MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: lịch sử
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cn657: Trò Chuyện Với Bà Anne Frank, Người Tận Tuỵ Với Công Cuộc Duy Trì Bản Sắc Văn Hoá Của Người Tỵ Nạn
Thứ Hai, Ngày 9 tháng 2-2009

CN657: Trò Chuyện Với Bà Anne Frank, Người Tận Tuỵ Với Công Cuộc Duy Trì Bản Sắc Văn Hoá Của Người Tỵ Nạn

§ Kim Hà

Cách đây 20 năm, vào mùa hè năm 1987, chúng tôi đã có dịp liên lạc với bà Anne Frank khi đó đang giữ chức vụ Quản Thủ Thư Viện và đồng thời là vị Quản Thủ Thư Khố Văn Hóa dành cho người Đông Dương (Southeast Asian Archive hay còn gọi tắt là SEA Archive) tại Đại Học UCI (University of California, Irvine) để trao tặng Thư Khố này tất cả những tài liệu, bản thảo, băng cassettes phỏng vấn Bộ nhân (Land Refugees) và các tác phẩm mà chúng tôi đã sáng tác về cuộc vượt biên đường bộ như: Qua Cơn Bão Dữ, Report on the Vietnamese Land Refugees, và Stormy Escape. Hiện nay SEA Archive có đến 26 tác phẩm do chúng tôi sáng tác. Từ đấy đến nay, bà Anne Frank và chúng tôi đã trở nên bạn thân trong suốt 20 năm qua, qua những lúc vui, khi buồn. Qua các cuộc nói chuyện của chúng tôi với Đại Học UCI, Đai Học Fullerton, trong thời gian từ 1987-1997, hay trong các sinh hoạt văn hóa, như khi chúng tôi nhận được bằng khen của LULAC (League Of United Latin American Citizens) vào tháng 10, năm 1997, hay khi giới thiệu tác phẩm Qua Cơn Bão Dữ, hay Stormy Escape, bà Anne Frank đều hiện diện bên cạnh chúng tôi để yểm trợ tinh thần và bầy tỏ tình thân hữu. Đó là những ân tình quý bảu nói lên tấm lòng của những người bạn tri âm và tri kỷ.

AnneFrank.jpg

Cuối tháng 6 năm 2007 vừa qua, bà Anne Frank đã về hưu sau 40 năm tận tuỵ công việc, nhất là công trình sưu tập của bà cho Thư Khố với những tài liệu quý báu về văn hoá VN nói chung và thảm nạn vượt biên bằng đường bộ hay đường thuyền nói riêng.

Để ghi ơn bà và giới thiệu việc làm đầy ý nghĩa của bà đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu ( bao gồm VN, Kampuchea, Lào, Hmong và những người Dân Tộc của 3 quốc gia kể trên), chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn bà Anne Frank . Sau đây là nội dung trò chuyện, trao đổi giữa Kim Hà và bà Anne Frank.

Kim Hà: Xin bà vui lòng cho biết mục đích của Thư Khố SEA?

Anne Frank: Thư Khố SEA của Đại Học California chỉ nhằm thu thập và chú ý đến các tài liệu về những người tị nạn và di dân từ vùng Đông Dương cũ, tức là Căm Bốt, Lào và Việt Nam. Họ là những người tị nạn và di dân được định cư tại Hoa Kỳ kể từ khi chấm dứt chiến tranh vào năm 1975

Kim Hà: Tại sao bà quyết định thực hiện Thư Khố Văn Hóa Đông Dương?

Anne Frank: Ý tưởng thành lập một Thư Khố Văn Hóa dành cho người Đông Dương không xuất phát là từ trường Đại Học UCI hay từ bản thân tôi. Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Cao Dương là người đã đệ trình một dự án về Chương Trình Văn Hóa Đối Chiếu (Comparative Culture Program) tại Đại Học UCI vào năm 1986 để có thể thu thập các tài liệu về một cộng đồng người tỵ nạn Đông Dương mới mẻ và đang phát triển tại Orange County. Ngoài số lượng người Việt Nam đông đảo, Orange County còn có một số người Hmong (người Dân Tộc của nước Lào) khá lớn, khoảng 10 ngàn người vào thập niên 1980. Từ đó trở đi, đa số người Hmong đã di cư sang những thành phố khác của California và của Hoa Kỳ. Quận Cam (Orange County) ở gần với Long Beach mà thành phố Long Beach thì có đông người Căm Bốt nhất so với các nơi khác ở Hoa Kỳ.

Từ khi Giáo Sư Phạm nêu đề nghị cần thu thập những tài liệu về người Đông Dương và gửi cho thư viện, tôi đã giữ trách nhiệm thu thập các tài liệu thuộc loại này ở Quận Cam. Đó là một công tác mà tôi thích thú làm. Lúc ấy, tuy chưa quen biết với các cộng đồng tỵ nạn người Đông Dương, nhưng tôi đã chú ý về lịch sử Á Châu và đã từng theo học một số lớp về vùng Đông Dương trong thập niên 1950.

Lúc đầu, chúng tôi không có ngân khoản dành cho việc mua tài liệu, sách vở, nên chúng tôi dựa vào những sự tặng biếu từ các cộng đồng Đông Dương và từ những người có lòng tốt muốn giúp đỡ. Có thể kể nhiều tài liệu mà chúng tôi thu thập được như sách, báo tiếng Việt, các tài liệu nói về các trại tị nạn và các cuộc vượt biên, những bài viết về việc định cư của những người tị nạn. ..v. v...Những vị tặng tài liệu cho chúng tôi là các người tị nạn, những nhân viên làm việc để phục vụ người tị nạn trong các cơ quan định cư, các trường học, nhà thờ, và kể cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ. Báo Los Angeles Times và báo The Orange County Register cũng đề cập tới công cuộc thu thập tài liệu này. Cũng phải nói thêm, chúng tôi lại có sự giúp đỡ của Bác Sĩ Vũ Đình Minh nên nhiều bản tin có nội dung liên hệ đã được đăng trên các báo chí tiếng Việt, không những chỉ ở địa phương mà còn ở cả khắp nước Mỹ và Canada.

Nhờ sự liên hệ trong lãnh vực truyền thông này, tôi đã đươc biết tới nhà văn Kim Hà. Chính bà đã gọi điện thoại cho tôi sau khi đọc những câu chuyện về việc thu thập tài liệu. Sau đó chúng ta đã gặp nhau vào mùa hè năm 1987.

Kim Hà: Như vậy, Thư Khố Đông Dương đã tiến triển như thế nào?

Anne Frank: Thư Khố Đông Dương từ đó tiếp tục lớn mạnh. Hiện nay, vào năm 2007, công cuộc thu thập đã lên đến chừng 3800 thể loại (sách vở, báo cáo, tài liệu liên quan đến chính quyền, các luận án, các bản nghiên cứu,) có 700 loại báo chí, 175 tài liệu về âm thanh và phim ảnh, cũng như có 12 tủ hồ sơ gồm những tập báo chí, bài vở, tài liệu về các buổi hội họp, và những tài liệu mong manh, dễ bị hư hại. Có 27 tài liệu thu thập được tiến hành với những sự trợ giúp bằng thư khố Online ở California.

Năm 1994, chúng tôi dọn sang trụ sở mới, đó là phòng 360 trong thư viện Langson. Thư Khố cũng có một ngân sách để mua tài liệu, và vẫn tiếp tục nhận được những tặng phẩm của các cá nhân và đoàn thể trong các cộng đồng người Đông Dương. Nếu quý vị muốn biết thêm chi tiết về Thư Khố Văn Hoá Người Đông Dương (SEA Archive) thì xin lên mạng lưới www.sea.lib.uci.edu. Nếu quý vị muốn tìm nguồn tài trợ cho việc thu thập các tư liệu, và những tài liệu viết và hình ảnh trên mạng lưới về những đề tài chọn lọc trong việc thu thập thì có thể tìm ở Thư Khố Online của California

Kim Hà: Xin bà vui lòng cho chúng tôi biết về bản thân bà, những ý thích của bà về thư viện.

Anne Frank: Tôi được sinh ra ở San Francisco nhưng lớn lên ở Fresno, vùng thung lũng ở miền trung của California. Tôi lập gia đình được 48 năm với ông Richard Frank. Chồng tôi đã về hưu vài năm trước, từ đại học UCI, sau khi đã là giáo sư trong phân khoa Lịch Sử và Cổ Điển. Chúng tôi có 3 người con đã trưởng thành và một cháu ngoại. Đã từ lâu, các thư viện là một phần của đời sống tôi. Khi còn là một trẻ nhỏ, mỗi tuần, tôi đi đến các thư viện công cộng để mượn sách để đọc trong tuần. Khi lên trung học cấp 1, tôi làm việc trong thư viện của trường học. Lúc là sinh viên đang học ở đại học UC Berkeley, tôi làm việc với tính cách là một phụ tá vị quản thủ thư viện trong các thư viện khoa học trong trường, chẳng hạn như Hoá học, Vật lý, Hình học, Toán học, Thống kê. Tôi cũng làm trong thư viện Morrison, trong một phòng đọc sách đặc biệt, và trong thư viện của Đại Học UC Berkeley, ngành học về Thư Viện.

Đó là lẽ tự nhiên khi tôi học về môn quản thủ thư viện, sau khi tôi có bằng cử nhân về Lịch Sử. Công việc chuyên nghiệp đầu tiên của tôi là làm trong phân khoa Thu Nhận. Sau đó, tôi làm việc trong hai năm tại thư viện Multnomah County ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon với chức vụ Quản thủ Thư viện tham khảo và luân lưu sách. Tôi làm việc tại đại học UCI vào năm 1966, là một quản thủ thư viện đảm trách Thu Nhận cho khoa Nhân Văn. Sau đó, tôi gia nhập Phân Khoa Tổng Kê. Rồi tại Phân Khoa Tham Khảo, tôi đảm trách việc thu thập tài liệu cho Thư Khố Văn Hóa Người Đông Dương. Tôi bắt đầu làm việc toàn thời gian cho Thư Khố này vào khoảng giữa thập niên 1990.

Kim Hà: Thưa, những loại độc giả nào thường sử dụng Thư Khố này?

Anne Frank: Đa số những người sử dụng Thư Khố SEA này là các sinh viên, ban giáo sư, và các nhân viên của Đại Học UCI. Tuy nhiên, Thư Khố SEA này cũng hấp dẫn được các sinh viên và các nhà nghiên cứu từ các định chế giáo dục khác ở miền Nam California cũng như ở khắp nơi trong nước Hoa Kỳ, và ngay cả trên thế giới. Khi Thư Khố SEA được thành lập vào thập niên 1980 thì lúc ấy không có những chương trình nghiên cứu dành cho người Hoa Kỳ gốc Á Châu, hay không có môn học về Á Châu. Vì thế mà Thư Khố SEA không trực tiếp gắn liền với Phân khoa Giáo dục. Tuy vậy, các sinh viên người Đông Dương hay người Đông Nam Á tại Đại học UCI lúc ấy có kinh nghiệm đầu tiên là người tị nạn, và là người nói hai ngôn ngữ và học hai văn hóa. Do đó, Thư Khố SEA không những phục vụ như là nguồn cung cấp tài liệu học hỏi, mà còn là nơi mà họ tìm được những tài liệu liên quan đến kinh nghiệm của họ bằng ngôn ngữ của họ (đa số là tiếng Việt Nam) cũng như tiếng Anh.

Hai mươi năm sau, UCI có một phân khoa nghiên cứu và học hỏi về người Mỹ gốc Á Châu. Phân khoa này có những lớp học liên quan đến những người Đông Nam Á. Đa số những sinh viên người Đông Nam Á tại Đại Học UCI được sinh ra ở Hoa Kỳ và học trong hệ thống học đường Hoa Kỳ, cho nên tiếng Anh trở nên sinh ngữ chính của họ.

Hiện nay có nhiều sinh viên không biết gì nhiều về kinh nghiệm của cha mẹ họ dù cha mẹ họ là người tị nạn. Họ đã học các lớp về môn Việt ngữ ở UCI để có thể biết đọc ngôn ngữ văn hóa của gia đình họ. Vì vậy, Thư Khố SEA phục vụ chẳng những như nguồn giáo dục mà còn là nơi để cho đọc giả tìm hiểu và phong phú hóa đời sống riêng tư của họ.

Kim Hà: Xin bà cho biết làm thế nào để các độïc giả có thể tận dụng nguồn tài nguyên của Thư Khố SEA?

Anne Frank:Thư Khố SEA được mở cửa cho các sinh viên và những nhà nghiên cứu của những định chế giáo dục khác và cho công chúng khắp nơi. Giờ mở cửa là từ 1:00 pm đến 5:00 pm, từ thứ Hai đến thứ Bảy, trong năm học. Còn vào mùa hè và giữa kỳ nghỉ tam cá nguyệt thì được mở cửa từ 1:00 pm đến 5:00 pm, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Thư khố gồm có những tài liệu luân lưu và những tài liệu không thể luân lưu. Các bạn đọc cần một thẻ thư viện để mượn các tài liệu luân lưu. Tuy nhiên, tài liệu có thể copy và dĩ nhiên là có thể đọc tại chỗ. Bạn có thể vào mạng www.sea.lib.uci.edu và vào Thư Khố Online của California để đọc online những tài liệu.

Kim Hà: Xin cho biết ai là người thay thế chức vụ của bà sau khi bà về hưu?

Anne Frank: Cô Christina Woo tạm thời thay thế chức vụ của tôi. Cô Woo đã từng là quản thủ thư viện Tham Khảo và Thu Nhận tại Đại Học UCI từ cuối thập niên 1980. Bạn có thể liên lạc với cô Woo ở địa chỉ email: cjwoo@uci.edu. Người ta sẽ tìm một nhân viên thường trực vào mùa Thu năm 2007. Có thể Đai Học UCI sẽ tìm một người quản thủ Thư Khố SEA vào trước mùa hè năm 2008.

Kim Hà: Bà kỳ vọng người Hoa Kỳ gốc Á Châu sẽ làm gì để duy trì và phát triển Thư Khố SEA?

Anne Frank: Người Mỹ gốc Á Châu rất sốt sắng trong việc hiến tặng những tài liệu cho Thư Khố SEA, và tôi hy vọng rằng mọi người sẽ tiếp tục làm điều ấy. Kể từ khi Thư Khố này ghi lại cuộc sống và kinh nghiệm của những người tị nạn và di dân đến Hoa Kỳ sau năm 1975 thì các tài liệu liên quan nên công cuộc tạo dựng đời sống của họ trên đất mới trở nên quan trọng. Ngay cả những tài liệu riêng tư như hình ảnh, thư tín, và tài liệu liên quan đến kinh nghiệm của những người tị nạn cùng đời sống họ, sau khi được định cư ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm cho nhiều người ao ước tìm biết. Khi nhận được các tài liệu này, chúng tôi sao ra nhiều bản, còn bản chính thì trả lại cho người chủ. Cũng có những tài liệu hiếm quý chỉ được cho mượn trong thời hạn giới hạn, tùy theo người hiến tặng quyết định và sẽ được tôn trọng.

Tài liệu về các tổ chức của người Đông Nam Á, các cơ sở thương mãi, văn hóa, tôn giáo và các chương trình giải trí, đời sống chính trị, những khó khăn và thành công, mối liên hệ gia đình, mọi khía cạnh của đời sống…Tất cả đều rất quan trọng để ghi lại cuộc sống của người Hoa Kỳ gốc Đông Nam Á, từ khi họ vượt biên, trốn thoát để trở nên các cộng đồng Đông Nam Á lớn mạnh khắp trong nước Mỹ.

Một điều quan trọng khác là những tài liệu ghi chép lại mối liên hệ xuyên đại dương giữa những người ở Mỹ với quê hương của họ, và với quốc tế. Điều này bao gồm những sự trợ gíúp nhân đạo, tranh đấu cho nhân quyền, âm nhạc, sử dụng mạng lưới internet, liên lạc viễn liên với quê hương, các giao dịch thương mãi…

Từ những nhu cầu kể trên, xin nhắc nhở các bạn hãy nhớ đến Thư Khố SEA mỗi khi các bạn thu dọn giấy tờ, dọn dẹp garage, hay muốn vứt sách vở và tài liệu. Đôi khi những tải liệu có vẻ không cần thiết đối với bạn, như bản tin, hay tờ thông báo, hay một tấm hình phai nhạt, nhưng chúng lại có thể trở nên quan trọng vì ghi lại những cảm nghiệm của người Mỹ gốc Đông Nam Á.

Kim Hà: Hình như đã có lần bà đi thăm Việt Nam. Xin bà vui lòng kể cho chúng tôi nghe cảm nghiệm và tình cảm của bà đối với Việt Nam?

Anne Frank: Vâng, tôi được may mắn thăm Việt Nam đến 3 lần. Lần đầu tiên vào cuối tháng 12 năm 1998 và đầu năm 1999, tôi cùng đi với một nhóm người từ Đại Học CSU Long Beach. Chúng tôi thích thú khi đi xe hơi trên quốc lộ 1, từ Hà Nội đến Sài Gòn, quan sát phong cảnh dọc đường đi. Chúng tôi nghỉ ngơi ở Vinh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Qui Nhơn, Nha Trang, và rồi du lịch Đà Lạt trước khi đến Sài Gòn. Chúng tôi cũng đi thăm một số đại học và nói chuyện với các sinh viên.

Lần thứ hai là năm 2004, nhóm chúng tôi gồm có những cựu chiến binh Hoa Kỳ và các nhà giáo dục. Chúng tôi đi thăm nhiều chiến trường cũ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng Cao Nguyên, chung quanh vùng Phi quân Sự (DMZ). và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Vào mùa Thu năm 2006, chúng tôi đi thăm Lào và Việt Nam để chiêm ngắm cách sản xuất tơ lụa của những nhóm người Dân Tộc. Tại Việt Nam, chúng tôi đi từ Hà Nội đến Lào Cai thăm nhưng làng mạc và chợ búa của người Dzao, Tầy và Mường. Chúng tôi cũng đi thăm vùng Sapa và chung quanh các làng của người Mường.

Việt Nam là một quốc gia làm cho chúng tôi say mê. Sự phong phú và vẻ đẹp của phong cảnh làm cho tôi nín thở. Tôi chiêm ngắm cảnh đẹp từ vịnh Hạ Long cho đến Đồng Bằng sông Cửu Long. Dân chúng thân thiện, hiếu khách, và họ rất tò mò về nước Mỹ.

Trong vòng 10 năm mà tôi đến thăm Việt Nam thì nền kinh tế thay đổi đáng kể, có nhiều xe hơi hơn ở Quốc Lộ 1. Quốc lộ này bây giờ có một lằn trắng ngăn giữa đường. Có dấu hiệu trù phú và thịnh vượng hơn ở các vùng thành thị. Ảnh hưởng của người ngoại quốc đầu tư có thể nhìn thấy trong các kỹ nghệ ở vùng ngoại ô Sài Gòn và Hà Nội. Tuy nhiên, tôi cảm thấy cảnh phồn thịnh này không có ở vùng nông thôn, và cũng không nhất thiết đem lại sự tự do phát biểu về các quan điểm khác nhau của người dân.

Kim Hà: Bà có lời nhắn nhủ gì với Cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng tôi không?

Anne Frank: Tôi cảm thấy may mắn được nhìn thấy sự lớn mạnh và phát triển của Thư Khố SEA trong 20 năm qua. Đây là một việc làm có ý nghĩa và tôi đã học hỏi được rất nhiều. Tôi muốn cảm ơn cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Việt Nam vì đã yểm trợ tích cực cho các nỗ lực của chúng tôi ở Đại Học UCI. Xin cảm ơn quý vị!

***

Cuộc phỏng vấn bà Anne Frank tuy đã chấm dứt, nhưng nhân dịp này, trong tư cách một thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, tôi xin cảm ơn bà đã hy sinh và đóng góp rất nhiều cho Thư Khố SEA với bao nhiêu công sức và trọn trái tim của bà. Tôi nghĩ rằng vì thương yêu người Việt Nam và văn hóa của người Việt một cách đặc biệt nên bà đã tận tuỵ chăm sóc để Thư Khố SEA đã trở nên một trong các Thư Khố SEA lớn nhất ở Hoa Kỳ. Với tình yêu chân thật, con người có thể làm mọi sự trở nên đẹp hơn và đáng yêu hơn. Chúng tôi và thế hệ tương lai của người Mỹ gốc Việt xin ghi ơn bà và Thư Khố SEA, một viên ngọc quý bị lãng quên trong đời sống bận rộn của nhiều người. Kính chúc bà có những ngày tuổi vàng yên vui và hạnh phúc!

Với tính cách là một nhà văn, một người thực hiện các chương trình phát thanh Giờ Của Mẹ trên làn sóng AM 1480 và www.memaria.org, chúng tôi mong mỏi cộng đồng VN sẽ có một buổi vinh danh và ghi ơn một người Hoa Kỳ là bà Anne Frank, người đã hết lòng sưu tầm và hợp tác trong việc tìm kiếm, thu thập các tài liệu hiếm quý về người Đông Nam Á nói chung, và về người Việt Nam nói riêng. Có thể nói, chính bà đã là một trong những Hoa Kỳ người tiền phong trong công cuộc gìn giữ bản sắc văn hoá VN mà Cộng đồng chúng ta vẫn hằng quan tâm.

Kim Hà, 24/8/07

TB: Bài này được đăng trên Tuần Báo Viet Tide số 320, ngày 31/8/2007


Bản tiếng Anh

Q & A for Kim Ha

The Southeast Asian Archive of the University of California has as its sole focus the documentation of the refugees and immigrants from the former Indochina – Cambodia, Laos, and Vietnam – who have resettled in the United States since the end of the war in 1975.

1. Why did you decide to establish the SEA Archive?

The idea to establish the Southeast Asian Archive did not come from UCI or from me. Professor Pham Cao Duong was the person who approached the Comparative Culture Program at UCI in 1986 with a proposal to start a collection at UCI about the new and growing Southeast Asian refugee population in Orange County. Besides the large Vietnamese population, Orange County was also home to approximately 10,000 Hmong in the 1980s. (Since that time most of Orange County’s Hmong population have migrated to other parts of California and the U.S.) Orange County also is close to Long Beach, which has the largest Cambodian population in the U.S. Professor Pham considered UCI to be the logical location for such a collection, as it is the largest research institution in Orange County.

Since Professor Pham’s idea involved collecting materials the proposal was sent to the library and was eventually assigned to me, as one of my responsibilities at the time was collecting materials about Orange County. It looked like a fascinating assignment to me. I did not have any direct connections to the Southeast Asian refugee communities, but I had focused on Asian history as an undergraduate and had taken courses which covered Indochina through the 1950s.

In the beginning there was no budget for materials and we relied on gifts of materials from the Southeast Asian communities and from other interested people. The Los Angeles Times and Orange County Register carried stories about the new collection. With the help of Dr. Vu Dinh Minh notices were placed in the Vietnamese language press, not just in the local area but across the U.S. and also in Canada. As you remember, this is how I met you. You telephoned me after seeing the stories about the new collection, and I came to your house. Among the materials we received at that time were personal stories, Vietnamese language books and periodicals, materials relating to refugee camps and the exodus from the homeland, and refugee resettlement. Our donors were the refugees themselves, people who worked with refugees in resettlement agencies, schools, churches, and American veterans.

The Southeast Asian Archive has continued to grow. Presently the collection contains approximately 3800 cataloged titles (books, reports, government documents, dissertations and theses), 700 periodical titles, 175 audio visual titles, as well as 12 legal size file cabinets of newspaper clippings, journal articles, conference papers and ephemeral materials. Twenty-seven archival collections have been processed, with finding aids available through the Online Archive of California. In 1994 we moved into our present location, Room 360 Langson Library. The SEA Archive now has a budget to purchase materials, but gifts from individuals and organizations in the Southeast Asian communities are welcomed and are very important for the collection.

More information about the SEA Archive can be found on the Archive’s web page, www.sea.lib.uci.edu. Finding aids for archival collections and online text and images for selected items from the collection can be found on the Online Archive of California: http://www.oac.cdlib.org/institutions/ark:/13030/tf529010fv.

2. Tell us about yourself, your interests in libraries.

I was born in San Francisco but grew up in Fresno, in the Central Valley of California. I have been married for 48 years to Richard Frank, who retired a few years ago from UCI where he was a professor in the History and Classics Departments. We have three grown children and one grandchild.

Libraries have been a part of my life for a long time. As a child I would go every week to the local public library to check out books to read during the week. In junior high school I worked in the school library. As an undergraduate at the University of California, Berkeley I worked as a library assistant in the various science libraries on campus – Chemistry, Physics, Geology, Mathematics-Statistics – also in the Morrison Library, a special recreational reading room, and in the library for UC Berkeley’s library school. Thus, it seemed very natural for me to go to library school after I finished my undergraduate degree in History. My first professional position was at UC Berkeley in the Acquisitions Department. I later worked for two years at Multnomah County Library in Portland, Oregon as a reference librarian and on the Bookmobile. I came to UCI in 1966, as an acquisitions librarian for Humanities. I later joined the Catalog Department and was in UCI’s Reference Department at the time of the formation of the Southeast Asian Archive. I began working full-time as the Southeast Asian Archive librarian in the mid-1990s.

3. What kind of readers use the Southeast Asian Archive?

The principal users of the SEA Archive are the students, faculty and staff at UCI. However, it attracts students and researchers from other academic institutions in Southern California as well from other parts of the U.S., and even internationally. When the Archive was first established in the 1980s there was no Asian American Studies program or even Asian Studies. Thus the Archive was not directly linked with an academic department. However the Southeast Asian students at UCI at that time had first-hand experience of being refugees and were bilingual and bicultural. Thus the Archive served not only as a resource for academic work, but also as a place to find materials that related to their experiences in their native language (mainly Vietnamese) as well as in English. Twenty years later UCI has a Department of Asian American Studies offering classes related to Southeast Asian Americans, and the majority of the Southeast Asian students at UCI are U.S. born and/or have gone through the American school system with English being their first language. Many of the current students do not know that much about their parents’ experiences as refugees and take Vietnamese language classes at UCI to become literate in the language of their cultural background. Thus the Archives serves not only as an academic resource, but as a place for personal enrichment.

4. How can the readers make good use of the SEA Archive?

The Southeast Asian Archive is open to students and researchers from other educational institutions and to the general public. Our hours are 1:00-5:00, Monday-Saturday during the academic year, and 1:00-5:00, Monday-Friday during the summer and between academic quarters. The Archive contains both circulating and non-circulating materials. A UC library card is necessary to check out circulating materials. However, materials can be photocopied and, of course, used on site.

Also, go to the Archive’s web page www.sea.lib.uci.edu and to the Online Archive of California http://www.oac.cdlib.org/institutions/ark:/13030/tf529010fv to view online items from the collection.

5. Who will replace you?

Christina Woo, who has been a reference and collections librarian at UCI since the late 1980s, is my interim replacement. She can be contacted at cjwoo@uci.edu. Recruitment for a permanent replacement is scheduled to begin in the fall, with the good possibility of a new Southeast Asian Archive librarian in place by summer 2008.

6. What do you expect from us American Asians to help with the SEA Archive?

Asian Americans have been very helpful by donating materials to the SEA Archive, and I hope they will continue to do so. Since the Archive documents the lives and experiences of people who came as refugees and immigrants to the U.S. after 1975, the materials that make up the fabric of their daily lives is very important. Personal items such as photographs, letters, and documents that relate to experiences as refugees and after resettlement in the U.S. are very desirable. Items can be duplicated with the original returned to the owner. Also, sensitive items can be restricted for a time period of the donor’s choosing.

Materials about Southeast Asian American organizations, businesses, cultural, religious, and recreational events, political life, hardships and successes, family interactions – all aspects of life are important to record the life of Southeast Asian Americans from the exodus to the growing Southeast Asian American communities across the country. Another important aspect to document is the transnational relationships of people in the U.S. with their homeland and with the world-wide diaspora. This includes topics such as humanitarian projects, campaigning for human rights, music, use of the internet, remittances to families in the homeland, business relationships, etc.

Please remember the Southeast Asian Archive when you are going through your papers, cleaning out the garage or otherwise discarding belongings. Sometimes, items which seem trivial, such as a flyer or a brochure or a faded photograph, can be a significant help in documenting the Southeast Asian American experience.

7. As I recalled you have visited Vietnam. Please give us your impressions and feelings.

I have been fortunate to visit Vietnam three times. The first time was in late December and January 1998-1999, with a group from CSU Long Beach. An outstanding feature of that trip was the drive down Highway 1 from Hanoi to Saigon, observing the landscape and our fellow travellers on Highway 1 as well as spending time in Vinh, Hue, Danang, Hoi An, Que Nhon Nha Trang, with a side trip to Dalat before reaching Saigon. We also visited a number of universities and spoke with students. The second time was in 2004 and the group included American veterans as well as academics. We visited many of the battle sites of the Vietnam War, especially in the Central Highlands and around the DMZ. In fall 2006 I visited both Laos and Vietnam with a focus on textile production and ethnic groups. In Vietnam we went from Hanoi to Lao Cai and visited Dzao, Tay and Hmong villages and markets in the area. We also visited Sapa and surrounding Hmong villages.

Vietnam is a fascinating country. The variety and beauty of the landscape is breathtaking, from Ha Long Bay down to the Mekong Delta. The people are friendly and hospitable, and curious about the U.S. In the almost ten years I have been visiting Vietnam the economic changes have been remarkable, from more cars on Highway 1 (which also now has a white line down the middle) to the signs of prosperity in the urban areas. The impact of foreign investment can be seen in the many industries on the outskirts of Saigon and Hanoi. However, my feeling is that much of this new prosperity does not trickle down to the rural areas. Nor has it necessarily brought more freedom of expression of variant points of view for the people.

I feel very fortunate to have overseen the growth and development of the Southeast Asian Archive for the last twenty years. It has been meaningful work and I have learned so much. I want to thank the Vietnamese American community for being so supportive of our efforts at UCI

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tâm Tình Của Một Người Trẻ Quan Tâm Đến Người Tị Nạn Việt Nam. (2/11/2009)
Bản Tường Trình Từ Đảo "ko Kra", Thái Lan (2/10/2009)
Thảm Kịch Biển Đông (2/10/2009)
Joe Devlin: The Boat People’s Priest (2/10/2009)
Cha Joe Devlin: Linh Mục Của Thuyền Nhân Việt Nam (2/10/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Bản Tình Ca Của Một Người Tị Nạn (2/9/2009)
Linh Mục Joe Devlin: Sứ Giả Của Tình Thương (2/9/2009)
Tin/Bài khác
Ptan : Người Bạn Làng Tam Ích #13 (1/3/2017)
Ông Chủ Tịch Huyện (2/6/2009)
Thế Hệ Hai: Một Nan Đề Của Chúng Ta Hôm Nay. (2/6/2009)
NDA # 10: Con Đặt Đâu Cha Mẹ Ngồi Đó (2/5/2009)
Hồi Ký Của Một Người Hà Nội. (2/5/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768