Xa lộ xuyên sa
mạc
Trần Mỹ
Duyệt
“Này, ta sai sứ giả
đi trước ngươi, người sẽ dọn
đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang
địa, hãy dọn đường cho Chúa. Hãy làm thẳng đường người đi”
(Mc 1:3).
Tiếng kêu trong hoang
địa – dọn đường – làm thẳng
đường người đi. Những hình ảnh này không mấy
lạ lùng đối với những người
thường hay vào ‘sa mạc” để đóng tiền
điện tại Las Vegas.
Cụm từ “đóng tiền
điện” thường được dùng để nói
về những tay cờ bạc, đỏ đen
thường xuyên viếng thăm các sòng bài tại Las Vegas,
thuộc bang Nevada, Hoa Kỳ. Nói thế, vì nếu
đến kinh đô cờ bạc thế giới
Las Vegas mà thua một trăm, vài ba trăm, hay vài
ngàn thì cũng chỉ như gắn thêm vào các sòng bài này
mấy bóng đèn điện. Linh mục Nguyễn
Ðức Trọng, Giám Ðốc Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang ở
Las
Vegas
vẫn thường nói với những khách vãng lai tham
dự các thánh lễ Chúa Nhật rằng: “Ðến Las Vegas mà
huề vốn là may. Ðược là phép lạ.
Còn thua là bình thường”.
Nhưng hình ảnh một xa lộ
xuyên qua sa mạc Nevada mà người ngồi trên xe cảm
thấy như ngồi trong nhà, là hình ảnh mà có lẽ Kitô
hữu chúng ta cần phải suy nghĩ khi nghe tiên tri Isaia
nói về con đường mà mọi người cần
phải sửa soạn để đón mừng Ðấng
Thiên Sai. Mácô đã ghi lại: “Này, ta sai sứ giả
đi trước ngươi, người sẽ dọn
đường cho ngươi. Có tiếng kêu
trong hoang địa, hãy dọn đường cho Chúa.
Hãy làm thẳng đường người
đi” (Mc 1:3).
Những người lái xe
trên xa lộ băng qua sa mạc Nevada bây giờ có lẽ ít ai để ý
đến những người đã làm công việc
xẻ núi, bạt đồi, và săn bằng những
thung lũng để kiến tạo một xa lộ
tiện nghi như hiện nay. Nhưng hẳn là đã có
những khối óc, những bàn tay, và
những giọt mồ hôi đổ ra. Và con
đường xuyên sa mạc ấy qua
hình ảnh của Isaia đã nói, nếu đem áp dụng
vào Mùa Vọng này cũng sẽ mang một ý nghĩa hết
sức đặc biệt.
Con đường từ trời
xuống đất, và từ đất lên trời là
một con đường dài, có những chỗ băng qua
sa mạc, và cũng có những chỗ
băng qua đồi núi, thung lũng hiểm trở. Những người được sai đi lãnh
trách nhiệm mở đường không chỉ có Gioan
Tiền Hô mà còn có tất cả chúng ta. Ðấng
Cứu Thế không chỉ đến với con
người, mà còn đến với từng người.
Việc Ngài đến với nhân loại
đã được thực hiện, và Gioan Tiền Hô
đã hoàn tất sứ mạng mở đường.
Nhưng đó chỉ là bước
đầu. Con người cần phải chuẩn
bị cho ngày Ngài xuất hiện trong vinh quang, và việc
Ngài sẽ viếng thăm riêng từng người trong ta.
Ðến với nhân
loại, Ngài còn muốn đến với mỗi
người chúng ta, và nếu Ngài muốn đến
với chúng ta, thì bổn phận mở đường
đó chính là việc làm của mỗi chúng ta. Sa mạc cuộc
đời, sa mạc tâm hồn của con người trong
những ngày chuẩn bị mừng Chúa giáng trần
hẳn là cũng đang vọng lên tiếng kêu nhắc
nhở: “Này, ta sai sứ giả đi trước
ngươi, người sẽ dọn đường cho
ngươi. Có tiếng kêu trong hoang
địa, hãy dọn đường cho Chúa. Hãy làm thẳng đường người đi”
(Mc 1:3). Tóm lại, mỗi người
chúng ta vừa phải là sứ giả, là tiếng kêu,
lại vừa phải là những nhân công làm
đường.
Làm sứ giả, làm
tiếng kêu mà không muốn làm nhân công làm đường có
lẽ đó là thái độ của phần đông nhân
loại.
Trải dài hơn 2000 năm lịch sử, Ðấng Cứu
Tinh nhân loại, Chúa Cứu Thế, Ðấng Giải Phóng
nhân loại vẫn chưa đi đến được
nhiều nơi, và xem như chưa viếng thăm
được nhiều người. Con đường
ngài đến những nơi đó, những người
đó vẫn có những núi đồi, thung lũng, và sa mạc.
Thật vậy, giữa những khua
động của thế giới văn minh vật
chất, những ồn ào của danh vọng, sắc
đẹp, tiền tài, quyền lực, và dục vọng,
những tiếng kêu âm thầm của những thai nhi
bị giết; những tiếng kêu của những
người dân oan đang bị khóa tay, biệt miệng; những
tiếng kêu của những người nghèo đói,
những nạn nhân của bất công xã hội đang rên
rỉ bên vệ đường hay đang trong những
khám đường, những nhà dưỡng lão, những
viện mồ côi đã xem như bị lấn át. Phải chăng vì thiếu vắng Chúa nên nhân
loại ngày nay vẫn còn đắm chìm trong hận thù,
chiến tranh, bạo loạn. Vẫn còn
đang chao đảo, vội vã kiếm tìm cái mà họ cho
là hạnh phúc, là điểm tựa cho đời mình qua
danh giá, quyền lực, sắc đẹp, tài ba, và
tiền của.
Cô đơn, lạc lõng giữa sa mạc cuộc đời, cuộc
sống con người ngày nay do việc chối bỏ
sự hiện hữu của Thiên Chúa, chối bỏ tình
yêu của ngài, nên càng trở nên hốt hoảng, và co
cụm. Nhiều người sống và hành
động như những bệnh nhân tâm lý và tâm thần
qua những hội chứng ảo tưởng và ảo
giác. Lầm lũi và cô đơn trong cái vỏ sò ích
hỷ. Hốt hoảng và sợ hãi nếu
như có ai đó muốn đến gần mình.
Sợ phải cho đi cái gì mình đang có, và ngược
lại chỉ muốn vơ vét thêm
những gì mình chưa có. Không phân biệt được
giữa thật và giả, giữa hạnh phúc và bất
hạnh, giữa bằng an và bất an,
và giầu có thật hay nghèo khó thật.
Như Isaia đã nói và Gioan Tiền Hô
đã làm, con người không còn cách gì hơn để có
Chúa giữa cuộc đời mình bằng cách mời Ngài
vào cuộc sống của nhân loại, và của cuộc
đời mình. Nhưng Ngài sẽ không đến
được nếu như con đường dẫn
Ngài đến bị tắc nghẽn! “Này, ta
sai sứ giả đi trước ngươi,
người sẽ dọn đường cho ngươi.
Có tiếng kêu trong hoang địa, hãy dọn
đường cho Chúa. Hãy làm thẳng
đường người đi” (Mc 1:3). Núi
đồi kiêu căng, tự phụ; thung lũng tham lam,
ích kỷ; sa mạc hoang vắng tình
thương; quanh co, gồ ghề của lòng dạ nham
hiểm. Ðó là những cản trở mà
những ai đang mong chờ Chúa đến cần
phải dọn dẹp, và sửa chữa để làm thành
một xa lộ bằng phẳng, tiện nghị đón
Chúa ngự đến.
|