Chữa lành
Trong những thời kỳ xa xưa,
ở vùng quê Aùi Nhĩ Lan, khi có người ngã bệnh thì
vị linh mục là người đến trước tiên,
kế đến có lẽ là bác sĩ. Ngày nay thì hầu
như ngược lại. Nhưng đối với
người Kitô hữu, cả bác sĩ lẫn linh mục đều
có vai trò trong việc săn sóc người bệnh. Điều
này không nhằm ám chỉ thân thể thuộc phạm vi
của bác sĩ, linh hồn thuộc phạm vi của linh
mục. Nói như thế tức là cho rằng cả bác
sĩ lẫn linh mục đều nhìn thấy có một
nửa thực tại.
Khi người bị liệt
được đưa đến trước mặt
Người. Đức Giêsu thấy ngay người
ấy cần được chữa lành về phần xác.
Nhưng Người đã thấy một việc khác.
Người liệt cũng phải được
chữa lành về phần hồn. Và Người đã
quyết định bắt đầu công việc này.
Người bắt đầu cứu
chữa người liệt với việc tha thứ tội
lỗi cho người ấy. tại sao? Người không
ám chỉ tội của người bệnh là nguyên nhân gây
bệnh. Người cũng không cho rằng tội của
người ấy lớn hơn những người khác
có mặt trong phòng. Đơn giản Người chỉ
muốn khẳng định rằng người ấy
cũng là một tội nhân như mọi người khác.
Khi khởi sự như thế, Đức Giêsu muốn nói
rằng tội cũng là một căn bệnh, một
căn bệnh của linh hồn. Đức Giêsu không phân
biệt chính xác giữa bệnh phần xác và bệnh
phần hồn, nhưng coi chúng như những biểu
hiện khác nhau của một căn bệnh thiêng liêng
của nhân loại.
Ngày nay, nhiều nhà điều trị
bệnh đồng ý với phương pháp của
Đức Giêsu. Nhiều căn bệnh của thân xác do tác
động hoặc xuất phát từ những căn
bệnh của linh hồn. Ngày nay, người ta nói về
một “sức khỏe lành thánh”. Điều này có nghĩa
là chúng ta phải xem xét không chỉ khía cạnh thể chất
của một con người, nhưng cũng phải xem
xét các khía cạnh tâm lý và tâm linh. Ý định của
Đức Kitô là phải chăm sóc đến con
người toàn diện.
Khi khước từ những khía cạnh
khác của căn bệnh ngoài khía cạnh thuần về
thể chất thì việc yêu cầu tư vấn cũng hóa
ra vô ích. Trong khoa điều trị, vấn đề luôn
luôn là con người toàn diện, chứ không bao giờ là
một triệu chứng duy nhất. Cảm giác đau
đớn không chỉ trong thân xác, mà còn tâm trí, cảm xúc và
tinh thần. Xem ra, thể chất có thể chỉ là biểu
hiện bên ngoài của một sự khó chịu bên trong.
Như chúng ta đã thấy, Đức
Giêsu bắt đầu cứu chữa con người
từ chỗ tâm linh “Này con, con đã được tha
tội rồi”. Điều này làm cho các kinh sư phẫn
nộ. Nhưng Đức Giêsu dĩ nhiên sẽ chứng
tỏ cho họ thấy Người có quyền năng tha thứ
tội lỗi qua việc chữa lành những bệnh
tật phần xác của con người.
Đức Giêsu đã đến để
cứu con người toàn diện, hồn và xác. Vì thế
giờ đây Người nói với người bại
liệt: “Hãy đứng dậy vác lấy chõng của con mà
đi”. Và người ấy đã ra khỏi căn phòng
trên đôi chân của mình. Người ấy không cần người
ta khiêng đi nữa, linh hồn của anh trở nên trong sáng
và bình an.
Đây quả là một kỳ công mới
mẻ và vĩ đại. Ngay lập tức, người
ta nhận ra điều đó. Họ sửng sốt và khen
ngợi Thiên Chúa: “Chúng tôi chưa thấy nhu vậy bao
giờ”.
Ngay lúc này đây, chúng ta có thể chưa
cần sự chữa lành phần xác nhưng chắc
chắn chúng ta cần sự chữa lành tâm linh. Đây là
cách áp dụng phép lạ này cho chúng ta. Tội lỗi có
thể được xem như một bệnh liệt
thiêng liêng ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta. Nó
ảnh hưởng đến tâm linh chúng ta, làm suy yếu
khả năng yêu thương của chúng ta. Nó ảnh
hưởng đến ý chí chúng ta: Chúng ta không thể cương
quyết từ bỏ điều xấu và cam kết
vĩnh viễn với điều tốt. Nó ảnh
hưởng đến tinh thần chúng ta: Chúng ta không thể
sống trong tự do, hy vọng và vui mừng.
Chúng ta cần sự tha thứ và chữa
lành của Thiên Chúa. Chúng ta cần đem tội lỗi và
bệnh att của chúng ta đến cùng Người
với lòng khiêm tốn và trông cậy. Rồi Người
sẽ nói với chúng ta: “Con đã được tha
tội rồi. Giờ đây hãy đi và sống trong
tự do và vui mừng như một người con của
Thiên Chúa”. Và khi nghe được những lời này, chúng
ta cũng sẽ khen ngợi Thiên Chúa và bước đi
trong tự do của con cái Thiên Chúa.
|