MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nụ Cười Thanh Thản Tâm Tư
Thứ Năm, Ngày 29 tháng 1-2009
NỤ CƯỜI THANH THẢN TÂM TƯ

dunglac.org 

Người cao niên, lớn tuổi khi giữ mãi nụ cười trên môi thì tâm hồn của họ sẽ trẻ trung, ngừời trung niên vui cười thì họ sẽ xóa bớt lo âu, phiền não của gánh nặng cuộc sống, còn trẻ thơ khi cười thì cuộc đời các em thật sự hồn nhiên và vô tư khiến người lớn vui lây. Do đó mà nhà triết học Bertrand Russel đã nói là:
"
Nụ cười ít tốn kém nhất và là liều thuốc kỳ diệu nhất."
http://d93.k12.id.us/~tech/smile.html

Con người sinh ra là đã biết cười. Trẻ em cười trung bình khoảng 400 lần mỗi ngày. Với các em thì cười là hành động tự nhiên thể hiện niềm sung sướng. Nhưng điều ngược lại đáng buồn là càng lớn tuổi, chúng ta càng ít cười hơn. Theo các cuộc thăm dò thì người lớn cười trung bình khoảng 14 lần mỗi ngày. Các chuyên gia tâm lý và tâm thần đã khám phá ra mối liên hệ giữa hài hước như yếu tố gây ra tiếng cười và sức khỏe thể chất. Cười mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học chứng minh cho thấy cuộc sống sẽ tốt hơn khi con người cười. Đây là một số tác dụng đối với sức khỏe của nụ cười:

- Tăng sự tiết ra các hormone tích cực như endophins làm giảm đau tự nhiên hay loại hormone serotonin làm điều hòa trạng thái của tâm hồn.
- Tăng sức đề kháng vì cười làm giảm các hormone tiêu cực và tăng hormone tích cực. Nụ cười còn làm tăng số lượng và mức độ hoạt động của các kháng thể chống lại các yếu tố viêm hay nhiễm các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
- Có tác dụng đem mức máu hạ cho người mang bệnh cao huyết áp vì nó giúp ta một tâm hồn hân hoan thư dãn và giảm bớt căng thẳng.
- Làm tăng mức độ hô hấp hít thở và cải thiện chức năng của phổi.
- 20 giây cười thoải mái tương đương với tác dụng của 5 phút tập thể dục chèo thuyền.
- Kích thích nhiều vùng não làm việc khiến cho não bộ có sự linh hoạt sáng tạo và giúp cho trí nhớ minh mẫn, tránh bệnh lú lẫn.
- Những người hay cười thường phục hồi bệnh tật mau hơn hoặc sau khi chịu phẫu thuật sẽ bình phục nhanh hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có tính hoạt bát vui vẻ sử dụng thuốc gây mê ít hơn các bệnh nhân sầu não.
- Người sầu não, hay lo âu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn.
- Khi ta cười càng nhiều khiến tâm trạng càng vui hơn và đời sống lý thú hơn.

Chung qui thì nụ cười chẳng mất tiền mua mà có ích lợi cho ta rất nhiều. Câu nói của triết gia Bertrand Russel vẫn là chân lý cho cuộc sống chúng ta về triết lý của nụ cười. Vậy tại sao ta không nuôi dưỡng với óc ý nhị của nụ cười ?
Vã lại nụ cười không làm nghèo người phát ra nó mà còn làm giàu người nhận nó. Một người cười chỉ nở trong khoảng khắc, nhưng có khi làm cho người ta nhớ nó suốt đời. Người giàu sang phú quí mà không có nó thì họ cũng vẫn còn nghèo, còn những ai nghèo hèn tới đâu mà sẵn sàng cho nó thì vẫn còn cái vốn liếng hữu ích vô tận trong cuộc sống.

Trên bình diện xã hội rộng lớn nụ cười gây hạnh phúc cho các đơn vị nhỏ gia đình, nhiều gia đình cười làm thành một cộng động vui tươi, nhiều cộng động biết thưởng ngoạn ý khôi hài thì cả xã hội bớt bệnh hoạn, bớt già nua đi. Nụ cười tự bản chất của nó có nguồn gốc cho những hảo ý trong thương trường, thương nghiệp và là dấu hiệu của tình thân thiện, tình bạn bè thắm thiết với nhau hơn. Nụ cười như chất dưỡng tố bồi bổ cho con người giảm mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh xóa đi những chán nản, ngã lòng, là nắng xuân loại trừ đi những cơn buồn rầu, sầu não và là liều thuốc màu nhiệm nhất của tạo hoá để chữa lo âu trong cuộc đời xung quanh chúng ta.

Trên phương dện bình luận về nụ cười người ta hằng tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực ngợi ca và tri ân nó trong cuộc sống. Nụ cười không thể mua được bằng chính bản thể của nó, không thể xin xỏ hay không vay mượn được, mà cũng như không thể nài ép gượng gạo được. Nụ cười vốn bắt nguồn do bản năng tự nhiên tự lòng người. Vì nếu ta ôm nó khư khư thì có thể nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta bộc lộ thể hiện biếu tặng nó cho người với sự chân tình của ta thì giá trị của nó sẽ cao cả hay ý nghĩa vô cùng. Thế nên khi bạn gặp một người bệnh hoạn, tâm thần sa sút và mệt nhọc, không còn ý muốn vui cười với bạn được thì bạn hãy mĩm cười với người đó đi, hãy tặng người nụ cười như hoa nở trên bờ môi, vì người nào không còn lấy nụ cười để tặng kẻ khác thì theo tôi thiết nghĩ chắc hẳn người đó cần nhận một nụ cười hơn ai hết.


 Người Âu Mỹ cười ra sao?


Các nhà tâm lý học làm bản nghiên cứu về nụ cười giữa hai dân tộc Anh và Mỹ, họ cười ra sao. Người Anh cười bằng cách cắn môi và để lộ ra hàm răng bên dưới, thì người Mỹ lại chỉ đơn giản cười xuề xòa hé môi và nhếch hai bờ môi khoe cả mồm. Đó là điểm khác biệt rỏ rệt mà các nhà tâm lý học đã phân tích tìm ra sau khi nghiên cứu các bức hình nụ cười của hai dân tộc có liên hệ gắn bó trong lịch sử.
Theo bản nghiên cứu do giáo sư tiến sĩ tâm lý học Dacher Keltner thuộc viện đại học
California tại Berkeley thực hiện. Ông đã phân tích các trường hợp khi mà con người sử dụng nụ cười trong những trạng thái tâm lý khác nhau như lúc trao đổi đàm thoại vui vẽ, xã giao quyến rủ, hay an ủi âu yếm, cảm thông. Ông tìm thấy là người Anh thường nhếch hai gò má lên khi cười và để lộ. Những vết nhăn nơi khoé mắt. Nó tạo ra môt nụ cười thân thiện, chân thật.

Keltner đã đặt tên cho nụ cười kiểu người Anh là "nụ cười Thái tử Charles", bởi ông cho rằng hoàng tử xứ Wales có nụ cười Anh điển hình nhất cho vương quốc Anh. Keltner cho là hoàng tử Charles để lộ rỏ nét cười từ hàm răng dưới, hé mở nhẹ chạy dọc quanh mồm. Đó là cách biểu hiện sự hài lòng một cách lịch thiệp và hòa nhã. Nhưng nó cũng là một kiểu cười bảo thủ kiểu cổ điển. Có lẽ nó bắt nguồn từ thuở ban đầu sơ khai khi tổ tiên người Anh mở mồm cười để mời chào sự hợp tác thay vì gây hấn đánh nhau như trong lịch sử lập quốc của họ.

Ngược lại, Keltner tìm thấy hầu hết người Mỹ có nụ cười mang tính cách trình diễn cảm thông, mà ông gọi là nụ cười "Pan-Am" tiêu biểu cho sự trình diễn từ một cử chỉ chào khách, theo lối cổ điển truyền thống trên các chuyến bay Pan-Am. Nó ảnh hưởng các bắp thịt từ vùng gò má xuống quanh cằm, nên được gọi là nụ cười Botox, bởi vì nó giống như loại mỹ phẩm nổi danh này, nó làm cho con người có khoé mắt bất động. Cũng theo Keltner thì vị Thủ tướng Anh Tony Blair đã ảnh hưởng bởi đường lối chính trị của nước Mỹ, tuy vậy nụ cười của ông vẫn còn mang đặc tính Anh quốc. Về nụ cười của tổng thống Mỹ George W. Bush thì mang nét hoài nghi hơn là hài lòng.

Trong chính giới Mỹ, chúng ta vẫn không quên nét cười của 3 vị tổng thống tiền nhiệm là nụ cười toe toét trên gương mặt của tổng thống Jimmy Carter mà các tranh hí họa thường vẽ nét khôi hài khi ông cười như khoe cả 32 cái răng trên các trang báo chí. Còn cái cười của tổng thống Ronald Reagan rất tươi tắn khi ra ông xuất hiện trước ống kính truyền hình trả lời báo chí. Ông làm chính trị nhưng lại mang cái cười trình diễn của người tài tử từ phim trường Hollywood. Còn như tổng thống Bill Clinton thì thế nào ? Ông cười mím môi che dấu như sự bí hiểm, cần sự thông cảm cho qua những giai đoạn khó khăn trong đời sống.

Cái cười của những nhà lãnh đạo được giới TV, phim ảnh Hollywood khai thác tận tình, được lập đi lập lại thì vô hình chung nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, và cho tới lúc nào đó nó nghiễm nhiên trở thành nụ cười Mỹ quốc chăng ?


 Người Việt Nam cười ra sao ?


Cụ Nguyễn Văn Vĩnh viết một bài khảo luận về cái cười của người Việt Nam qua bài mang tên "Gì cũng cười", bài dăng trong Đông Dương tạp chí hồi đầu thế kỷ 20. Hãy nghe cụ viết:

"An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang. Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi. Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi.
Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà gièm trước ý tưởng người ta; không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta
" .

Cụ viết tiếp:

"
Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải đáp. Tùy ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; không hiểu thì hỏi lại; mà không muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa. Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp."

Tại hải ngoại ngày hôm nay, các băng video được hưởng ứng nồng nhiệt cho thấy người Việt chúng ta vốn thích cười bên cạnh màn ảnh nhỏ hay những buổi đại nhạc hội mà những danh hài hầu như xuất hiện nhiều hơn theo thời gian và kỹ thuật pha trò có phần tăng cao hơn về phẩm và lượng. Tôi thăm dò những cuộn băng  video tại hải ngoại, nhiều kho cười hoạt náo màn ảnh Ti Vi cho khán giả những pha cười quên thời gian. Điểm qua vài khuôn mặt tiêu biểu như Văn Chung, Việt Thảo, Vân Sơn, Bảo Liêm, Hoài Linh, Chí Tài, Quang Minh, Hồng Đào, Trang Thanh Lan, Hồng Vân,... và các tài năng trẻ đang lên còn nhiều.

Thực vậy, người ta nhận thấy hình như Thượng Đế ban cho người Việt Nam có một bộ óc khôi hài, thích thưởng ngoạn nụ cười, từ những cái cười trong văn học, phim ảnh, kịch nghệ đến những nụ cười dân gian qua những câu đồng dao hay như cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã nhận xét.


 Cười có ích lợi cho tim mạch của bạn:

Theo một nghiên cứu mới đây của trường Đại Học Y khoa Maryland cho biết:  “Cứ mỗi mười lăm phút cười thoải mái mỗi ngày sẽ tăng cường sự khỏe mạnh của mạch máu trong cơ thể. Tác dụng này giống như khi bạn tập thể dục ba lần mỗi tuần, mỗi lần bạn tập 30 phút. Bản nghiên cứu này do bác sĩ Michael Miller thuộc Trung Tâm Y Khoa Maryland, đã công bố ngày 7 tháng 3 năm 2004 tại hội nghị của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ. BS Miller đã cho 20 tình nguyện viên xem các đoạn băng của cuốn phim hài King Pin. Trước và sau khi xem phim, ông sử dụng làn sóng siêu âm để đo dòng máu và độ dãn nở của động mạch nằm trong cánh tay. Kết quả cho thấy là sau khi xem phim mạch máu của 19 tình nguyện viên dãn ra và dòng máu di chuyển tự do hơn bình thường trong vòng 30 đến 45 phút.

Điều ngược lại là khi những tình nguyện viên trên xem những đoạn phim kinh dị, hãi hùng trong cuốn phim chiến tranh Saving Private Ryan. Thành mạch của 14 người bị co thắt lại, làm giảm lượng máu lưu thông. Tính về tổng thể, dòng máu giảm 35% sau khi họ xem phim kinh dị căng thẳng và tăng 22% khi xem phim vui cười. Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy nụ cười có thể làm cho thành động mạch khỏe mạnh hơn, nên nó làm giảm nguy cơ cho các chứng bệnh tim mạch. Cũng theo BS Miller thì chỉ nụ cười cũng đem lại bao ích lợi khi bù lắp được sự căng thẳng về tinh thần. Căng thẳng về tinh thần đem đến tổn hại cho thành động mạch trong cơ thể của chúng ta.

Để giải thích cho lý do tại sao cười lại có lợi cho mạch máu, thì có thể là yếu tố vui cười làm cho cơ thể bài tiết chất endorphins, hormone được tiết ra sau khi luyện tập và góp phần sửa chữa mạch máu. Một khả năng nữa là khi cười tiết ra nitric oxide, một chất hóa học làm dãn mạch máu:

"Cười lên đi nhe cái răng vàng sáng chói
Hỡi cô em xinh có răng vàng le lói"

 

Khi bạn đang mải khúc khích cười lúc xem một bộ phim hài thì trong cơ thể của chúng ta sẽ làm dòng máu đột nhiên lưu thông dễ dàng hơn. Như dã trình bày, BS Michael Miller đã so sánh ảnh hưởng của phim vui hài và phim gây căng thẳng đối với hệ thống tim mạch của con người. Theo nhóm nghiên cứu này, nụ cười khiến cho các mô cấu thành lớp niêm mạc trên thành mạch máu dãn nở và làm tăng dòng chảy. Lớp niêm mạc này có tác dụng điều tiết dòng máu, kiểm soát độ đông đặc của máu, đồng thời tiết ra một số hóa chất để phản ứng với các vết thương, sự lây nhiễm hoặc kích thích. Lớp niêm mạc này còn đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tim mạch. Sự suy thoái chức năng của nó là dấu hiệu đầu tiên của các biến cố về tim mạch.
"15 phút cười thoải mái và 30 phút tập thể dục mỗi ngày là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe về tim mạch", trưởng nhóm nghiên cứu là BS Michael Miller đã kết luận như vậy.


 Nụ cười là Ngôn ngữ đại đồng:

 

Tôi đọc bài khảo luận viết rất công phu bàn về nụ cười dân gian của tác giả Angela Bennett dưới tựa đề "Universal language" (hay "Ngôn ngữ đại đồng"). Bài viết thuộc loại biên khảo về nguồn gốc của nụ cười, sự đóng góp của nó cho xã hội loài người, nụ cười được phân tích theo môn y khoa và tâm lý,... Tôi xin tóm luợt trích dẫn như sau.


N cười (laughter) hay sự khôi hài (humor) đã xuất hiện từ lâu lắm rồi. Ta hãy trở về nguyên thủy thì Kinh Cựu Ước thì câu 17:22 nói là: "Con tim trở nên vui thì là một liều thuốc bổ, nhưng một tâm hồn tuyệt vọng sẽ làm cho xương tủy ta trở nên khô héo". Tham chiếu theo từ thuở Khai thiên lập địa thì Thượng Đế đã khuyến khích chúng ta hãy có nụ cười.
Vào thế kỷ 14 bác sĩ người Pháp Henri de Mondeville viết là: "Hãy để cho bác sĩ của bạn làm điều hòa cuộc sống của bệnh nhân thêm vui tươi và hạnh phúc, để bà con thân thuộc hay bằng hữu dem đến bệnh nhân niềm vui và hãy kể cho bệnh nhân những chuyện khôi hài". Thực vậy, tâm lý bệnh nhân thường lo âu, buồn chán, họ cần dược an ủi, cần những nguồn vui của cuộc đời, nếu những nguồn vui hữu hiệu nhất không phải là những chuyện hài hước hay một vở kịch tếu lâm hay một cuốn phim vui nhộn cho quên cuộc đời u ám hay sao ?”.

Sang thế kỷ 16, nhà tôn giáo Martin Luther áp dụng hình thức chửa trị tâm lý buồn nản, yếm thế, tuyệt vọng bằng chuyện vui làm cho người bệnh thêm phấn khởi.
Mỗi dân tộc có một nền văn hóa đặc thù riêng, nên nụ cười sẽ bị ảnh hưởng phần nào đó bởi những mẫu chuyện phiếm hài. Bác sĩ Brian Luke Seaward bàn về văn hóa và nụ cười. Có những nơi người ta dùng chuyện phiếm hài, vui cười trị bệnh hay nâng cao tâm thần của bệnh nhân cho vui lên. Tuy vậy không phải lúc nào cũng được xem là phương thuốc trị bênh. Trong quá khứ dưới thời Thanh giáo (Puritans) khắc nghiệt tại Anh quốc lại cho là nụ cười đồng hóa với tội lỗi trong bất cứ trường hợp nào, và nó bị cấm chỉ. Điều này nói lên quan niệm hay chủ thuyết cá biệt của một nền văn hóa quá khích.


Trong y học có chữ lành bệnh là "heal", mà nó ngay từ nguyên thủy thoát thai từ chữ Hy Lạp "haelen" mang ý nghiã "làm lại toàn bộ" mà nhà hiền triết Socrates thuở trước lập luận trong lý thuyết y khoa như là sự lành bệnh bao hàm ý nghĩa từ đôi mắt đến cả phần đầu, từ đầu đến cơ thể, và cơ thể dến tâm linh. Đó là sự toàn bộ của sự lành bệnh.
Trong nền văn hóa Á đông, người Tàu và Nhật cho là nụ cười tốt cho phần "Qi", tức phần khí, năng lực khi tăng cao. Do đó nụ cười cũng có vai trò trong đông y học vậy.


 Nụ cười Hollywood và Âu châu:

 

Sang thế kỷ thứ 20 con người càng tiến bộ, sự thưởng ngoạn nụ cười vươn lên tột đỉnh của nó. Bao gánh xiệc mở ra phải có những màn hề giúp vui. Kỹ nghệ kịch hay phim ảnh khai thác tối đa nụ cười ta có Charlie Chaplin (hề Charlot), Laurel & Hardy (Stan Laurel và Oliver Hardy), Jerry Lewis, Woody Allen,… Điện ảnh Pháp có vua hề Louis de Funes, và bên Anh có tay chọc cười Benny Hill.


Trong phạm vi TV Mỹ sau này phát sinh ra bao tay hề của màn ảnh nhỏ từ Johnny Carson, Bill Maher, Conan O'Brien, David Letterman, Jay Leno, Roseanne Barr, đến tay chọc cười giả giọng chuyên nghiệp Darrell Hammond hay Jon Stewart. Khi xã hội tự do, dân chủ thăng tiến, sự phiếm hài diễu cợt thói hư tật xấu của nhà lãnh đạo, nụ cười đóng góp cho tư cách hay hành động sai quấy của nhà lãnh đạo. Darrel Hammond nổi danh nhờ thủ vai tổng thống Bill Clinton hay phó tổng thống Al Gore trong show "Saturday’s Nightlive" trên đài NBC vào chiều tối thứ 7, cho khán giả Những pha cười nghiêng ngữa. Còn Jon Stewart là người trông coi "The Daily Show" khá ăn khách trên Ti Vi, anh có nét giống tổng thống Bill Clinton khi bắt chước với đôi mắt mơ huyền và giọng nói mang âm hưởng người miền nam Hoa Kỳ. Một tay chọc cười ý nhị nổi danh khác của đài NBC là Jay Leno. Tôi nhớ xem xem show của Leno anh kể chuyện về sự thiếu hụt ngân sách giữa tiểu bang Cali và liên bang Hoa Kỳ. Khi Jay Leno nghe tin thống đốc Arnold Schwarzenegger đi lên Hoa Thịnh Đốn cầu viên Tổng thống GW Bush giúp đỡ sự thiếu hụt ngân sách của Cali, Jay đùa là: "Arnold Schwarzenegger tuyên bố sẽ yêu cầu Tổng thống Bush giúp đỡ về ngân sách. Có phải tốt hơn hết thương lượng với sự khiếm hụt 38 tỷ mỹ kim hơn là đi hỏi ông liên bang mang nợ như chúa chổm đến 450 tỷ mỹ kim".
Thống đốc Arnold vốn là một tay dân chơi, ông là một tài tử nổi danh, lại có tính dê xồm với đôi tay táy máy thích bốc hốt phụ nữ, khi ông ra tranh chức thống đốc bao nhiêu nạn nhân cũ của ông đem chuyện cũ ra tố giác. Jay Leno đùa tiếp: "
Có 6 phụ nữ đã ra mặt tố khổ Arnold Schwarzenegger phạm tội sờ mó không có sự đồng ý của đương sư. Điều này chứng tỏ ông là người thống đốc có kinh nghiệm", mà tiếng Anh lại là "Six women have come forward that say Arnold Schwarzenegger groped them without their consent. This proves he would be a hands-on governor."

Rồi lần khác Jay đùa về Arnold và người vợ Maria Shriver thuộc gia đình Kennedy: "Rỏ ràng cách đây 26 năm, Arnold được báo Oui phỏng vấn về đời sống tình dục. Bản tin tốt là anh ta cưới Maria Shriver và bây giờ anh ta bị một sex scandale, nên gia dình Kennedy cuối cùng chấp nhận ông ta làm rể". Mọi người đều biết gia đình Kennedy vốn nổi tiếng bao nhiêu sex scandale vây quanh.
Đó là phạm trù chính trị và nụ cười liên quan tới một tài tử điện ảnh Hollywood. Thần tượng của Arnold Schwarzenegger cũng là một tài tử Hollywood và là tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, đó là Ronald Reagan. Reagan được xem như vị tổng thống duyên dáng thường nói đùa trước công chúng. Trước khi bắt đầu những cuộc họp báo với báo chí, ông thường mang chuyện vui ra kể làm cho những sự căng thẳng được thư thái hơn sau tiếng cười. Khi ông mất cả thế giới thương tiếc ông, trong tuần lễ đưa tiễn ông người ta kể về chuyện vui Reagan (Reagan’s jokes).

Tổng thống George H. Bush, thứ 41 của Hoa Kỳ, người từng sát cánh với TT Reagan, khi đi dự tang lễ của TT Reagan đã kể chuyện vui về TT Reagan như sau:
"Trong vai trò phó TT trong 8 năm, tôi học rất nhiều điều hay từ TT Ronald Reagan hơn bất cứ ai mà tôi đã từng cộng tác trong suốt quá trình công vụ của tôi. Tôi học đức tính đôn hậu của ông cũng như chúng ta tất cả đã làm. Tôi học lòng quả cảm của ông cũng như quốc gia của chúng ta đã làm. Ai có thể quên được cái ngày khủng hoảng tháng 3 năm 1981, TT Reagan nhìn hết các bác sĩ trong phòng cấp cứu và ông nói: "
Tôi hy vọng là tất cả các ông là người của đảng Cộng Hòa” (Tiếng cười vang lên)... TT Reagan vốn thích chuyện vui. Khi tôi hỏi ông buổi họp với giám mục Tutu ra sao. Ông trả lời: "So-so". (Tiếng cười vang lên)... Và khi ông rời Tòa Bạch Cung vào ngày cuối cùng ông treo một tấm bản nhỏ bên ngoài cánh cửa Phòng Bầu Dục (Oval office) thông báo cho mấy chú sóc. Ông rất yêu quý loài sóc này. Và tấm bản này cho biết là "Coi Chừng Chó Dử", vì con chó Millie của chúng tôi khi vào toà nhà này sẽ ăn tươi nuốt sống những chú sóc nhỏ của ông. Nhưng rồi bên trên tấm bản ông lại đề "Nhưng mà đừng vì thế mà chết nhát". Vâng, đó là bản tính thích đùa của TT Reagan với loài thú vật. Trong mẫu chuyện TT Bush thuật lại khi cái ý nhị của nghiã bóng của âm Tutu là "Too-too", nghe như tương dương với chữ lóng "So-so", một lối chơi chữ khôi hài. Ngày khủng hoảng Tòa Bạch Cung năm xưa khi ông bị tên hung thủ John Hinckley toan ám sát vào ngày 30-03-1981. Ông may mắn thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Còn kỷ niệm chuyện vui TT Reagan do con trai Michael Reagan nhắc lại trong tình gia đình. TT Reagan rất thích viết thơ, thơ ông viết chân tình cho người thân và bằng hữu, ông rất thích viết đùa. Michael kể lại tại đám tang chôn cất cha mình: "Ông thường biên thơ thăm con cháu. Dù rằng ông không thể làm tròn cái chức ông nội như nhiều quý vị làm, vì công việc của của ông quá bề bộn. Và vì thế ông chỉ còn mỗi cách là viết thơ thăm cháu mà thôi. Ông viết thơ thăm con trai Cameron của tôi như sau: "Cameron con, có người dã bán chữ ký ông nội của con được $10,000. Lá thơ này có thể giúp con trả tiền học phí đại học, con à". Rồi ông ký tên ông trên lá thơ, "Ông nội của con. Tùy bút: Ông nội của con là tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, Ronald Reagan".


 Những Nụ Cười Hái Ra Tiền:


Chuyện TT Reagan kể cho người cháu nội cho ta thấy xã hội Mỹ đã khai thác nụ cười tận tình. Nhà tâm lý học Paul McGhee là một cố vấn ngành khôi hài(humor consultant), ông làm trong ngành này rất thành công trong vòng 20 năm. Khi các hãng kỹ nghệ cần đến ông, ông đến mở những khóa luyện cho nhân viên, khi họ bị căng thẳng về công ăn việc làm, ông đem kinh nghiệm tâm lý của mình, nhất là đề tài cười cho quên đi những căng thẳng, những vất vã, cho ngày bớt dài, và cuộc đời dược dài thêm vì đời rất đáng sống khi ta biết cách lèo lái nó theo quan niệm của Paul McGhee.

Bệnh trầm cảm (anxiety) hay bệnh buồn sầu hay buồn chán, xuống tinh thần  (depression), lo lắng căng thẳng (stress) hàng năm tốn cho nước Mỹ $150 tỷ mỹ kim. Theo công ty MarketData Enterprises, Ltd. cho biết sự thăm dò có gần 23 triệu người bị những vấn đề căng thẳng bởi việc làm. Do vậy kỹ nghệ mang nụ cười cho thiện hạ rất rộng lớn khi mà xã hội tiêu pha hằng trăm tỷ mỹ kim hằng năm cho nụ cười, dù nụ cười chỉ mua vui cho mục tiêu giải khuây hay nụ cười làm cho bớt căng thẳng, bớt đau bệnh trong lãnh vực y khoa. Cô y tá Patty Wooten phục vụ trong phòng cấp cứu khẩn cấp tại nhà thương vùng San Diego, cô thường xuyên chứng kiến cảnh chết chóc hay đau khổ trong phòng cấp cứu (ER) của nhà thương, cộng thêm sự căng thẳng, vất vã của nghề nghiệp, cô còn chịu hoàn cảnh ly dị trong gia đình. Để tự cứu vãn mình cũng như cho các bệnh nhân cô đưa ra phương cách khôi hài tạo nguồn vui cho sự kiểm soát thần kinh căng thẳng (stress management). Cô cũng hiểu khi con người trong trạng thái căng thẳng thì chất hormone andrenaline dâng cao làm cho áp huyết tăng. Do đó nguy cơ của căn bệnh tim mạch. Bên ngoài việc cấp thuốc cho bệnh nhân, bệnh nhân còn được truyền kinh nghiệm đối phó với tâm lý, đem nguồn vui đến cho chính mình. Trong 30 năm làm việc Patty Wooten đã gặt hái thành công về danh tiếng và cũng như về tài chánh.
Hai bác sĩ Lee Berk và BS Stanley Tan thuộc nhà thương Loma Linda vùng Nam Cali cũng thành công trong ngành được gọi là sức mạnh của nụ cười trong y khoa.

Cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay không thể thiếu tiếng cười. Nó là một nhu cầu làm nhẹ nhõm tâm hồn, cho ta niềm vui của sự sống để chúng ta thư thái thoãi mái và yêu đời hơn. Như vậy tại sao chúng ta không nuôi dưỡng nụ cười trên bờ môi nhỉ ? Trong cái ý tưởng của Bertrand Russel cho thấy nụ cười là viên thuốc bổ mầu nhiệm. Cũng như từ thuở xa xưa của con người, Kinh Cựu Ước cho là khi con tim vui vẽ là một liều thuốc khỏe cho chúng ta, rồi lại ý niệm của sự lành bệnh của nụ cười theo Socrates cho đến về sau liên tục được giới y khoa như bác sĩ Henri de Mondeville, BS Michael Miller, BS Lee Berk hay BS Stanley Tan cho thấy sự cần thiết của nụ cười trong cuộc sống. Người viết bài này xin quý vị giữ mãi nụ cười tin yêu để thanh thản tâm hồn mình, quý vị nhé.


Tác giả Việt Hải - Los Angeles
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chúa Nhật Thứ 4b Thường Niên (1/2/2009): Rao Giảng Và Chữa Lành (1/31/2009)
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật Thứ 4b Thường Niên (1/2/2009) (1/31/2009)
Ánh Sáng Đẩy Lui Bóng Tối (1/31/2009)
Satan, Mi Là Ai? (1/31/2009)
Chúa Giêsu Kitô-lời Thiên Chúa Uy Quyền (1/31/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thờ (1/29/2009)
Tin/Bài khác
Kính Sợ Nhưng Không Sợ Hãi (1/28/2009)
Hành Trình Đức Tin (1/27/2009)
Mùa Xuân Im Lặng Trong Ðôi Guốc (1/26/2009)
Sống “năm Thánh Phaolô” (1/26/2009)
Lời Chúc Tết Của Thiên Chúa (1/26/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768