Chúa
Kitô không bỎ mỘt ai lẠi phía sau
St: 9: 8-15; Tv: 25; 1 Pr 3:
8-22; Mc 1: 12-15
Jos Tú
Nạc
Một
trận lụt sẽ gây kinh hoàng và tàn phá cho dù mực
nước chỉ dâng cao vài bộ. Những hình ảnh
từ trận sóng thần Châu Á, cơn cuống phong Catrina
ở New Orleans và hàng loạt những trận lụt khác
ở nhiều nơi vẫn còn ám ảnh trong tâm trí chúng ta.
Sự tàn phá khủng khiếp và cướp đi sự
sống có thể rất nặng nề.
Giao ước đã được diễn tả trong bài
đọc này, một đoạn trong Genesis – cuốn sách
thứ nhất của Cựu ước, mô tả một
trận đại hồng thủy cuối cùng đã
ập đến bao trùm toàn trái đất một cách vô
cớ. Cho đến bây giờ, khoa hoc vẫn không có
bằng chứng nào chứng minh được câu
chuyện này. Những trận lụt, động
đất, và những trận dịch khu vực đã
đựợc thấy nhiều nhưng không mang tai
họa toàn khắp. Và câu chuyện trong Genesis hầu như
hoàn toàn giống những huyền thoại Babylon đã
được khám phá và chuyển dịch – chỉ có
những tên và những chi tiết chính thay đổi. Những
người cổ đại (và cũng có một số
người hiện đại) hình dung một Thiên Chúa là
vội vã, độc ác, gây ra sự tàn phá với những
trừng phạt và hành hạ của Người. Tốt
hơn hết đừng hiểu đó là mặt xấu
của Người.
Nhưng điểm chính của bài đọc hôm nay không
phải là sự hành hạ, trái lại, đó là lời
hứa, giao ước và hy vọng. Phiến đá đã
được lau sạch và có một sự khởi
đầu mới. Thiên Chúa, bây giờ hình như từ
bỏ sự yếu đuối của loài người,
hứa không bao giờ đem lại một trận lụt
trên toàn trái đất nữa. Cầu vồng
được thiết kế như một biểu
tượng hằng hữu, và đáng yêu của lòng trung
thực của Thiên Chúa. Có phải Thiên Chúa (đã thay
đổi tâm trí của Người” hoặc “ghi nhớ”? Về
vấn đề đó, phải chăng Thiên Chúa trừng
phạt hoặc hủy diệt? Đây là những hình
ảnh của Thiên Chúa rằng nghi ngờ loài người
trong thế giới tự nhiên, và nó mời gọi chúng ta
để suy nghĩ trong những đường
hướng mới. Lời giao ước này đặt ra
mà trong đó không chỉ bao gồm tất cả nhân
loại mà còn đối với tất cả những sinh
vật đang tồn tại. Nó dường như là
sự sang trang trong sự hiểu biết của loài
người đối với Thiên Chúa. Đây là nơi mà
những thần thọai sáng tạo cổ đại
bị bỏ lại phía sau và thiên Chúa được
biết nhiều thêm về mối quan hệ và sự
ủy thác ý tuởng đạo đức. Cầu vồng
là một lời nhắc nhở của thiện ý thiêng
liêng, và một tương lai hy vọng chứ không
phải là một biểu tượng kinh hoàng, khiếp
sợ, và đây chính là biểu tượng chúng ta cần
ghi nhớ.
Câu chuyện về trận đại hồng thủy và
con tàu này là dấu hiệu đầy quyền năng
của việc xét xử và công bằng của Thiên Chúa. Nhưng
tác giả Peter trong bài 1 đã biến đổi nó thành
một câu chuyện của lòng nhân từ và giữ trọn
lời hứa bằng việc liên hệ nó với Lễ
Rửa Ki-tô giáo. Thay vì hủy diệt, nước bây
giờ là sự cứu vớt, vì giờ đây,
Đức Ki-tô ngự trị trong quyền năng từ
Nước Trời. Sự quan tâm kỳ lạ tới
việc thuyết phục của Đức Ki-tô
đối với các linh hồn trong những tiếng kêu
van giam hãm, tù đày mà theo niềm tin cổ đại
rằng những linh hồn của những người mà
đã bị hủy diệt trong cơn đại hồng
thủy hoặc đã chết trước khi đợi
Đức Ki-tô đến cứu chuộc. Câu chuyện này
là một đế tài thường xuyên trong hình ảnh
Ki-tô giáo Đông phương ngày xưa. Rõ ràng các tác giả
của chúng ta tin một cách chắc chắn tất cả
có cơ hội để nghe lời tuyên bố và lời
đáp lại. Đối với Đức Ki-tô, không
một ai bị quên lãng hoặc bỏ rơi lại phía
sau.
Đoạn văn này là sự nài van tuyệt đối:
tâm hồn đã đẩy đưa Chúa Jesus phải
đến hoang vu để suy ngẫm. Sự chuẩn
bị này cho bất kỳ một sứ mệnh cao cả
hoặc một lời đoan kết nào đòi hỏi
sự chuẩn bị và chiêm niệm, và chúa Jesus không là một
ngoại lệ. Người đã phải loại bỏ
hành trang tâm lý và tinh thần chung của nhân loại. Người
phải tự quyết để chống lại sự
sợ hãi và cám dỗ, nhất là gắn kết với
quyền năng. Chỉ sau khi hoàn thành suy ngẫm này là
Người có thể rao giảng Tin Mừng của Thiên
chúa. Nay đã đến – lịch trình thời gian của
Thiên Chúa đã được hoàn tất. Thiên Chúa sẽ can
thiệp lịch sử loài người bằng một
phương thức đồ sộ, uy nghiêm: tất
cả những sáng tạo và xã hội loài người
sẽ được đặt dưới quyền cai
quản và theo ý muốn của Thiên Chúa một cách trực
tiếp.
Với những ai đau khổ và bị áp bức thì
điều này quả thật là tin mừng. Tình trạng
bất công sẽ phải được quét sạch và,
thế giới sẽ được cai trị theo ý
muốn của Thiên Chúa. Nhưng đối với
nhiều người thì điều này không là tin mừng vì
họ sợ mất hết tài khoản và vị thế
trong một trật tự xã hội bất công đó. Chúa
Jesus mời gọi họ (và cả chúng ta) ăn năn, sám
hối – có sự thay đổi tâm trí và tâm hồn – và
đón nhận tin mừng trong niềm hân hoan.
Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ
hoặc suy tàn của nhiều thể chế, cả hai
chính trị và tôn giáo, và sự tan rã của những thành
phần trong guồng máy kinh tế. Với sự trừng
phạt này có thể là, đó cũng là một sự khoan
dung. Vì một thế giới mới chỉ có thể là
bằng cách khai tử một trật tự bất công. Một
trật tự mới ra đời phải đặt
dưới sự giám sát trước những tiêu chuẩn
công bình của Thiên Chúa, thương cảm và hiệp thông.
Chúng ta chỉ có thể đón nhận món quà này bằng cách
mở cửa tâm hồn và tâm trí cũng như một
sự tự nguyện chấp nhận đổi thay.
|