MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: lịch sử
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thuyền Nhân
Thứ Bảy, Ngày 31 tháng 1-2009

THUYỀN NHÂN
kesách.org

Đây không phải là ký sự mà cũng không phải là phóng sự về vấn đề thuyền nhân, nên chi các nhân vật cũng như tình tiết đều có tính cách tổng hợp, có khi hư cấu. Tên tuổi nghề nghiệp chức vụ đều hoàn toàn bịa đặt theo thể tiểu thuyết, và sự trùng hợp nếu có chỉ là tình cờ. Tác phẩm mong được coi như một ứng dụng văn học để tả lại cảm xúc của tác giả trước thân phận người thuyền nhân Việt Nam. Tác giả cũng mong bầy tỏ nơi đây lòng ngưỡng mộ và cảm tình nồng nhiệt với anh chị em trong nhóm “Trại Mở Pui O”, Hùng, Hương, Quyên, Nga, Dương, Duy, Duyên, Tuyết, Thái, Hòa, Thành, An Phương, Nhiệm và biết bao nhiêu người hảo tâm khác, đã hay chưa gặp, đang âm thầm hoạt động để số phận người thuyền nhân Việt Nam được phần nào nhẹ nhàng hơn.

*
Câu chuyện thuyền nhân là một câu chuyện vĩ đại. Nó là câu chuyện của con người đến một lúc không còn chín bỏ làm mười được nữa, quyết định đứng dậy rũ áo ra đi tìm một cuộc sống hạnh phúc hơn, xứng đáng với nhân phẩm hơn… Và quyết định này đòi hỏi một cuộc tái sắp xếp phi thường những ưu tiên những giá trị của đời sống mỗi người.

Trước kia, những cuộc di dân vĩ đại như thế chỉ được thấy trong huyền sử của thánh kinh hai đạo Giu Đà và Gia Tô, hay trong những pho sử cũ… như một phản ứng cuối cùng của con người với những nghiệt ngã hành chánh hay xã hội vô cùng bất thường… như sự đầy đọa của Ai Cập xưa kia hay của Đức Quốc Xã gần đây với dân Do Thái… Và tôi không ngờ đồng bào ruột thịt của tôi cũng có ngày phải dự phần vào một chuyến đi có tầm mức của huyền sử như vậy…

Tất cả mọi chuyện liên quan đến thuyền nhân đều vô cùng to lớn… Cái gian khổ trên vịnh Thái Lan hay vùng biên thùy Hoa-Việt, Miên-Việt, Miên-Thái, cũng như cái tàn bạo dã man của ngư phủ Thái hay thổ phỉ rừng già đều vượt xa mức tàn bạo dã man dại mà con người thế kỷ này có thể nhớ lại… Và cái can trường chịu đựng của người thuyền nhân cũng có một không hai trong lịch sử loài người…

*

Tôi không có tham vọng viết lại sử ký của một sự việc bi ai đến tầm mức ấy của nước nhà. Tôi chỉ muốn ghi lại ở đây những xúc động của một con người bình thường trước sự kiện vĩ đại và thương tâm ấy.

Tôi cũng không có tham vọng ghi lại đầy đủ những sự thống khổ vật chất thể xác người thuyền nhân Việt đã gánh chịu. Hồ sơ Liên Hiệp Quốc, hồ sơ bộ tư pháp nội vụ của các nước liên hệ đã làm chuyện đó.

Tôi tự giới hạn trong một phạm vi nhỏ, là tìm hiểu tâm hồn Việt Nam, hay rộng hơn, tâm hồn con người khi rơi vào thảm cảnh thuyền nhân qua trò chuyện và quan sát trong một số trường hợp hữu hạn.

Một phần, tôi biết rằng lý do đồng bào tôi ra đi trong hiểm nghèo như vậy không thể tóm tắt trong hai chữ kinh tế hay chính trị. Phần khác, tôi nghĩ cộng đồng thuyền nhân nói chung là một mảnh của đất nước tôi, và qua đó tôi mong tìm lại được bóng dáng của quê hương… Và tôi khao khát tìm hiểu cái bóng dáng đó.

*

Xa quê hương đã lâu, những dữ kiện thu lượm được mấy thập niên gần đây gây cho tôi bất an nhiều hơn là êm dịu. Quả thật, đất nước tôi là một đất nước bất hạnh. Cái bất hạnh nghiệt ngã mà ít quốc gia trên thế giới phải gánh chịu. Một nửa thế kỷ qua biết bao biến cố đã diễn ra, và có lẽ chưa bao giờ tiếng súng thật sự ngưng nổ và máu thật sự ngưng chẩy trên đất nước… Số người mạng vong trên dưới mười triệu người. Về vật chất, dải đất nhỏ bé hình chữ S đã nhận cả triệu tấn bom đạn.

Tin tức về quê hương là một chuỗi những chuyện buốn thảm. Những bức hình của những thành phố còn nặng dấu vết chiến tranh tàn phá, những cầu gẫy, những tấm không ảnh những miền bị oanh tạc, hố bom san sát hoang vắng như cảnh mặt trăng chụp từ phi thuyền… Những cánh rừng khai quang bằng hóa chất, cây cổ thụ chết đứng phơi cành trơ trụi như những bộ xương khủng long… Đó mới chỉ là cái mất mát về thổ ngơi và địa ốc…

Cái mất mát về nhân sự lại còn bi đát hơn. Những nhà văn hoặc đã vượt biên, hoặc còn ở lại quốc nội viết về một con người Việt Nam mà tôi không còn nhận ra được… Thế Giang tả ông già gài bẫy chuột để bắt thằng bé con hộ bên đêm đêm hay thò tay qua lỗ vách bốc trộm đồ ăn của ông; nghe tiếng bẫy sập, ông thức giấc biết thủ phạm đã mắc mưu, để rồi thản nhiên ngủ lại, mặc kệ thằng bé bên kia lỗ vách đang bị hàm thép của chiếc bẫy bên này kẹp tay… Nguyễn Huy Thiệp viết về một cô gái quê mười sáu tuổi bị cha hiếp ngoài rẫy, đợi cha ngủ say hạ sát bằng rìu. Những đầu gấu khi cần tiền ăn xài không ngần ngại rút dao ra đâm người… Tất cả những tội đại hình đó, con người làm một cách hồn nhiên, như ta uống ly cà phê hay ăn cái bánh… Nhiều khi tình người đã chết, mà người ta không còn chắc như đinh đóng cột nữa là nhân chi sơ tính bản thiện.

*

Và bước chân vào trại cấm, tôi hồi hộp lo âu. Tôi nghĩ cái bộ phận nhân sự này của đất nước chắc còn thê thảm bội phần so với những mẫu người mà các nhà văn mô tả lại… Vì thuyền nhân là những người quốc nội hôm qua, cộng thêm với cái thống khổ không thể tưởng tượng nổi trên đường vượt biên, và thống khổ đến mức cùng cực có thể đẩy con người về phía thú vật…

Nhưng mà không. Cuộc sống của đồng bào tôi không thất bại đến thế.

Tôi có gặp đầu gấu, những phần tử trộm cướp côn đồ đang reo rắc tai ương cho đồng bào trại cấm… Nhưng chuyện tốt đẹp, tôi gặp nhiều hơn. Tình người, hy vọng, liêm sỉ, và can trường… tất cả còn cả đấy…

Và tôi lạc quan… Vì rằng điều kiện trại cấm thô sơ như vậy, chút hy vọng về một cuộc sống mới ở một nước tự do mong manh như vậy, chỉ chừng đó thôi cũng đã đủ để phục hồi những nét đẹp cổ truyền của con người Việt Nam, hay đúng ra của con người nói chung…

Hơn nữa, tôi khám phá một điều quan trọng. Là thuyền nhân không phải là một đám dân đói rách sẵn sàng chối bỏ quê hương để sang Pháp, Mỹ hay Úc, hay một nước giầu mạnh khác để hưởng một đời sống vật chất cao hơn… Vì thật ra phần đông họ chưa từng biết những xã hội Tây Phương ấy như thế nào… Hình ảnh của những nước ấy trong đầu họ thật ra không phải là Mỹ, Pháp, hay Úc…, mà là một nước Việt Nam khác, tự do hơn, hạnh phúc hơn mang tên Mỹ, Pháp, Úc…, nhưng vẫn Việt Nam, Việt Nam đến chỗ cực đoan…

*

Tóm lại tôi tự nghĩ mình đã được may mắn rất nhiều, và những giờ phút ngắn ngủi được sống bên người thuyền nhân thật vô cùng quý báu. Tất nhiên là tương lai của người trại cấm vẫn vô cùng bấp bênh. Họ có thể được may mắn định cư ở một nước “Việt Nam khác” như họ mong muốn… hay họ phải hồi hương để tranh đấu cho nước Việt Nam cũ tốt đẹp hơn…

Dù sao, tôi biết họ đã khắc phục được những gian khổ tầy đình trong quá khứ… Tôi không nghĩ họ sẽ thất bại trước những gian khổ của tương lai…

Tôi viết cuốn truyện này như một món quà của người viết cho những đồng bào trong cảnh thuyền nhân. Và tôi mong chia sẻ với bạn đọc niềm hy vọng và tin tưởng ở con người Việt Nam, và ở tương lai xa của đất nước…

M.K.N.
26.08.1995

    

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chuyến Hải Trình Định Mệnh (2/2/2009)
NDA # 7: Chọn Ai Bây Giờ? (2/1/2009)
NDA # 5: Bơ Vơ Mùa Hè 1972 (2/1/2009)
NDA # 2: 35 Năm Một Chuyện Tình (2/1/2009)
NDA # 1: Ba Cựu Chiến Binh “homeless” Và Phim “inside The Vietnam War” (2/1/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Tên Họ Người Việt Ở Xứ Người (3) (1/31/2009)
Yếu Tố Tạo Thành Tên Họ Người Việt (2) (1/31/2009)
Tin/Bài khác
Ls: Câu Chuyện Ptan # 11: Cô Con Gái Qúa Giang Đêm Mồng Một Tết. (1/3/2017)
Những Câu Chuyện Chưa Kể (1/30/2009)
Đợi Gì Ở Obama? (1/29/2009)
Ls: Lược Sử Tên Họ Người Việt (1) (1/29/2009)
LS: Một Chân Trời Mới (1/29/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768