MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chúa Nhật Vi Thường Niên
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

Lm. Ignatiô Hồ Thông

 

Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay dâng hiến một chủ đề chung: quan niệm về thanh sạch và ô uế.      

 

Lv 13: 1-2; 45-48:       

Bản văn Cựu Ước, trích từ sách Lê-vi, gợi lên bệnh phong hủi làm cho con người trở nên ô uế trầm trọng theo quan niệm Cựu Ước.      

 

1Cr 10: 31-11: 1:       

Trong đoạn trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi cho Giáo Đoàn Cô-rin-tô, thánh nhân chỉ cho thấy làm thế nào sự tự do của người Ki tô hữu vượt lên trên vấn đề thanh sạch và ô uế về những lệnh cấm thức ăn, thức uống.      

 

Mc 1: 40-45:      

Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Giê-su không ngại tiếp xúc và đụng chạm người phong hủi để chữa lành anh ta. Ngài cũng hành xử như vậy đối với những tội nhân, vì bệnh phong hủi đích thật là tội lỗi. Ngài đến để thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi.       

 

BÀI ĐỌC I Lv 13: 1-2, 45-46.      

Sách Lê-vi là một trong năm cuốn sách đầu tiên của bộ Kinh Thánh được gọi Ngũ Thư. Bộ Ngũ Thư cấu tạo nên Luật và theo truyền thống nguồn gợi hứng của chúng lên đến tận ông Mô-sê.       

 

Sách nầy là bộ luật Tư Tế hay Lê-vi, được gọi như vậy họ phải thuộc bộ tộc Lê-vi. Xưa kia, con cái lê-vi chỉ định các tư tế phục vụ những đền thánh khác nhau, sau nầy, Đền Thánh Giê-ru-sa-lem. Sau nầy có một sự phân chia giữa các tư tế chuyên lo phụng sự Đền Thánh và các thầy lê vi đảm nhận những công việc thứ yếu, được gọi các thầy trợ tế lê-vi như chúng ta gặp thấy trong dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành (Lc 10: 31-32).   

   

1. Nỗi đau về phương diện xã hội:      

Bộ luật tư tế nầy dâng hiến một chương dài cho "luật thanh sạch".   

    

Tất cả những ai mắc phải những triệu chứng bệnh phong hủi, bao gồm cả các chứng bệnh ngoài da, đều là những người ô uế, vì thế phải bị cách ly ra khỏi thành phố, làng mạc và không được tiếp xúc với bất kỳ ai.       

 

Cách ăn mặc cũng như kiểu tóc là dấu hiệu đẳng cấp xã hội. Vì thế, kẻ bị khai trừ cũng phải ăn mặc rách rưới, đầu tóc bù xù, phải che mặt và kêu lớn tiếng: "Ô uế! Ô uế!" để mọi người biết sự hiện diện của mình mà tránh.      

 

2. Nỗi đau về phương diện tâm linh:      

Khái niệm về thanh sạch và ô uế chung cho tất cả mọi tôn giáo xưa. Khái niệm nầy liên kết chặc chẽ với ý tưởng thánh thiêng. Ở Ít-ra-en, cộng đoàn cốt yếu là một cộng đoàn thánh, một cộng đoàn phụng vụ, vì thế, những ai ô uế không được tham dự vào lễ tế, bị loại ra khỏi đời sống phụng tự.     

 

Bệnh phong hủi gợi ra không chỉ sự ghê tởm về mặt thể lý; một hậu ý luân lý được nối kết vào đây: bệnh phong hủi là dấu chỉ của tội lỗi. Vì thế, bệnh phong hủi thuộc trật tự tinh thần được quan niệm như sự trừng phạt của tội lỗi, do đó, chỉ có những tư tế mới có đủ thẩm quyền áp dụng những quy luật đối với người phong hủi: "Nếu trên da thịt người nào có những triệu chứng bệnh phong cùi, thì phải đem người ấy đến với thầy tư tế."   

    

Những người bị bệnh phong hủi bị coi là đồ "ô uế", là "đồ bỏ đi", là "kẻ bị khai trừ", là những người mà Cựu Ước thường gọi họ "ai thấy cũng che mặt không nhìn". Vì thế, Người Tôi Trung mang lấy tội lỗi của nhiều người được mô tả tương tự như một người phong hủi:       

"Người bị người đời khinh khi ruồng rẫy,       

phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.       

Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,       

bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới." (Is 53: 3).      

 

Đó là thân phận bi thương của những người phong hủi được giải thích trong chương nầy của sách Lê-vi. Họ đau đớn không chỉ về mặt thể xác: bệnh phong hủi ăn sâu trên da thịt mình, nhưng cả về mặt tinh thần: vì là tội lỗi nên bị loại trừ ra khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa.  

    

BÀI ĐỌC II 1Cr 10: 31-11: 1      

Bản văn của Thánh Phao lô nầy làm chứng một cuộc cách mạng; nó ngầm nhắc nhở rằng đối với các tín hữu xuất thân từ Do thái giáo, không có bất kỳ một sự phân biệt nào giữa thức ăn thanh sạch hay thức ăn ô uế. Điều cốt yếu là tạ ơn Thiên Chúa, dù ăn hay uống bất cứ điều gì. Vả lại, không có bất kỳ hành động vô tình nào. Tất cả những gì chúng ta làm là để tôn vinh Thiên Chúa.      

 

1. Quy luật về thức ăn thức uống:       

Sách Lê-vi trình bày nhiều lệnh cấm thức ăn mà dân Chúa chọn phải tuân giữ. Vào thời thánh Phao-lô, những người Ki tô hữu gốc Do thái đã bỏ rơi luật Mô-sê và không còn bận lòng về vấn đề nầy nữa. Tuy nhiên có một vấn đề khác được đặt ra và cũng được đặt ra cho những người Ki tô hữu xuất thân từ lương dân: người ta có được phép dùng thịt cúng mà lương dân dùng để dâng cúng các thần linh của họ không?      

 

2. Giải pháp của thánh Phao-lô:      

Đoạn trích nầy là lời kết của một đoạn văn dài, đồng thời cũng là bản tóm tắt. Những ám chỉ cần được soi sáng.   

   

"Anh em đừng làm gương xấu cho bất kỳ ai". Quả thật, người Ki tô hữu hoàn toàn tự do dùng bất cứ thức ăn và thức uống nào, nên họ có thể gây gương xấu. Thế nên, họ cần phải thận trọng.    

   

Thánh nhân trả lời vấn đề nầy một cách chính xác và theo thói quen của mình, ngài nâng cao cuộc bàn cải và tinh thần hóa những bận lòng. Trong thư thứ nhất gởi cho Ti-mô-thê, thánh Phao-lô diễn tả tư tưởng của mình rất rõ ràng,: "Thật vậy, tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng đều tốt, và không có gì phải loại bỏ, nếu biết dùng trong tâm tình tri ân cảm tạ" (1Tm 4: 4).    

  

Ngay ở 1Cr 10: 25-30 trước đoạn tóm tắt mà chúng ta trích dẫn hôm nay, thánh nhân triển khai lời dạy của mình một cách tinh tế như sau: nếu có người ngoại nào mời anh em, thì cứ ăn tất cả những gì người ta dọn cho anh em, không cần đặt vấn đề lương tâm. Nhưng nếu có người báo trước cho anh em: "Đây là của cúng" thì anh em đừng ăn, để tránh trở ngại cho người đó trên con đường hiểu biết Ki tô giáo. Cũng vậy đối với người Do thái không cải đạo, hãy cẩn trọng đừng gây gương xấu cho người ấy.       

Nói cách khác, phải "thích nghi vào mọi hoàn cảnh" với một bận lòng duy nhất đó là "việc cứu độ tha nhân". Đây là luật vàng của Đức Ái.  

    

TIN MỪNG Mc 1: 40-45.       

Thánh Mác-cô tiếp tục gợi lên sứ vụ của Đức Giê-su ở Ga-li-lê và nhấn mạnh những "dấu chỉ" đi kèm theo, đặc biệt việc chữa lành bệnh tật: trong đoạn văn nầy, chữa lành một người phong hủi.      

 

Bài đọc I đã mô tả cho chúng ta hoàn cảnh bi thương mà người phong hủi phải chịu dưới Lề Luật của Mô-sê. Trong đoạn Tin Mừng nầy, Chúa Giê-su vừa vượt qua Lề Luật vừa tuân theo Lề Luật. Cuộc gặp gỡ của Ngài với người phong hủi bày tỏ vừa trái tim nhạy bén của Ngài vừa quyền năng Thiên Chúa ở nơi Ngài.      

 

1. Vượt qua Lề Luật:      

Trước một con người được xem là đồ ô uế và bị cách ly khỏi đám đông, không ai dám đến gần, Đức Giê-su đã "động lòng thương", thuật ngữ Kinh Thánh diễn tả sự đồng cảm sâu sắc dâng lên tận đáy lòng đến nỗi Ngài không thể khoanh tay đứng nhìn được.  

    

Vả lại, nhiều lần Ngài để lộ nỗi bận lòng của Ngài đối với những người phong hủi và xem việc chữa lành phong hủi như một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai. Với những người được Gioan Tẩy giả sai đến, Ngài nói: "Các ngươi cứ về thuật lại cho Gioan Tẩy giả những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người phong hủi được sạch…" (Lc 7: 22; Mt 11: 5). Với các môn đệ Ngài sai đi truyền giáo, Ngài vạch ra như chương trình: "Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh…" (Mt 10: 8). Một ngày kia, Đức Giê-su chữa lành một nhóm mười người phong hủi (Lc 17: 11-9).      

 

Đức Giê-su không ngại đi ngược lại tập tục và quy chế lề luật về người phong hủi bị cách ly khỏi đời sống xã hộ và đời sống tâm linh: Ngài giơ tay chạm đến người phong hủi. Đức Giê-su biết và Ngài sẽ nói trắng ra rằng điều làm cho con người ra ô uế không đến từ bên ngoài nhưng từ những tư tưởng gian tà ở trong lòng của con người. Đó mới làm cho con người ra ô uế (Mt 15: 17-20).      

 

2. Tuân theo Lề Luật:       

Đồng thời, Đức Giê-su cho thấy Ngài trung thành tuân giữ Lề Luật khi bảo người phong hủi: "Hãy trình diện tư tế, và vì anh đã được khỏi bệnh, thì hãy dâng của lễ như ông Mô-sê đã truyền, để làm bằng chứng cho người ta". Quả thật, chỉ vị tư tế mới có thể phục hổi anh ta vào cộng đoàn khi chứng thực rằng anh ta khỏi bệnh và chu toàn "nghi thức thanh tẩy" như luật định.   

    

Ngoài ra, Đức Giê-su còn cảnh báo nghiêm khắc: "Coi chừng không được nói gì cho ai cả". Chúng ta gặp lại ở nơi Đức Giê-su cùng một thái độ như trước đây: tránh sự cuồng nhiệt của đám đông làm tổn hại đến sứ mạng của Ngài. Quả thật người phong hủi đã không tuân giữ lệnh im lặng nầy nên "Đức Giê-su không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi vắng vẻ ngoài thành".       

3. Bệnh phong hủi của tâm hồn:      

Quả thật, Đức Giê-su hành xử với những tội nhân như Ngài hành xử với người phong hủi đáng thương. Ngài không ngại tiếp xúc họ. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy Ngài để cho một phụ nữ nổi tiếng tội lỗi trong thành chạm đến mình, và thậm chí Ngài còn đồng bàn với những người thu thuế và những kẻ tội lỗi. Như vậy Ngài muốn đảm bảo với chúng ta: Ngài không ghê tởm tội lỗi của chúng ta; Ngài không muốn khai trừ chúng ta, nhưng ngược lại là đàng khác khi Ngài công bố: "Người khẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần" (Mt 9: 12; Mc 2: 17).    

  

Chỉ qua nhân tính của Đức Giê-su mà tội nhân mới có thể tiếp xúc với Thiên Chúa.

 

 

Lm. Ignatiô Hồ Thông

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Phạm Thượng (2/20/2009)
Tình Yêu Tha Thứ (2/19/2009)
Cuộc Xuất Hành Mới (2/18/2009)
Bên Hồ Tiberia (2/17/2009)
Tro Tàn Còn Lại - Cơn Cháy Rừng Khủng Khiếp Tại Úc Châu (2/17/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Đức Giêsu Chữa Một Người Phong Hủi (2/15/2009)
Chúa Chữa Người Phong Cùi (2/15/2009)
Tin/Bài khác
Những Điều Nên Và Không Nên Làm Trong Giai Đoạn Kinh Tế Suy Thoái (2/14/2009)
Xóm Ma (2/13/2009)
Đẻ Con Theo Ý Muốn (hay Là Sát Nhân) (2/12/2009)
Xin Thầy Hãy Chữa Chúng Con Nên Sạch (2/12/2009)
Valentine: Tình Yêu Là Năm Chiếc Lá (2/11/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768