MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
3 Phụ Lục: Bài 9: Bài Giảng Thuyết Của Lm Nguyễn Trọng Tước Về Ơn Thánh Chúa
Thứ Bảy, Ngày 1 tháng 11-2008

Bài 9: Bài Giảng Thuyết Của Lm Nguyễn Trọng Tước Về Ơn Thánh Chúa

§ Kim Hà

Kim Hà ghi chép

Lời nói đầu: Lm Nguyễn Trọng Tước vừa giảng tĩnh tâm tại Huntington Beach vào ba ngày 12/10, 13/10 và 14/10/05 về Ơn Thánh Chúa và Đức Mẹ Maria.

Tại sao chúng ta lại sợ Chúa mà cứ xin Ngài tha thứ tội lỗi cho ta? Ta cần xem lại mối liên hệ giữa ta và Chúa. Có những người thường hỏi tôi:

”Thưa cha, con đã đi lễ chiều thứ bảy rồi, nếu con không đi lễ ngày Chúa Nhật thì con có tội không?”

Người hỏi không được bình an nếu không đi lễ ngày Chúa Nhật, dù rằng họ đã đi lễ bù tối thứ bảy. Thánh Gioan nói: “Tình Yêu không sợ hãi.” Tại sao chúng ta lại sợ hãi? Bởi vì ta chưa nhìn rõ vấn đề. Khi ta đi lễ không phải là ta đem lại vinh quang cho Chúa, bởi vì Chúa không cần ta ca tụng, nhưng khi ta ca ngợi Chúa thì ta được ơn cứu độ của Ngài. Khi ta phục vụ ở trong cộng đoàn thì không phải là ta đóng góp công sức cho cộng đòan mà là trả lại, mà là ta đền bồi tội lỗi của mình, cho dù lời cầu nguyện có nhiều bao nhiêu đi nữa, thì ta vẫn không bao giờ có đủ nhân đức.

Khi ta thống hối và xưng tội, Chúa tha cho ta rồi, nhung còn vạ thì sao? Nhân đức ta làm không bao giờ trả đủ những bất công mà ta đã tạo. Khi nghĩ đến việc ngày mai ta phải đi lễ, thì ta nhìn vào lề luật, mà không nghĩ rằng khi đi lễ, ta được Chúa ban cho ánh sáng và ân sủng, ta được Đấng mà ta yêu mến thanh tẩy và cho ta đền tạ. Ta sẽ vui vì Chúa ban cho ta thêm một ngày mới. Ngày Chúa nhật ta có thì giờ để thăm những người bịnh. Ngày Chúa Nhật thì ta có thể dọn dẹp, đóng góp cho Cộng doàn. Ngày Chúa nhật qúy vì là ngày mà Chúa ban ơn. Như vậy, ta sẽ vui mừng mà không sợ hãi.

Trong sách Công Vụ Tông Đồ, các cộng đoàn mình là hạt nhân, lúc đầu mọi người chuyên cần cầu nguyện, và được toàn dân thương mến. Như vậy trung tâm điểm là tình yêu. Đến với Chúa là một niềm vui, và tôi phục vụ cộng đoàn là để trả nợ những tội lỗ mà tôi đã gây ra. Nếu tôi không nghĩ như vậy thì tôi sẽ so sánh. Tại sao? Lúc ấy tôi sẽ nghĩ là tôi đóng góp cho cộng đoàn nhiều hơn người khác. Xin hãy nhớ “Lời ca tụng của con không đem vinh quang gì cho Thiên Chúa, nhưng nhờ ca tụng, con được ơn cứu độ.”

Tôi xin kể môt câu chuyện khi tôi được mời giảng tĩnh tâm ở nhiều nơi. Theo thói thường, hễ mình là cha khách thì cứ khen, khen cha xứ, khen ca đoàn, khen Hội đồng Mục Vụ, mà không nên phê bình. Trong lúc giảng, tôi phải có một quyết định trong tích tắc: phê bình hay thinh lặng? Và rồi tôi quyết định sẽ nói. Có thể điều tôi nói sẽ làm cho cha xứ bị đau lòng bởi vì tôi phê bình giáo dân của ngài, nhưng cũng có thể ngài vui vì có người nói thay cho ngài.

Điều tôi phải nói là có nhiều giáo dân đi dự lễ trễ. Khi cha đọc xong Phúc Âm rồi, họ mới lững thững đi vào, họ không hối hả gì cả. Tôi nói: “Có phải đặc tính của người Việt nam là đi trễ không? Chưa chắc. Chúng ta hãy đứng bên bờ giếng của lòng mình, hãy đi xuống đáy giếng, hố sâu của linh hồn thì sẽ thấy khác. Lịch sử của ta cho biết chưa chắc đi trễ là đăc tính của người Việt Nam.”

Thế là cả cộng đoàn ấy cười ồ lên và rồi họ thinh lặng khi tôi nói tiếp:

“Mấy trăm ngàn người Việt nam đi vượt biên không ai đi trễ, như vậy đâu phải đi trễ là đặc tính của chúng ta? Thế thì tại sao ta đi lễ trễ, đi đám cưới trễ, đi họp trễ? Chúng ta hãy về lại giếng sâu trong linh hồn và tự trả lời đi, bởi vì ta không tha thiết với Thánh lễ, còn khi vượt biên tìm sư sống thì ta tha thiết. Tại sao chúng ta không tha thiết khi đi dự Thánh lễ? Không ai có thể trả lời câu hỏi này, ngoài chính mình ta. Tôi chỉ gợi ý, các anh chị em tự giúp cho mình. Có ai trăn trở, băn khoăn không? Hãy để linh hồn mình tác động. Muốn khỏe thì ta tập thể thao và chạy bộ. Muốn thao dượt linh hồn thì hãy trở về làm linh thao, phải thao dượt linh hồn mình, giữa tôi và Chúa. “

Trong năm nay, 2005, tôi đi khắp nơi trong suốt 32 tuần lễ. Tôi vừa đến Đại Chủng Viện Hà Nội để giảng tĩnh tâm cho các chủng sinh. Trước đó, tôi đi sang Nhật bản và Nga Xô.

Thật là tội nghiệp cho những người làm lao động ở Nhật Bản. Người ta không gọi họ là dân lao động mà gọi họ là tu nghiệp sinh. Vì nếu là người làm lao động thì phải trả tiền cho họ, còn nếu là tu nghiệp sinh thì không cần trả tiền công.

Đời sống của những người này thật là gian nan và đau khổ. Tôi thương cho người Việt nam nghèo khó. Nếu con người không có tinh thần của Chúa Ki Tô thì họ đối với nhau như lang sói. Các người Việt nam này bị bóc lột dã man nên họ trốn ra ngoài, khi đi làm ở ngoài mà không có giấy tờ hợp lệ thì bị trục xuất về Việt nam, như vậy thì sẽ không có tiền để trả mối nợ mà họ đã mượn để ra đi, và như vậy, họ sẽ bị bắt. Câu chuyện sau đây liên quan đến đời sống con người và Ơn Thánh Chúa biến đổi như thế nào.

Cộng đoàn người Việt nam ở Nhật mỗi tháng chỉ có thánh lễ một lần, mà để được đi dự lễ thì họ phải đi xe lửa hàng trăm cây số để đến một nhà thờ khác. Tôi lấy làm lạ vì gần cộng đoàn ấy có một nhà thờ, nhưng tại sao họ lại không đến dự lễ ở đó? Thật là khó hiểu được.

Sau này tôi mới hiểu được lý do tại sao, vì tu nghiệp sinh không có giấy tờ hợp lệ nên bị mặc cảm, họ thấy các người khác nhìn họ một cách khinh khi. Họ cảm thấy mình xa lạ ngay trong giáo hội của mình. Giáo hội có chuyện buồn.Vì thế, có môt cặp vợ chồng tình nguyện là cứ cuối tuần, sau khi cùng nhau dự thánh lễ thì họ gọi các anh chị em khác đến để quy tụ thành một cộng đoàn. Ở Nhật nhà cửa rất chật chội. Người ta không hỏi nhau là nhà có mấy phòng mà hỏi nhau là nhà có mấy chiếu. Dù nhà chật, nhưng họ cũng chen chúc nhau để có đủ chỗ cho 10, 15 người đến sinh hoạt. Sau đó họ mua đồ ăn thức uống để chung vui. Chủ nhà tâm sự rằng phải quy tụ họ lại, không thì họ tản mát hết. Tôi muốn nói rằng trong lòng Giáo hội luôn có ơn Thánh Chúa, nếu không thì làm sao người ta có thể quy tụ nhau cả mấy chục, mấy trăm người đến để thờ phượng Chúa. Vì thế, tôi luôn lạc quan.

Khoảng 3, 4 năm trước, tôi đến miền bắc nước Đức để tổ chức tĩnh tâm. Sau ba ngày linh thao, vào buổi chiều bế mạc, thân nhân các khoá sinh được tham dự. Trong lúc ấy, môt ông đến để xin tôi cho ông được nói với gia đình ông đôi ba lời. Ông ngỏ lời:

“Thưa cha, trước thánh lễ, xin cha cho con nói vài lời với gia đình con được không ạ? Con nhận thấy trước Thánh lễ, chúng ta cáo mình cùng Chúa và anh chị em, nhưng con chưa cáo mình với gia đình con.”

Thế là trong Thánh lễ hôm ấy, chúng tôi ngồi quanh bàn thờ, ông ta đến trước mặt người vợ và ông bắt đầu nói: “Anh xin lỗi em!” bà vợ cảm động khóc nức nở, không khí trở nên linh thiêng, mọi người đều khóc. Sau đó, ông ta bước qua hai đứa con nhỏ rồi đến trước mặt đứa con gái lớn, ông nói với con ông:

“Bản chất con là thành thật, nhưng vì cuộc sống làm ăn, bố bắt con phải gian dối. Bố biết con không thích như vậy, và con buồn, vậy bố xin lỗi con!

Đứa con gái ôm hôn bố nó. Chắc là vì ông không rành ngoại ngữ nên giấy tờ giao dịch, ông đành phải nhờ con, nhưng ông là người bầy mưu tính kế để tìm cách gian lận tiền. Con gái ông không vui mà buồn, và cảm thấy lương tâm cắn rứt.

Đấy, tội đã gây ra vết thương. Ông ấy vốn là chủ một khách sạn có mấy chục phòng. Ông lái xe xuống miền Nam nước Đức vì vợ con ông muốn đến dự buổi tĩnh tâm Linh thao. Hãy thử tưởng tượng xem, ông phải lái xe đi 800 cây số xuống miền nam để được dự khóa học. Sau đó ông cảm nhận được ơn thánh Chúa, nên ông đề nghị tôi đến mở khóa tĩnh tâm vào mùa đông, ở vùng ông đang cư ngụ. Ông sẽ cho mọi khóa sinh ăn ở miễn phí ở các phòng trong khách sạn của ông.

Từ sự cảm nhận ơn Chúa mà ông đã biến đổi. Và từ đó, ông cũng muốn nhiều người khác biết về Chúa. Năm sau, tức là năm 2004, tôi nhận được email của ông nhắc nhở tôi là ông vẫn muốn mời tôi đến để mở hai khóa linh thao cho cộng đoàn ở đó.

Tôi rất vui mừng khi thấy ân sủng Chúa lớn lao và làm cho người ta vui mừng. Xin Chúa ban ơn cho mọi người cảm nhận được tình yêu của Ngài. Tình yêu Chúa biến đổi những suy nghĩ của ta. Ơn Chúa không cất nhắc cho ta ra khỏi những sự khó khăn, nhưng ơn Thánh Chúa biến đổi cái nhìn của ta, và cho ta nhìn sự việc ấy một cách khác. Nếu ta không nhìn rõ, ta sẽ không biết mình đi về đâu? Trong Phúc Âm nói rằng khi một người biết trong một thửa ruộng kia có một viên ngọc qúy, người ấy bèn về nhà, bán hết của cải để mua thửa ruộng có viên ngọc qúy ấy. Khi ta gặp gỡ ân sủng thì ân sủng biến đổi ta, và ta không mong cất nhắc sự khó khăn nữa.

Môt thí dụ nữa về ơn Thánh biến đổi cái nhìn của cha mẹ đối với đứa con gái nhỏ mang hoang thai. Có hai vợ chồng kia nghĩ rằng mình mang thập giá vì con gái của họ mang thai. Họ suy sụp tinh thần, sợ mất mặt, và không dám vác mặt ra cộng đoàn nữa, nhưng từ khi gặp ánh sáng của Chúa rồi thì ông bà có lối suy nghĩ khác. Ông nói: “Ơn Thánh Chúa nói với con rằng: người đau khổ nhất là đứa con gái của con, thì con phải liệu cách mà giúp đỡ cháu, chứ con không còn phải sợ những người khác phê bình gia đình con nữa. Trong giây phút được ơn Thánh Chúa, Chúa đã biến đổi con.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Bà Của Mọi Quốc Gia (2) (11/6/2008)
Những Hình Ảnh Kỳ Lạ Chụp Được Tại Medugorje Kỳ Hành Hương 15 (11/6/2008)
Đgh Piô Xii Nói Rằng Đã Thấy Phép Lạ Mặt Trời 4 Lần (11/5/2008)
Đức Bà Của Mọi Quốc Gia (11/5/2008)
Thông Điệp Mẹ Maria Ban Từ Medjugorje, Ngày 2 Tháng 11 Năm 2008 Qua Thị Nhân Mirjana (11/2/2008)
Tin/Bài khác
Cảm Nghiệm Medjugorje 234: Con Được Mẹ Chữa Lành. (10/31/2008)
Hai Cảm Nghiệm Của Ông Louis Saia, Người Đã Được Nhìn Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại Houma, Louisiana, Hoa Kỳ (10/31/2008)
Tin Thêm Về Việc Đức Mẹ Hiện Ra Tại Houma, Louisiana, Hoa Kỳ. (10/30/2008)
Đức Mẹ Maria Có Đội Khăn Xếp Như Nam Phương Hoàng Hậu Không? (10/27/2008)
Đức Bà, Nữ Vương Hòa Bình (10/26/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768