MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tôi Nói Đồng Bào Có Nghe Rõ Không?
Chủ Nhật, Ngày 25 tháng 1-2009
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

(Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại)

Mc 1, 14 – 20

 

“TÔI NÓI ĐỒNG BÀO CÓ NGHE RÕ KHÔNG?”

 

Ngày 20.01 vừa qua, lễ nhậm chức và tuyên thệ của tân tổng thống Mỹ Barack Obama ước lượng có khoảng hai tỷ ngươi trên hành tinh theo dõi qua màn ảnh nhỏ, nhưng cũng có trên hai triệu người hiện diện tham dự trực tiếp. Những thiết bị âm thanh hiện đại đã được bố trí để từ mọi ngóc ngách, mỗi một người trong đoàn người dài trên ba cây số đều nghe rõ mồn một lời tuyên thệ và bài diễn văn nhậm chức của ông. Trong tâm trí tân tổng thống, chắc chắn không hề bận tâm và lo lời mình nói có đến được với mọi người hiện diện chăng. Ngày 02.09.1945, trước khi đọc tuyên ngôn độc lập, không biết vì ngại nhiều người dân Bắc khó hiểu giọng Nghệ Tĩnh của mình, hoặc trước một biển người đang sục sôi khí thế, mà thiết bị âm thanh chỉ là một cái micro cũ kỷ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói câu trên. Và đồng bào đã trả lời “có”. 64 năm sau, cũng cảnh ấy và thiết bị ấy, chắc chắn câu trả lời sẽ là “không”: Những âm thanh hỗn tạp từ phi cơ trên bầu trời, từ hàng triệu xe hơi và xe máy, từ vô số những chùm loa sắt của hệ thống truyền thanh nhà nước không ngừng phát hết công suất, những dàn âm thanh mà ai cũng điều chỉnh âm lượng sao cho át loa đài hàng xóm hoặc quán hàng cạnh tranh,… khiến cho tiếng nói của một người dễ lạc lõng và chẳng còn được mấy người nghe thấy. Nếu có nghe, cũng chẳng hiểu gì. Điếc tiếp nhận (thể lý) vì thế cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến “điếc” tinh thần, điếc tâm linh, khi người ta sống không thể thiếu những âm thanh chiếm hết và nuốt chửng thời gian tối thiểu cho nội tâm.

 

Điếc tiếp nhận là một dạng mất sức nghe phổ biến nhất. Hiện nay cứ mười người dân trên thế giới thì có một người bị ảnh hưởng vì mất sức nghe. Ở Việt-Nam hiện có xấp xỉ 800.000 người gặp khó khăn khi nghe. Ông Sharad Govil - chuyên gia thính học quốc tế của Hãng Phonak (Thụy Sĩ) - cho biết như vậy tại cuộc hội thảo ngày 26-4 (Tuổi Trẻ ngày 28.04.2008). Điếc tiếp nhận làm cho bệnh nhân không chỉ mất sức nghe mà nhiều khi nghe được (đeo máy trợ thính) vẫn không hiểu được người khác đang nói gì. Nguyên nhân bệnh do bẩm sinh hoặc mắc phải do tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn, tiếng nổ quá lớn. Ngày nay, chẳng những những âm thanh vượt quá chỉ số decibels suốt ngày đêm tra tấn lỗ tai, mà rất nhiều thanh thiếu niên còn tự nguyện dán tai vào các loại thiết bị hiên đại cho phép thưởng thức nhũng ca khúc thịnh hành, phần nhiều là nhạc rock hoặc rap, những loại nhạc chỉ hấp dẫn khi hát hết âm lượng, vặn nghe hết âm lượng! Trong thời chiến tranh, người ta hô hào “tiếng hát át tiếng bom”. Ngày nay tiếng hát và đủ thứ âm thanh hỗn tạp không ngưng nghỉ giây phút nào, khiến cho một chút yên tĩnh để  suy nghĩ, để cầu nguyện, cũng khó lắm thay! Nhưng những “âm thanh” đáng sợ nhất, chính là những lo âu, bận rộn với vô vàn toan tính và đối phó cho cuộc mưu sinh. Con người bị vắt kiệt sức tinh thần và thể lý, không còn một góc nhỏ nào để ấn náu, để từ đó dành chút thời giờ nghe Chúa nói và nói với Chúa.

 

H. G. Wells (nhà văn người Anh, tác giả The Time Machine - Kẻ Vượt Thời Gian) kể lại câu chuyện về một quan chức cao cấp nọ vốn có thói quen cầu nguyện. Ngày kia, gặp một vấn đề khó giải quyết, theo thói quen, ông lặng lẽ vào phòng dành làm nơi cầu nguyện của mình, quỳ gối xuống chấp hai tay lại trong tư thế cầu nguyện. Ông thiết tha khẩn cầu: "Ôi lạy Thượng Đế." Và ông nghe có tiếng phán: "Ta đây, con có chuyện chi vậy?" Viên chức ấy vô cùng kinh hoàng đến nỗi ngã lăn ra chết tốt. Nhân vật trong câu chuyện này vốn có thói quen cầu nguyện với Thượng Đế; thói quen như ông ta đánh răng mỗi sáng sớm vậy. Vấn đề là ông ta không biết rằng Thượng Đế hằng sống sẽ đáp lại lời cầu nguyện của ông ta. Câu chuyện này minh họa rõ ràng sự kiện chúng ta thường cầu nguyện với Thượng Đế mà không biết còn phải lắng nghe tiếng phán của Ngài nữa. Sự việc cũng xảy ra y như thế nếu chúng ta gọi điện thoại cho ai đó,: "A-lô..." rồi cứ nói, chẳng để cho người ở đầu dây bên kia có cơ may nói một tiếng nào cả. Sau khi nói xong, thì chúng ta gác máy. Cầu nguyện với những ngừơi nầy như nhu cầu xả “stress”, cần một ai đó để trút những u uất trong lòng, nhưng không mảy may có đức tin: một hình thức độc thoại, vô bổ, trong khi cầu nguyện trước hết và trên hết là một hành vi tôn thờ, tin yêu, cậy mến.

 

Có thể tóm tắt tính chất của lời gọi đi theo Chúa như sau: KHẮC NGHIỆT! Tinh khắc nghiệt thể hiện nơi tính phổ quát, vì lời mời gọi là cho mọi người, ở mọi thời và mọi nơi, kể cả những người chối từ lời mời, ”đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ” (Mẹ  Mốc, Nguyễn Khuyến). Không một ai có thể “khiếu nại” về sau rằng đã không được Chúa gọi mời. Lời gọi đa dạng về phạm trù: phục vụ trong Giáo Hội và trong xã hội và đa dạng cả ngay trong phẩm trật Giáo Hội. Vì thế mỗi sự chối từ, né tránh và chống cưỡng, chẳng những phải chịu trách nhiệm bản thân, mà còn là lời phỉ báng đối với Tùnh Yêu Thiên Chúa. Tính chất khắc nghiệt lời mời gọi của Thiên Chúa còn là nguyên tắc “không độc hành, đơn lẻ” mà luôn kết hợp và hiệp thông với “ecclesia” (Hội Thánh). Vì thế dù cầu nguyện một mình trong hoang mạc hay trên rừng vắng, Kitô luôn hành động cùng Giáo Hội, với mọi người và cho mọi người. Dù dâng Thánh Lễ một mình trong một nơi hẻo lánh, thì linh mục dâng hy lễ thay cho toàn Giáo Hội, cùng với toàn thể Hội Thánh. Bỏ đi sự hiệp thông, mọi sự mất hết giá trị. Nhưng khắc nghiệt hơn hết, ấy là nơi xuất phát và nơi đến đều có địa chỉ duy nhất: tử vì đạo. Mở đầu đoạn Tin Mừng hôm nay là loan báo việc bắt giữ (và sẽ trảm quyết) Thánh Gioan Tẩy Giả. Sự từ bỏ ngay lập tức và vô điều kiện để đáp lại lời gọi, là bước thứ nhất trong cuộc huấn luyện để sẵn sàng hy sinh. Nơi dừng chân cuối cùng là thập giá và đồi Can-vê: khi ta muốn biết đã đến đích chưa, chỉ cần nhìn nơi ta đang dừng. Dù lao đao, mệt mỏi, hiểm nguy và kể cả là kề bên cái chết, nếu thấy trên vai mình không phải là thập giá hoặc trên vai có thập giá nhưng dưới chân không phải là đồi Can-vê, thì chúng ta hoặc chưa đến đích hoặc đã…lạc đường.

 

CHÚA NÓI, CON CÓ NGHE RÕ KHÔNG?

 

Trong tác phẩm Odyssée của Homère, nhân vật Ulysse đã ra lệnh cho các thuộc hạ dùng sáp ong bịt tai họ lại và giúp trói chặt ông vào cột buồm, để không nghe tiếng hát mê hoặc của các Sirènes (“tiên cá”) , đề phòng ông đưa ra những mệnh lệnh sai lạc do các Sirènes xúi bẫy, khiến thuyền bị chìm do đâm vào những dãy đá ngầm trên biển và tất cả sẽ bị tiêu diệt như ước muốn rửa hận của chư thần đối với Ulysse và người của ông. Ulysse biết sức mình và sức mạnh các vị thần. Phải  bịt cả tai (nghe) và tự nguyện trói chặt chân tay (hành động) thì mới bảo đảm không bị thua.  Không ai có thể vỗ ngực tuyên bố trước mình sẽ vượt qua mọi cám dỗ. Chỉ riêng việc không “tri kỷ, tri nhân” đã đủ để chúng ta thất bại, vì kẻ thù của con người – Xa tan  -  mạnh hơn con người và chỉ khi con người tin cậy chạy đến cầu xin quyền năng và sức mạnh của Chúa giúp phòng chống, thì mới mong chống trả và chiến thắng “ba thù” (ma qủy - thế gian – xác thịt) . Và đó là cầu nguyện. Đó là lắng nghe lời Chúa và đi theo Người, không để lòng trí nghe tiếng mời gọi cám dỗ của danh lợi và dục tình đồi bại.

 

CHÚA NÓI, CHÚA GỌI, CON ĐỀU NGHE, nhưng Lời Chúa đến với con lọt thỏm giữa hỗn tạp âm thanh và tiếng Chúa gọi chìm lỉm trong bãi cát lún hoặc theo chân những âm thanh mà bay vào hư vô, có khi không để lại dấu vết nào. Tiếng gọi, lời mời  - cám dỗ - nào của ma qủy và thế gian cũng đều hấp dẫn, dễ dãi, đáp ứng tham vọng và dục vọng cnn người, trong khi Tiếng Gọi, Lời mời của Nước Trời lại luôn nghiệt ngã, đắng cay. Không thể có thỏa hiệp. Không thể bắt cá hai tay. Con phải chọn thập tự giá để theo Chúa: quyết tâm chọn lựa đã là một thập giá. Chưa một ai phải hối hận đã lựa chọn “vác thập giá mình đi theo Chúa” (Mc 8, 34 b). Thánh Phaolô đã chọn con đường đổi thay tận gốc khi đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô: từ đó Ngài luôn hân hoan vui sướng vì tư bề khổ ải, nhục nhằn và cuối cùng là cái chết, để được nên giống Chúa Kitô.

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài  

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Mùa Xuân Im Lặng Trong Ðôi Guốc (1/26/2009)
Sống “năm Thánh Phaolô” (1/26/2009)
Lời Chúc Tết Của Thiên Chúa (1/26/2009)
Lì Xì Cho... Chúa Giêsu (1/26/2009)
Ngày Mồng Một Tết – Hái Lộc Đầu Xuân (1/26/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Một Con Én Không Làm Nên Mùa Xuân (1/25/2009)
Ý Lực Suy Niệm Suốt Tuần (1/25/2009)
Những Bông Hoa Của Tâm Hồn (1/25/2009)
Tin/Bài khác
Thời Gian Đang Qua Đi (1/24/2009)
Một Cử Chỉ Đầy Khoan Dung Của Tòa Thánh Đối Với Bè Rối Lefebvre (1/24/2009)
Chúa Nhật Thứ 3 Thường Niên (25/1/2009): Lời Chúc Đầu Xuân (1/24/2009)
Người Bạn Trung Tín Nhất Của Các Trẻ Vô Sinh (1/23/2009)
Hãy Đổi Mới Cuộc Đời Và Tin Nhận Tin Mừng (1/22/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768