MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Các Đặc Sủng Và Việc Xây Dựng Cộng Đoàn
Thứ Ba, Ngày 10 tháng 2-2009

CÁC ĐẶC SỦNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG CỘNG  ĐOÀN

 Sau khi trình bầy nguồn gốc, giá trị các đặc sủng và so sánh chúng với đức mến trong hai chương 12 và 13 thư thứ I gửi giáo đoàn Côrintô, trong chương 14 thánh Phaolô khai triển đề tài tương quan giữa các đặc sủng và sức lớn mạnh trưởng thành của cộng đoàn kitô. Đề tài được nhắc tới một cách rõ ràng trong các câu 3.4.5.12.17.26. Có thể nói đây là bức tranh trình bầy hoạt động của các đặc sủng trong các buổi tụ họp của cộng đoàn dân Chúa. Còn một điều khác cần ghi nhận đó là văn bản rất chú ý tới việc đối chọi giữa đặc sủng ngôn sứ và đặc sủng nói các thứ tiếng lạ. Nó gián tiếp cho thấy sự cao trọng của đặc sủng ngôn sứ trên đặc sủng nói các thứ tiếng lạ. Nhưng nhìn kỹ chúng ta thấy chúng được giới thiệu như là hai ơn của Chúa Thánh Thần, hơn là hai đặc sủng chuyên biệt. Một ơn lợi ích cho Giáo Hội tụ họp nhau để cử hành phụng vụ, ơn kia xây dựng cuộc sống cá nhân của tín hữu nhận được nó. Như thế đề tài các kinh nghiệm đặc sủng xây dựng cuộc sống của các anh chị em khác trong cộng đoàn lại được thánh Phaolô nói đến lần nữa ở đây. Ngoài ra các đề tài khác như khả năng hiểu biết các tiếng lạ, trật tự cần phải có trong các buỗi cử hành phụng vụ (cc. 33.40), điều lệ cho việc phát biểu (cc.26-36) đều là các đề tài khai triển rộng đề tài chính là việc củng cố sự trưởng thành của cộng đoàn. Góc cạnh từ đó thánh Phaolô nhìn và đánh giá các đặc sủng chính là sự ích lợi của chúng đối với Giáo Hội tụ tập nhau để cử hành phụng vụ bí tích, cầu nguyện và phụng vụ Lời Chúa. Giáo huấn của thánh nhân nhắm phê bình quan niệm cá nhân chủ nghĩa về các đặc sủng của tín hữu Côrintô.
 
Một trong các điểm cần chú ý ở đây đó là tính cách liên tục nền tảng của chương 14 với các chương đi trước, vì đề tài cũng như văn từ của chương 14 cũng đã được nhắc tới trong các chương khác. Chẳng hạn chương 12,7 khẳng định rằng: ”Chúa Thánh Thần tỏ hiện trong mỗi một người chính là vì lợi ích của Giáo Hội”. Ngoài ra kiểu so sánh Giáo Hội với thân thể nhằm minh giải một cách linh động mối dây nối kết mỗi một người được đặc sủng với cộng đoàn và hạnh phúc của cộng đoàn. Chương 14 khai triển một cách rộng rãi và cụ thể tư tưởng trên đây. Mục đích của các kinh nghiệm đặc sủng là phục vụ cộng đoàn. Chương 13 và chương 14 có nhiều tương quan văn từ, mặc dầu đề tài của chúng khác nhau, một bên khai triển đức mến bên kia nói về việc xây dựng cộng đoàn. Thật ra trong chương 8,1 thánh Phaolô đã khẳng định rằng đức mến hay tình yêu thương xây dựng Giáo Hội. Do đó nội dung của cả hai chương không phân tán cách biệt nhau. Để nêu bật mục đích của các đặc sủng là làm cho cộng đoàn lớn lên, thánh Phaolô lồng vào văn bản việc dùng các ơn của Chúa Thánh Thần trong viễn tượng chung của tình yêu thương agapé, hiệp thông liên đới và chia sẻ. Đó chính là sức mạnh hữu hiệu giúp vượt thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của cái tôi và của việc hiện thực cá nhân để hướng tới việc hiện thực chung trong cộng đoàn Giáo Hội.
 
Có thể chia chương 14 thành hai phần. Phần thứ nhất gồm 25 câu đầu tập trung vào việc đối chọi đặc sủng ngôn sứ với đặc sủng nói được nhiều tiếng lạ. Sự cao vượt của đặc sủng ngôn sứ trên đặc sủng nói được các thứ tiếng lạ được thánh Phaolô lập đi lập lại ở đây. Phần thứ hai, các câu 26-36, đề cập tới các điều lệ liên quan tới việc phát biểu trong cộng đoàn phụng tự. Và chương 14 chấm dứt với hai phần kết thúc: phần đầu cho thấy thánh Phaolô đòi cho mình quyền can thiệp vào các vấn đề của cộng đoàn Côrintô (cc.36-38), và phần hai tóm tắt bài diễn văn dài của ngài (cc. 39-40).
 
Trong 25 câu đầu chương 14 thánh Phaolô đã theo kỹ thuật khai triển sau đây: bắt đầu bằng cách trực tiếp khuyến khích tín hữu theo đuổi đặc sủng ngôn sứ hơn là đặc sủng nói được các tiếng lạ (cc. 1.12.13) và tỏ ra trưởng thành trong vấn đề này (c. 20), tiếp đến gián tiếp khuyến khích họ khao khát đặc sủng ngôn sứ (c. 5) và noi gương sống của thánh nhân (cc. 15.18.19). Hai kiểu khuyến khích này xen kẽ nhau với các lý chứng giải thích lý do sự cao vượt của đặc sủng ngôn sứ trên đặc sủng nói được các thứ tiếng lạ (cc.2-4.5-11.14.16-17.21-25). Như thế chúng ta có được một chuỗi các lời khuyến khích với các lý do khác nhau. Tư tưởng nền tảng làm sợi chỉ dẫn đường kiểu khai triển này về sự cao vượt của đặc sủng ngôn sứ trên đặc sủng nói được các thứ tiếng lạ, được khẳng định trong câu 5 nhưng hiện diện khắp nơi trong văn bản. Lý do giúp sắp xếp thứ hạng đặc sủng ở đây là tính cách xây dựng cộng đoàn (cc.3.4.5.12.17), lợi ích của nó đối với các tín hữu hiện diện trong các buổi tụ tập cử hành phụng vụ (c. 6) và hoa trái hữu hiệu của nó (c.14). Ngoài mục đích kể trên, thì cũng còn giả thiết là người được đặc sủng làm sao cho cộng đoàn có thể hiểu được mình (cc.2.3.9), và điều mình muốn nói (cc. 6.19), và như thế giúp các anh chị em khác tham dự vào lời cầu nguyện của mình (cc.16-17).
 
Còn một vấn nạn khác cần giải quyết đó là ý nghĩa của đặc sủng ngôn sứ và đặc sủng nói các thứ tiếng lạ. Có nhiều yếu tố trong văn bản giúp chúng ta có một ý tưởng chính xác về gương mặt của vị ngôn sứ. Theo câu 3, đặc sủng ngôn sứ là đặc sủng nói lên một lời nói thông chuyền một cái gì mà người khác có thể hiểu được, và như thế là bước vào trong liên hệ với tha nhân. Lời nói đó là một khuyến dụ và khích lệ. Nghĩa là nó mời gọi và thôi thúc ý chí của người nghe, đặt để họ trước trách nhiệm, đồng thời nâng đỡ họ trong những lúc khó khăn. Xa hơn nữa văn bản cho thấy một nhiệm vụ khác của đặc sủng ngôn sứ, từ đó mọi tín hữu rút tỉa ra giáo huấn (c. 31). Lời ngôn sứ như thế cũng là lời nhằm thông truyền đạo lý. Nó cũng có thể mang hình thái của lời cầu nguyện (cc.14-15). Nhưng đây luôn luôn là lời nói mà các tín hữu hiện diện có thể hiểu được, nghĩa là có thể tham dự vào bằng cách thưa Amen (c. 16). Ngôn sứ cũng là người có khả năng vén mở những điều thầm kín nhất trong tâm lòng người nghe và có sức phản đối những gì họ làm tới độ khiến cho họ hoán cải (cc. 24-25). Ở đây người ta hiểu ngầm rằng ngôn sứ vén mở cho tín hữu thấy các đòi buộc trong ý muốn của Thiên Chúa đối với các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống con người. Dĩ nhiên vị ngôn sử có thể làm được điều đó vì được Thiên Chúa soi sáng (c.30). Một cách cụ thể, mọi giáo huấn tôn giáo có thể hiểu được nhằm dậy dỗ, khuyến dụ và khích lệ tín hữu xem ra đều là lời ngôn sứ.
 
Việc giải thích ơn nói được các thứ tiếng phức tạp hơn một chút. Văn bản hy lạp dùng từ ”glôssa”, lưỡi, miệng, diễn văn, thổ ngữ, ”glôssai”, các lưỡi, các miệng, các diễn văn, các thỗ ngữ, hay ”génê glôssôn” các loại lưỡi, các loại miệng, các loại diễn văn, các loại thổ ngữ. Có người dựa trên văn bản sách Công Vụ chương 2,1 tt. để giải thích đặc sủng này là đặc sủng nói được các thứ tiếng nước ngoài. Nhưng chương 14,10-11 của văn bản so sánh ơn nói được các thứ tiếng với một tiếng nói không được biết tới. Như thế đây là hai hiện tượng khác nhau. Có người khác nữa thì dựa trên văn bản chương 13,1 thư thứ I gửi Côrintô và chương 12,4 thư thứ II gửi Côrintô để đưa ra giả thuyết một thứ tiếng nói thiên quốc hay tiếng nói của thiên thần. Thật ra toàn chương 14 bắt buộc chúng ta phải giải thích đặc sủng này một cách khác. Đặc sủng nói được các thứ tiếng ở đây ám chỉ việc nói và cầu nguyện một cách không thể nào hiểu nổi. Nó là một kinh nghiệm vượt lý trí, biểu lộ ra ngoài bằng các lời nói bùng nổ, xúc động, bí ẩn, đầy cảm xúc nhưng không thể hiểu được. Nếu thế chúng ta hiểu rằng các tín hữu Côrintô ưa thích đặc sủng nói các thứ tiếng lạ này như là kiểu diển tả tỏ tường của sự linh ứng của Thiên Chúa và sự kiện con người được đưa lên trời, bước vào trong thế giới thiên linh.
 
Chương 14 mở đầu với lời khuyên tín hữu hãy biết tìm kiếm tình yêu thương hay đức mến. Nó gắn liền chương 14 với bài chúc tụng đức mến trong chương 13 đồng thời kết thúc bài chúc tụng này. Lời khuyến khích thứ hai trong cùng câu 1 chương 14 một đàng nối liền đề tài với chương 12,31a đàng khác lại mở đầu cho đề tài của phần đầu chương 14: ”Anh chị em hãy khát khao các ơn của Chúa Thánh Thần, đặc biệt là ơn ngôn sứ”. Sự khao khát các đặc sủng mà thánh Phaolô thôi thúc ở đây chắc chắn không thiếu trong tâm lòng tín hữu Côrintô. Chỉ có điều là sau chương 13 thì sự khát khao đó phải được sàng hay thanh lọc bằng đức mến, là thực tại toàn thiện duy nhất vĩnh cửu đặc thù của cuộc sống kitô. Như thế đặc sủng nói được các thứ tiếng lạ mất đi tính chất tuyệt đỉnh và giản lược như nó đã có trong cộng đoàn Côrintô. Từ ”nhất là” thánh Phaolô dùng ở đây để định tính lời thánh nhân khuyên tín hữu tìm kiếm đặc sủng ngôn sứ, thêm vào tiêu chuẩn tham chiếu kể trên một yếu tố phê bình mạnh mẽ hơn đối với chủ trương đặc sủng xuất thần được tín hữu Côrintô đặc biệt ưa thích. Đồng thời nó cho thấy thánh Phaolô ưa thích đặc sủng ngôn sứ hơn đặc sủng nói được các thứ tiếng lạ và minh xác cho sự cao vượt của đặc sủng ngôn sứ. Tiếp theo đó thánh Phaolô trình bầy hai đặc sủng này của Chúa Thánh Thần và chứng minh cho thấy lý do sự lựa chọn của thánh nhân cũng như cho thấy rõ tiêu chuẩn sắp thứ hạng được dùng ở đây (cc. 2-5).

Đức Ông Linh-Tiến-Khài


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Những Điều Nên Và Không Nên Làm Trong Giai Đoạn Kinh Tế Suy Thoái (2/14/2009)
Xóm Ma (2/13/2009)
Đẻ Con Theo Ý Muốn (hay Là Sát Nhân) (2/12/2009)
Xin Thầy Hãy Chữa Chúng Con Nên Sạch (2/12/2009)
Valentine: Tình Yêu Là Năm Chiếc Lá (2/11/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Tình Thương Là Thánh Thiện. (2/10/2009)
Những Tông Đồ Người Hủi (2/10/2009)
Bệnh “đã Cùi, Không Sợ Lở” (2/10/2009)
Tin/Bài khác
Tản Mạn: Về Môi Trường Sinh Thái Và Luân Lý (2/7/2009)
Sứ Điệp Mùa Chay (2/6/2009)
Một Quyết Định Tồi Tệ Của Tổng Thống Barack Obama (2/5/2009)
Linh Mục Trừ Quỷ Tuyên Bố: Ma Qủy Gây Ảnh Hưởng Trên Kỹ Nghệ Phá Thai (2/4/2009)
Ý Nghĩa Của Một Lần Trừ Quỷ (2/4/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768