Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô, đã bắt đầu từ ngày chịu Thánh Tẩy. Sống đạo là sống quan hệ đó mọi nơi mọi lúc. Sống quan hệ tình yêu là cầu nguyện không ngừng.
- Vì lời Chúa đã dạy như thế:
 “Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1)
“Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1Tx 5,16-18)
“Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha. Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh” (Ep 5,20;6,18;Cl 4,2)

3.3 Cầu nguyện không ngừng cách nào?

- Nguyên tắc: Cùng với Chúa Kitô:
 nghĩ, nhìn, nghe, nói,
 đi, đứng, nằm, ngồi,
 sáng, trưa, chiều, tối.

- Thực hành:

/ Cùng với Chúa Giêsu Kitô, chúc tụng Cha, ngợi khen Cha, cảm tạ Cha và yêu mến Cha hết lòng (mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh) (x. Dt 13,15).

2/ Sống Thánh Thần:

 Lạy Thiên Chúa Tạo Hoá Tình Thương là Cha chúng con ở trên trời.
Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, trong Chúa Thánh Thần,
hiệp với Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, đại gia đình thần thánh, sinh linh các cõi, nhân loại, Giáo Hội và vạn vật hoàn vũ,
con xin hết lòng thờ lạy, tôn vinh, chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ và yêu mến Cha, bây giờ và cho đến muôn đời.
Nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thành sự trên con cũng như trên Đức Mẹ và các thánh, dưới đất cũng như trên trời. Xin ban cho con hằng ngày dùng đủ, tràn đầy Thánh Thần và ngày mai tươi sáng. Amen.

- Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Cứu Chúa duy nhất của loài người, là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Nhân danh Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần,
hiệp với Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, đại gia đình thần thánh, sinh linh các cõi, nhân loại, Giáo Hội và vạn vật hoàn vũ,
con xin hết lòng thờ lạy, tôn vinh, chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ và yêu mến Chúa, bây giờ và cho đến muôn đời.
Xin cho:
 mọi trái tim đều yêu mến,
 mọi trí khôn đều kính tin,
 mọi miệng đều ca ngợi,
 mọi gối đều bái quỳ,
 mọi tay đều giang rộng,
 mọi mắt đều chiêm ngắm,
 mọi tai đều lắng nghe
Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

- Lạy Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa Ngôi Ba, là Tình Yêu, Chân lý, Đấng ban sự sống và thánh hoá muôn loài.
Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con,
hiệp với Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, đại gia đình thần thánh, sinh linh các cõi, nhân loại, Giáo Hội và vạn vật hoàn vũ,
con xin hết lòng thờ lạy, tôn vinh, chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ và yêu mến Chúa, bây giờ và cho đến muôn đời.
Xin tình yêu Chúa từ tâm con hằng vọt ra chan chứa, tràn đầy châu thân, toả ra muôn phía, chan hoà khắp cả trời đất, khắp cả các thiên thần, các thánh, sinh linh các cõi, nhân loại, Giáo Hội, dân tộc, giòng tộc, linh tộc, thiên tộc .... và vạn vật hoàn vũ. Amen.

3/ Cầu chúc Thánh Thần (x. GLCG 2627và 2671)
Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, xin Cha chúc lành Thánh Thần đầy tràn trên tâm thân con (chúng con, người này, vật này, nơi này ...)

4/ Lần hạt Mân côi là:

-  Sống lời Chúa.
-   Cùng với Mẹ cầu nguyện.
-   Sống đơn sơ khiêm nhường.

5/ Lần chuỗi Thương Xót.

- Kêu cầu Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là đụng chạm mạnh mẽ vào nơi sâu thẳm nhất của Thiên Chúa Tình Yêu, và ai càng “xót thương người”, thì càng kêu cầu Lòng Thương xót Chúa cách hữu hiệu, dồi dào.
- Lần chuỗi Thương Xót là hiến dâng lên Cha cuộc khổ nạn hồng phúc của Người Con Một chí ái, là cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu Kitô, thì hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa, và luôn được nhận lời.

 “Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả” (Rm 8,26)

“Nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Lc 11,13)

4. Ăn chay hãm mình, vác thập giá

4.1 Ăn chay hãm mình, vác thập giá là gì?

- Ăn chay hãm mình là tự nguyện giảm bớt trong việc ăn uống, giải trí, thú vui, mắt nhìn, tai nghe, miệng nói, những điều mình thích …
- Vác thập giá là vui lòng đón nhận tất cả mọi sự, mọi hoàn cảnh do Cha Tình Yêu đưa đến hoặc cho phép xảy ra, mà không phàn nàn kêu ca, vì đó là ý muốn khôn ngoan và yêu thương của Cha.

4.2 Tại sao cần phải ăn chay hãm mình, vác thập giá?

- Vì Chúa Giê-su đã ăn chay hãm mình, vác thập giá, còn chúng ta là môn đệ Chúa, mà môn đệ thì không hơn Thầy (x. Mt 10,24; Lc 6,40)
- Vì Chúa Giê-su đã dạy: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
- Ăn chay hãm mình là loại bỏ mọi điều xấu xa và những gì không thích hợp (kể cả những điều chính đáng) để làm cho mình rỗng không, hầu đón nhận dồi dào mọi ân phúc của Chúa. Vác thập giá là thi hành ý muốn của Thiên Chúa và trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su Ki-tô.

4.3 Ăn chay hãm mình, vác thập giá thế nào?

- Ăn chay thể xác: Đức Mẹ Mễ Du yêu cầu ăn chay thứ tư và thứ sáu hằng tuần.
- Ăn chay tinh thần (hy sinh hãm mình):
 Siêu thoát tình, tiền, danh.
 Từ bỏ những người, những dịp đưa đến tội lỗi.
 Hãm dẹp ngũ quan nhất là mắt nhìn, tai nghe…
- Vác thập giá hằng ngày:
 Chấp nhận giới hạn và hoàn cảnh cụ thể của bản thân, gia đình, Giáo Hội, xã hội, thế giới, thời tiết, thiên tai, chiến tranh …
 Cùng với Chúa Giê-su Ki-tô thưa vâng với Cha trong mọi hoàn cảnh và tin rằng Chúa vác thập giá phần nặng đi trước và ta vác phần nhẹ đi theo sau (x.Lc 13,26).

 “Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,2; x.Lc 4,2)
                  
“Khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó” (Mc 2,20)
                                
“Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa” (Lc 2,37)     
                   
“Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” (2Cr 11,27)                                                                                                                                                      
5. Khiêm nhường phó thác

5.1 Khiêm nhường phó thác là gì?

- Khiêm nhường là nhận sự thật về mình. Sự thật đó là: tôi được Thiên Chúa dựng nên cho Thiên Chúa, nghĩa là tôi từ Thiên Chúa mà đến và tôi sẽ trở về cùng Thiên Chúa (x.Ga 13,1.3 ; 8,14.42).
- Vậy tôi là của Chúa, tôi hoàn toàn thuộc về Chúa. Ý thức và sống lệ thuộc vào Chúa mọi nơi mọi lúc là sống khiêm nhường.

5.2 Tại sao phải khiêm nhường phó thác?

- Thiên Chúa dựng nên tôi, tôi là thụ tạo của Chúa. Thiên Chúa sinh ra tôi, tôi là con của Cha trên trời. Cha Tạo Hóa Tình Yêu đảm nhận trọn vẹn con người và cuộc sống của tôi. Bất cứ chuyện gì xảy đến với tôi, đều được Cha sắp xếp nhằm lợi ích cho tôi (x.Rm 8,28), chỉ vì tình yêu và quyền năng của Người. Chúa Cha không thể làm gì khác tốt hơn cho tôi được nữa. Hiện tại là tốt nhất cho tôi. Tin như vậy là khiêm nhường.

- Thiên Chúa theo dõi và chăm sóc tôi từng ly từng tí, như con ngươi trong mắt Người: “Chúa ấp ủ, Chúa lo dưỡng dục, luôn gìn giữ, chẳng khác nào con ngươi mắt Chúa” (Đnl 32,10; x.Tv 16,8). Tôi phải tin chắc chắn rằng: “Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện, nếu Người không làm phát sinh điều thiện hảo từ chính sự dữ đó” (Toát yếu SGL số 58).
Tin như vậy là phó thác.

5.3 Sống khiêm nhường phó thác thế nào?

- Với Thiên Chúa:
 Sống phó thác như con thơ (x.Mt 18,3): đưa mọi người, mọi sự về Cha, bởi vì tất cả là của Cha, tất cả thuộc về Cha.
 Đón nhận mọi người mọi sự từ Cha Tình Yêu, vì tin chắc rằng: mọi sự đều từ Cha Tình Yêu mà đến.
- Với người khác:
 Ưu tiên cho người khác, coi người khác hơn mình (x.Pl 2,3-4)
 Không xét đoán hay lên án, nhưng sống hiền lành, chịu đựng, tha thứ vì Chúa Ki-tô (x.Mt 7,1-2; Lc 6,37; Rm 2,1-2; 1Cr 4,5; Gc 4,11-12)                                         
- Với chính mình:
 Tôi chẳng là gì (nihil sum), mà có là gì thì là bởi Chúa
                                        (x. Lc 11,13; Rm 3,4; 1Cr 15,10; Gl 6,3)
 Tôi chẳng có gì (nihil habeo), vì mọi sự tốt lành tôi có đều bởi Chúa (x. Mt 19,17; 1Cr 4,7; 1Tm 6,7)         
 Tôi chẳng làm gì được (nihil possum), tôi làm gì được là do khả năng Chúa ban và ơn Chúa giúp (x. Lc 17,10; Ga 15,5)                                                                                        
“Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”
                                                                                            (Mc 10,45)

“Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”
                                                                                        (Ga 13,14-15)

“Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi” (2Cr 12,9)

“Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30)

6. Tâm hồn nghèo khó thanh thoát

6.1 Tâm hồn nghèo khó thanh thoát là gì?

- Nghèo khó là không coi gì là của riêng mình: sự sống, sức khỏe, sắc đẹp, tài năng, thời giờ, của cải, hiện tại, tương lai …
- Thanh thoát là không dính bén hay bị lệ thuộc vào bản thân, vào bất cứ người nào, sự gì, vật gì như danh giá, tình cảm, tiền bạc, kể cả những sở thích, tiện nghi, thói quen …

6.2 Tại sao cần phải có tâm hồn nghèo khó thanh thoát?

- Để mua được Nước Trời, thì phải bán tất cả những gì mình có (x.Mt 13,44-46), nghĩa là phải dám liều, dám đánh đổi tất cả để được tất cả. Mọi sự đều có giá phải trả, phương chi là Nước Trời!
- Để làm môn đệ đi theo Chúa Giêsu, và theo tới cùng (x.Lc 9,23-24; 14,25-33)

6.3 Sống nghèo khó thanh thoát thế nào?

- Nguyên tắc: người nghèo hèn bé nhỏ chẳng có gì ngoài Thiên Chúa.
- Thực hành:
 Không muốn sống cũng như không muốn chết, không muốn khỏe mạnh cũng như không muốn bệnh tật, không muốn thành công cũng như không muốn thất bại … Không muốn được như ý mình, mà chỉ muốn điều Chúa muốn; không chọn điều mình cho là tốt nhất, mà chỉ chọn điều Chúa muốn (x.Mc 14,36).
 Hoàn toàn quên mình để nghĩ tới và sống cho Chúa cũng như cho anh chị em: yêu mà không mong được yêu lại.
 Chấp nhận để người khác nghĩ về mình và đối xử với mình theo như ý họ, mà không cần thanh minh … (x.Mt 17,12)

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”
                                                                                                 (Mt 5,3)

“Anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8,9)

“Nếu sống ở đời này mà công việc của tôi được sinh hoa kết quả, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần; nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em”                     
                                                                                          (Pl 1,22-24)

“Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3,8)

“Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,33)

“Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14,7-8)

7. Mến Chúa yêu người

7.1 Mến Chúa yêu người là gì?

- Mến Chúa là thi hành ý muốn của Chúa (x.Mt 7,21 ; 12,50)
      là tuân giữ lời Chúa (x.Ga 14,23 ; 1Ga 5,3)

- Yêu người là:
 Yêu người như Chúa yêu: nhập một với Chúa Giêsu Kitô, để cùng với Người yêu mọi người bằng Thánh Thần Tình Yêu. Đó là bác ái Kitô giáo.
 Yêu người như yêu Chúa: nhận ra Chúa Kitô nơi mọi người, nhất là những người nghèo khổ, và hết lòng yêu mến như yêu chính Chúa” (x.Mt 25,40).
7.2 Tại sao phải mến Chúa yêu người?
- Vì Thiên Chúa là tình yêu: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8).
- Vì Thiên Chúa đã truyền dạy: “Điều răn đứng đầu là: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó” (Mc 12,30-31).
- Vì mến Chúa yêu người không thể tách rời nhau:
“Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu mến, vì Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta trước.
Đây là điều răn mà chúng ta nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu mến anh em mình.
Phàm ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, kẻ ấy đã được Thiên Chúa sinh ra. Và ai yêu mến Đấng sinh thành, thì cũng yêu mến kẻ được Đấng ấy sinh ra” (1Ga 4,19.21; 5,1)

7.3 Mến Chúa yêu người thế nào?

- Sống giây phút hiện tại: cùng với Chúa Giêsu Kitô luôn tìm kiếm ý muốn của Cha và làm đẹp lòng Cha trong mọi sự, với hết lòng hết sức có thể.
- Cùng với Chúa Giêsu Kitô:
 Cầu nguyện cho mọi hạng người.
 Ân cần tiếp đón.
 Hết tình phục vụ.

“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu mến nhau” (Ga 15,9.17)
“Anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em”
                                                                                            (Ga 13,34)

“Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.
Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người, và phải yêu mến nhau, theo điều răn Người đã ban cho chúng ta” (1Ga 3,16.23)

Tóm lược

 Đối với người Kitô hữu muốn sống Đạo cho đạt, cho đúng ý muốn Thiên Chúa, thì “chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi” đó là Chúa Giêsu Kitô.
- Tin thật Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa làm người, đã chết và sống lại vì chúng ta (Kinh Tin Kính).
- Tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Cứu Chúa duy nhất của toàn thể loài người, ngoài Người ra không ai có thể cứu chúng ta (x. 1Pr 1,19 ; 1Ga 4,2-3).
- Gắn bó với Chúa Giêsu Kitô mọi nơi mọi lúc, như cành nho gắn liền với cây nho (x. Ga 15,4 ; Cl 2,6 ; 1Ga 2,6.28 ; Ep 1,4).

“Việc Thiên Chúa muốn là các ông tin vào Đấng Người đã sai đến”                       (Ga 6,29)
“Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”
                                                                                                     (1Cr 1,9)
“Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5)

Mùa Chay 2009

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
“hãy Phá Ngôi Đền Này Đi” (3/12/2009)
Sống Tnh Thức # 38: Xây Vạn Lý Trường Thành Hay Xây Tâm Linh (3/12/2009)
Có Quỷ Dữ Hay Không? (3/11/2009)
Tình Trạng Sống Hiện Nay Của Các Linh Mục (3/10/2009)
Tín Hữu Sống Lại Thế Nào? (3/10/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Chiến Đấu (3/9/2009)
Tin/Bài khác
Từ Cõi Chết Sống Lại Nghĩa Là (3/8/2009)
Thôi Đừng Đầy Đoạ Nhau (3/8/2009)
Chúa Nhật 2 Mùa Chay B (3/8/2009)
Lên Núi Xuống Ðồi (3/7/2009)
Ðây Là Con Ta Yêu Dấu (3/7/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768