TỪ Cõi ChẾt
SỐng LẠi Nghĩa Là Gì ?
Lm Trần Bình
Trọng
Chúa Giê-su nhận thức rằng cuộc khổ hình mà Người
sắp phải chịu sẽ để lại một kinh nghiệm đau thương cho các tông đồ,
nhất là cho Phê-rô, Gia-cô-bê
và Gio-an, là những người sẽ chứng kiến cảnh sầu khổ của Chúa trong vườn
cây dầu. Vì thế Chúa đưa ba tông đồ lên đỉnh núi để biến hình cho họ thấy
cảnh vinh quang của nước Chúa. Việc Chúa biến hình có mục
đích là củng cố đức tin và đức cậy của các tông
đồ, trong cái viễn tượng của cuộc khổ hình và thánh
giá. Sau cảnh biến
hình, Chúa ra lệnh cho
các tông đồ không được thuật lại cho ai
những điều
họ vừa xem thấy, cho tới khi
Con người từ
cõi chết sống lại (Mc
9:9). Các tông đồ tuân giữ lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau : Từ cõi
chết sống lại nghĩa là gì?
Trong Mùa
Chay ta cùng
với các tông đồ suy gẫm ý nghĩa của lời Chúa : Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?
Các tông đồ bày tỏ nỗi buồn sầu khi Chúa Giê-su
tiên báo, Con người sẽ
phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục,
thượng tế và kinh sư
loại bỏ, bị lên án
tử hình, và ngày thứ
ba sẽ sống lại (Mc
8:31). Các
ông không thể nào quan
niệm được
rằng Thày mình sẽ phải
chịu đau khổ. Các ông muốn Đức Ki-tô đi theo
đường lối
của loài ngưòi, nghĩa là tránh khổ
hình thập giá. Vì thế Phê-rô
đại diện cho các tông
đồ kéo
riêng Người ra và trách
Người (Mc 8:32).
Từ đó các tông đồ
quan sát và suy niệm
những cảnh : Thày mình
bị bách hại trong vườn cây dầu, bị dân chúng lăng
nhục, nhạo cười, bị quân lính tra
tấn và đánh đòn, cuối cùng chịu đội mão gai, vác
thánh giá và chịu chết
trên thập giá. Những cảnh bách hại và lăng nhục Thày mình phải
chịu làm các tông đồ
nản lòng, khiếp sợ. Họ nản lòng vì cái
chết của Thày mình đã
làm tiêu tan những mối hi vọng của họ. Họ khiếp sợ
vì bị người Do Thái truy nã, bách
hại. Rồi khi
được loan tin là
Thày mình đã sống lại họ trở nên hoang
mang, không biết đâu là thực hư.
Chỉ sau khi đối
diện với Chúa phục sinh họ mới
trở nên xác tín. Và từ đó họ ra đi
để làm chứng cho việc Chúa sống lại. Để chia sẻ cái
niềm vui phục sinh của Thày mình, họ cũng đã phải trải qua những bách hại, chịu tù đày và
chịu khổ hình trên thập
giá. Đúng như lời Chúa phán: Đày
tớ không trọng hơn chủ. Nếu người ta đã bách hại
Thày, họ cũng bách hại các con (Ga 15:20). Và như vậy các tông đồ
dần dần đã hiểu được từ
cõi chết sống lại như thế nào? Các vị tử đạo trong đó có tiền
nhân Việt Nam,
117 vị anh hùng tử đạo,
cũng đã hiểu đuợc từ cõi chết sống lại là thế nào trước
khi dám để
cho lý hình
hành xử.
Đối với ta, tư cõi chết sống lại nghĩa là gì trong
đời sống mỗi người?
Một biến cố rất quan trọng xẩy ra trong đời
sống ta, mang lại sự sống thiêng liêng cho
tâm hồn là Bí tích
Rửa tội.
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa
tội, ta cũng được sống lại từ cõi chết.
Cái tội nguyên tổ bị hủy diệt, và ta được
sống lại trong ơn nghĩa
với Chúa. Thế rồi từ đó trong cuộc
sống hàng ngày, ta cũng
trải qua những cuộc chết đi sống lại nho nhỏ,
không phải như các tông
đồ, cũng không phải như các vị
tử đạo.
Khi ta sẵn
sàng chịu thua thiệt, mất mát ở đời này, như mất bạn bè, mất
việc làm, mất dịa vị xã hội,
chỉ vì tin yêu vào Chúa,
và tuân giữ
giới răn Chúa, tức là ta đã
chết đi cho mình một
phần, để được sống lại trong ơn nghĩa với Chúa. Khi ta sẵn
sàng chết đi cho tội
lỗi, chết đi cho tính
ươn hèn, chết đi cho tính tham
lam, ích kỷ, lười biếng, chết đi cho tính nói
hành nói xấu, ta sẽ
đuợc tham dự vào đời
sống mới trong ơn nghĩa
với Chúa. Đó chính là
ý nghĩa của lời Chúa : Nếu hạt lúa miến
rơi xuống đất mà không mục nát đi, nó
sẽ trơ trọi một mình; còn nếu
mục nát đi, nó sẽ
sinh nhiều bông trái (Ga 12:24). Khi ta chịu cắt
tỉa những tính mê nết
xấu, ta sẽ được vươn lên về đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng. Bấy giờ ta mới
cảm nghiệm được ý nghĩa
của lời Chúa: chết đi sống lại như thế nào.
Lm Trần Bình Trọng
|