MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nỗi Đau Của Chế Độ Hà Nội
Thứ Tư, Ngày 15 tháng 10-2008

    
Nỗi đau của chế độ Hà Nội
VietCatholic News (Thứ Tư 15/10/2008)

Nỗi đau của chế độ Hà Nội

(Bài của Roger Mitton, Asia Sentinel ngày 7/10/08, do Khánh Ðăng lược dịch)

Việt Nam đang phải đối diện với cơn bão lốc chính trị trong khi các tai họa kinh tế ngày càng tồi tệ hơn.

Sự chia rẽ trong nội bộ Ðảng cộng sản đang nắm quyền ở Việt Nam đã lan rộng hơn, theo sau hậu quả của nền kinh tế đang tiếp tục đi xuống, đe dọa đến sự ổn định chính trị lâu dài của đất nước.

Uỷ ban trung ương là bộ phận then chốt của đảng hồi tuần trước đã tổ chức một phiên họp khẩn cấp trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống lại nạn lạm phát đang hoành hoành, tình trạng bất ổn lao động vẫn tiếp tục, và một mức thâm thủng mậu dịch đang lớn dần.

Chẳng có gì là bí mật khi có các quan điểm trái ngược về cội rễ của nguyên nhân gây ra tình trạng kinh tế suy sụp trầm trọng ở Việt Nam, và cách nào tốt nhất để giải quyết, đã lan tràn qua các tầng lớp cán bộ trong đảng từ thành phần lãnh đạo cao nhất trong Bộ chính trị đến các đảng viên nòng cốt ở địa phương.

Giới lãnh đạo đảng vẫn còn duy trì mối bất hòa giữa những người tiếp tục ủng hộ chính sách khuếch trương kinh tế có mức tăng trưởng cao của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và một nhóm đang gia tăng đông đảo chung quanh Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh thiên về một mức tăng trưởng vững chắc, chậm hơn và có nhiều khả năng chịu đựng.

Lẩn quẩn vào những tư tưởng kinh tế khác biệt này là những mối hiềm thù cá nhân đã có từ lâu về việc ông Dũng thăng chức nhanh chóng cho các nhà kỹ trị (technocrats) và các đồng hương người miền Nam của ông, loại bỏ ra ngoài những cán bộ cao cấp khác, rõ ràng nhất là những người ở miền Trung. Cộng thêm vào những mối rạn nứt này là cuộc vận động chống tham nhũng uể oải thiếu sinh động, do chính ông Thủ tướng cầm đầu, cũng như các vụ đàn áp mới đây đối với các nhà báo và giáo dân Công giáo.

Các nguồn tin ngoại giao và từ trong đảng cho biết có nhiều lời suy đoán đồn đãi cho rằng nếu các mối rạn nứt này trở lên trầm trọng hơn, thì có thể sẽ bất ngờ đưa đến một cuộc khủng hoảng lãnh đạo trong tương lai sắp tới.

Trong hội nghị trung ương hồi tuần trước ở Hà Nội, một phiên họp lần thứ ba trong năm nay, vốn là việc trước đây chưa từng xảy ra, tất cả 160 uỷ viên trung ương đảng đã được triệu tập một cách vội vã nhằm cố gắng ngăn chặn việc công khai thanh trừng lẫn nhau và tập trung tư tưởng vào nền kinh tế khủng hoảng hiện đang bắt đầu đe doạ đến ổn định xã hội và sự kiểm soát của đảng.

Theo truyền thống thì đảng chỉ tổ chức hai phiên họp thường niên cho uỷ ban trung ương đảng, nhưng theo sau phiên họp khoáng đại đầu tiên hồi tháng Giêng, thì một phiên họp thứ hai được vội vã triệu tập vào tháng Bảy để cố gắng đưa ra quyết định sẽ làm gì về sự suy xụp của nền kinh tế. Rồi bây giờ lại có phiên họp thứ ba vào tháng Mười.

Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc Ðại Lợi nói rằng: "Một hội nghị trung ương lần thứ ba cho thấy có điều gì đó rất quan trọng đang được thảo luận".

Chính thức thì cuộc thảo luận kín đáo kéo dài ba ngày đặt trọng tâm toàn bộ vào các vấn đề kinh tế xã hội và đặc biệt là làm sao để ngăn ngừa nền kinh tế vốn đã bị suy nhược không bị chìm sâu thêm vì hậu quả của sự xáo trộn kinh tế từ Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Trấn Bạt, chủ tịch Investconsult Group, một trong những công ty tư vấn kinh doanh lớn nhất Việt Nam, đã bình luận: "Hội nghị trung ương này rất quan trọng vì nó chú trọng vào việc làm thế nào để đối phó với nạn lạm phát và làm sao để phản ứng trước sự đi xuống của thị trường Hoa Kỳ".

Nhưng điều này chẳng có gì là mới mẻ, ở cả hai cuộc hội nghị trước đây trong năm nay, giới lãnh đạo đảng chủ yếu đã thảo luận một cách chính xác về các đề tài tương tự, mỗi lần thảo luận lại càng làm tăng thêm sự hoảng hốt và lo lắng – và với sự gia tăng cấu xé lẫn nhau ở đằng sau lưng về việc ai đã, hoặc đã không, đưa ra đường lối hành động đúng đắn.

Trong phiên họp trước đây, các uỷ viên trung ương đảng, là những người đã mất hết sự kiên nhẫn với chính phủ khi tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên gần 30%, đã giao cho Bộ chính trị trách nhiệm giám sát nền kinh tế cho đến hết năm nay. Mười bốn uỷ viên Bộ chính trị là cơ quan có quyền lực cao nhất của đảng. Và quyết định nắm lấy quyền kiểm soát nền kinh tế, ra khỏi chính phủ của ông Dũng là một biện pháp mang tính cảnh cáo cao độ có hiệu quả làm lạc hướng nội các và đội ngũ cố vấn kinh tế của ông Dũng.

Ông Dũng và nhóm của ông ta chẳng làm được gì về việc này cả vì họ chỉ là một thiểu số trong Bộ chính trị, là chỗ mà thành phần ủng hộ cho ông Nông Ðức Mạnh vốn có tính thận trọng, hợp nhất chiếm ưu thế.

Hội nghị trung ương hồi tháng Bảy không cần thiết là một biểu hiện thiếu tin tưởng vào ông Thủ tướng còn tương đối mới mẻ, nhưng là một dấu hiệu cho thấy nhiều uỷ viên trung ương đảng vẫn còn chưa cảm thấy được thuyết phục rằng ông Dũng đúng là người để điều hành đất nước trong thời kỳ khó khăn này. Và thực tế là họ đã cho triệu tập một phiên họp khẩn cấp khác vào tuần trước rõ ràng cho thấy họ vẫn chưa cảm thấy được thuyết phục.

Thật vậy, chỉ có một ngày trước khi hội nghị được triệu tập, ông Dũng đã nhắc lại lời cảnh báo quen thuộc của mình về việc các ban ngành và cơ quan tài chánh phải dành ưu tiên cho việc kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội và duy trì mức tăng trưởng thích hợp.

Những lời nói của ông Dũng chẳng có chút tác dụng nào đáng ghi nhận, nhưng ông ta vẫn tiếp tục thúc đẩy cho một mức tăng trưởng mạnh mẽ khoảng 7% cho năm nay, mà nhiều người cảm thấy là không thể nào đạt được.

Nhưng ít nhất nó thực tế hơn mục tiêu ban đầu 9% của chính phủ ông ta. Ngân hàng Phát triển Á Châu và các cơ quan khác hiện đang tiên đoán một con số tăng trưởng ở mức 5%.

Và trong hội nghị hồi tuần trước, đảng đã rộng rãi diễn đạt sự tiên đoán của riêng mình bằng những ngôn từ chung chung, tuyên bố rằng "sự tăng trưởng nên được giữ ở một mức thích hợp và chịu đựng được". Ðã qua rồi cái dự kiến tương lai về những mức tăng trưởng 8% mà Việt Nam đã ghi nhận được trong suốt thập niên qua.

Ông Dũng cũng chỉ thị cho các ban ngành, bộ phận kinh tế, nhất là Ngân hàng Nhà nước, phải chú ý đến sự lên xuống ở các thị trường tài chánh thế giới cũng như Hoa Kỳ, hầu Việt Nam có thể đưa ra các biện pháp cứu chữa nhằm bảo đảm cho sự sống còn của hệ thống ngân hàng trong nước. Theo ông Dũng, người đã từng có một thời gian ngắn –đúng ra là chẳng có tài cán gì– cầm đầu ngân hàng trung ương, thì cuộc khủng hoảng tài chánh Hoa Kỳ cho đến nay chưa có một tác động đáng kể nào đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, trong khi ông Dũng thận trọng cảnh báo rằng Việt Nam phải duy trì sự cảnh giác, thì lời nói của ông ta vẫn được xem như phần nào đó có vẻ quá tự mãn. Dư luận trong giới kinh doanh cho biết rằng hiện đang có một cảm giác nặng nề về sự đi xuống của kinh tế Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đang ngất ngư của Việt Nam.

Ông Nguyễn Trấn Bạt nói: "Rõ ràng là sự đi xuống của kinh tế Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế và xã hội của đảng, và có thể sẽ cần thiết phải điều chỉnh lại các mục tiêu lâu dài".

Thị trường Hoa Kỳ rất quan trọng cho nhiều mặt hàng xuất cảng của Việt Nam, đáng ghi nhận là vải vóc, thuỷ sản, giày dép, và nhiều hàng hoá rẻ tiền khác. Và chính ông Mạnh chứ không phải là ông Dũng đã nhấn mạnh việc cần thiết cho một sự cấp bách mới lớn hơn nhằm đẩy mạnh xuất cảng trong khi cùng lúc đó, kiểm soát nhập cảng để cố gắng giảm thiểu mức thâm thủng mậu dịch đang bộc phát.

Thêm nữa, lượng kiều hối của người Việt hải ngoại gởi về sẽ ít hơn từ Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu. Và chắc chắn có ít hơn những hứa hẹn đầu tư từ Hoa Kỳ sẽ được thực hiện.

Tính lạc quan thận trọng của ông Dũng trái ngươc lại với lời phát biểu mở đầu của tổng bí thư Mạnh trong ngày kế tiếp của hội nghị. Ngôn ngữ của họ có thể là nhã nhặn và trên bề mặt thì không quá khác nhau, nhưng ở phía dưới thì sự tương phản vô cùng rõ rệt.

Ông Mạnh nhận xét rằng mặc dù xuất cảng có tăng trưởng và có nhiều hứa hẹn đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém và thiếu sót, bao gồm nạn lạm phát bùng phát, một mức thâm thủng mậu dịch đang căng phồng và tình trạng lao động bất an. Nói theo một cách khác, thì quần chúng đang bức xúc và bất mãn – và điều đó có thể sẽ đưa đến nhiều khó khăn lớn cho đảng nếu không được giải quyết sớm. Ông ta thúc giục uỷ ban trung ương đảng hãy tìm ra nguyên nhân và có hành động thích ứng.

Sự thực là ông tổng bí thư đảng có nên cần thiết phải nhắc lại –một năm sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra ở Việt Nam lần đầu tiên– là họ vẫn cần phải xác định ra những nguyên nhân, chứ đừng nói đến việc tìm các giải pháp, là một điều đáng sợ.

Trong năm qua, mọi sự đã đi từ xấu đến càng xấu hơn cho nền kinh tế Việt Nam vốn được lèo lái bằng xuất cảng, và hiện giờ, với thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam đang đi vào tình trạng kinh tế trì trệ thụt lùi (recession), mọi việc thậm chí còn có thể thảm não hơn, nhất là đối với người dân có lợi tức thấp và giới trung lưu là hai thành phần phải đối diện với sự gia tăng mới của giá cả các mặt hàng thiết yếu.

Thứ trưởng Bộ công thương Bùi Xuân Khu cho biết hồi tuần trước rằng Việt Nam sẽ bắt đầu gia tăng giá điện do nhà nước kiểm soát lên khoảng 20% vào năm tới để thu hút thêm đầu tư vào ngành năng lượng không có khả năng và thiếu hiệu quả một cách thê thảm. "Cho đến gần đây chúng tôi vẫn duy trì giá bán lẻ thấp với mục đích kềm chế lạm phát, nhưng giá cả sẽ bắt đầu tăng vào năm 2009".

Những biện pháp như vậy có khả năng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng và tình trạng lao động bất an, cũng như gây thêm sự chia rẽ trong đảng về việc những hành động như vậy có lợi lộc gì không. Đảng đã chính thức thú nhận rằng cái ngày sớm nhất mà nạn lạm phát có khả năng trở lại tỷ lệ ở mức một con số sẽ không đến cho đến năm 2010.

Cùng với việc vật lộn với các vấn đề gai góc này, hội nghị trung ương hồi tuần trước cũng thảo luận về phiên họp quốc hội kế tiếp sẽ sớm được triệu tập ở Hà Nội.

Giới lãnh đạo đảng biết rõ rằng họ phải cố đưa ra một công thức về chính sách kinh tế hợp với sự mong đợi của các đại biểu và do đó ngăn chặn được những chỉ trích cay đắng mà họ đã nhận được hồi tháng Giêng khi nạn lạm phát, ở khoảng 14%, mới chỉ vừa bắt đầu gặm nhắm vào và mức thâm thủng mậu dịch cũng như tình trạng bất ổn lao động có vẻ tương đối bình thường.

Nhưng đó không phải là tình trạng hiện thời, và cũng như hồi tháng Giêng, các đại biểu Việt Nam từ các vùng nông thôn có thể sẽ đặc biệt nổi bật trong việc đánh giá chính phủ khi họ kể lại thật chi tiết các nỗi đau về tài chánh do nạn lạm phát gây ra cho nông dân trong khu vực bầu cử của họ.

Không biết cái hội nghị "đánh thức" hồi tuần trước có thúc giục được giới lãnh đạo đảng có thêm các hành động –và phối hợp chặt chẽ hơn- hay không thì còn phải coi lại. Nếu không thì khả năng có một hội nghị nữa, hoặc thậm chí một đại hội đảng giữa nhiệm kỳ, mà trong đó các các tay lãnh đạo cao cấp, gồm cả ông Dũng lẫn ông Mạnh, có thể bị gạt qua một bên hoặc ngay cả việc bị loại bỏ.

Như ông Mạnh đã cảnh báo trong phát biểu kết thúc hội nghị thì: "Ðặc biệt rất quan trọng để lấy lại sự đoàn kết nhất trí trong đảng, toàn dân, toàn quân và tất cả các bộ phận ban ngành".

Ðảng không những chỉ lo sợ về những chia rẽ nội bộ, mà còn đề phòng về bất cứ các rắc rối xã hội hoặc thành phần đối lập chính trị nào. Vì thế vừa qua mới có một chiến dịch đàn áp các nhà báo và giáo dân Công giáo. Nhiều nhà báo nổi tiếng đã bị bắt trong nhiều tháng qua, và hai trong những phóng viên đi tiên phong trong công cuộc chống tham nhũng trong nước sắp sửa bị đưa ra xử vì vạch trần những hành động sai trái của giới lãnh đạo đảng trong vụ xì-căng-đan tai tiếng PMU18 cách đây hai năm.

Nhiều thành viên của giáo hội Công giáo, trong đó có Tổng giám mục Hà Nội, cũng bị cảnh cáo phải chấm dứt biểu tình về việc tịch thu tài sản của họ do hậu quả của chiến tranh Việt Nam. Cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua là "hoàn toàn không chấp nhận" được, Thủ tướng Dũng nói rằng: "Nếu những hành động này không chấm dứt, nó sẽ có một tác động bất lợi về những quan hệ tốt giữa nhà nước và giáo hội".

Mới đây, ông Dũng đã gặp gỡ nhiều giám mục, nhưng vấn đề tranh chấp đất đai vẫn không được giải quyết và còn là một trở ngại chính yếu trong việc tái lập lại quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican.

Các cán bộ đảng ở địa phương, nhất là những người cùng phe với các đảng viên kỳ cựu như ông Mạnh, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang và Bộ trưởng công an Lê Hồng Anh, được biết là đang bực bội về việc chậm trễ để đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn. Họ tin rằng Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương khác đang quá bận tâm vào tình trạng xáo trộn tài chánh hiện thời trên thế giới và cuộc bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ, để chú ý đến việc đàn áp tôn giáo và báo chí ở Việt Nam.

Những người khác, hầu hết là nằm trong phe có tính hoà giải hơn của ông Dũng, thì lập luận rằng cách giải quyết tốt nhất là cả hai phía phải trấn tỉnh lại.

Theo ông Nguyễn Trần Bạt thì: "Mặc dù chính quyền địa phương rõ ràng là không thể hoàn trả khu đất lại cho giáo hội Công giáo vì không có một khuôn khổ luật pháp nào để dựa vào đó mà thi hành, nhưng tôi vẫn ưa thích việc chọn lựa một thái độ ôn hoà để giải quyết vấn đề".

Giáo sư Thayer nói thêm: "Một đường lối cứng rắn đối với giáo hội Công giáo thì không bao giờ là một ý kiến tốt, và giữa lúc có cuộc khủng hoảng kinh tế thì đó lại càng là một ý kiến xấu hơn. Nhưng dù sao thì thành phần bảo thủ sẽ lên tiếng đưa ra mối quan tâm của họ về sự ổn định chính trị".

Thật vậy, việc trấn áp báo chí cũng như các hành động đối với người Công giáo cũng là các đề tài được thảo luận trong hội nghị tuần trước vì cũng giống như sự suy xụp kinh tế, nó va chạm đến nỗi ám ảnh của đảng về ổn định chính trị và sự tiếp tục quyền cai trị độc đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc Viện nghiên cứu phát triển ở Hà Nội nói rằng: "Người cộng sản luôn luôn dùng sự lo sợ về tình trạng bất ổn làm cái cớ để không chịu dân chủ hóa đất nước và họ sẽ tiếp tục làm như vậy".

Giới lãnh đạo đảng coi sự ổn định chính trị ở Viêt Nam là tảng đá góc tường để thu hút đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là sự bất ổn đang tiếp tục lan tràn ở các quốc gia cạnh tranh với họ trong khu vực như Mã Lai Á, Thái Lan và Phi Luật Tân.

Vào đầu muà hè này, ông Michael Pease, chủ tịch Phòng thương mãi Hoa Kỳ đồng thời là Tổng giám đốc công ty Ford ở Việt Nam nói rằng: "Thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn là dựa vào sự trông mong ở việc ổn định kinh tế và chính trị".

Một báo cáo hồi đầu năm nay của Business Monitor International Ltd, liệt kê các quốc gia dựa trên rủi ro chính trị, đã đánh giá Việt Nam đứng ngang hàng thứ hai với Hồng Kông, sau Tân Gia Ba, về ổn định chính trị ngắn hạn.

Theo lẽ tự nhiên thì giới lãnh đạo đảng, cả những kẻ điềm đạm lẫn những người có tầm nhìn về phía trước, đều thích thú tán thưởng các báo cáo như vậy và tìm cách để bảo đảm cho sự xáo trộn về kinh tế, tôn giáo và báo chí hiện thời không làm náo động sự đánh giá lạc quan đó –mà một số đang lo ngại là sự xáo trộn đó đã bắt đầu khởi sự.

Ông Vũ Mão, một đảng viên kỳ cựu nguyên là chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội, nói rằng: "Tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn khi nghe rằng sự ổn định chính trị ngắn hạn ở Việt Nam được đánh giá quá cao. Việc đánh giá này là quá mức trong cái nhìn của tôi, và không xem xét đến nhiều vấn đề ung nhọt của Viêt Nam như quyền xử dụng đất đai, tình trạng nghèo đói ở nông thôn và chất lượng đời sống của giới công nhân có thu nhập thấp".

Ông Thayer nói thêm: "Dĩ nhiên là có sự bất mãn đang lớn dần trong những người dân thành thị về giá cả gia tăng, nạn ô nhiễm môi trường, nạn kẹt xe và vấn đề tham nhũng".

Quả thực như thế, khi nói đến sự đánh giá lâu dài về rủi ro chính trị, thì Việt Nam không được đánh giá tốt trong báo cáo trên và nằm gần cuối, chỉ khít khao hơn các quốc gia như Lào và Miến Ðiện.

Dĩ nhiên là tính ngay cả việc tranh chấp trên tầng lớp chóp bu trong nội bộ đảng hiện nay, thì ít ai nghĩ rằng chế độ cộng sản tại Việt Nam sẽ xụp đổ vì nền kinh tế bị suy xụp, và hành động của vài nhà bất đồng chính kiến, ký giả và tu sĩ can trường. Nhưng chắc chắn là giới lãnh đạo hiện thời đang bị nhiều áp lực và đã không có cách nào khác hơn là phải triệu tập phiên họp khẩn cấp hồi tuần trước. Những kết quả cuối cùng của cuộc họp đó vẫn đang được từ từ làm sáng tỏ.
Khánh Ðăng

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Giêrađô - Vị Thánh Đặc Biệt Của Bà Mẹ Và Em Bé (10/16/2008)
Thánh Nữ Margaret Mary Alacoque - Vị Tông Ðồ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu (10/16/2008)
Giáo Hội Là Thân Mình Chúa Kitô, Chứ Không Phải Một Hiệp Hội Của Con Người Trần Gian (10/16/2008)
Đường Lối Nhà Cầm Quyền Hà Nội Chiếm Đoạt Tài Sản Đụng Độ Người Công Giáo (10/16/2008)
Bản Lên Tiếng Của Hội Đồng Liên Tôn Vn Tại Hoa Kỳ (10/16/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Hình Nhà Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế Saigon Sáng Ngày Lễ Thánh Giêrađô 16.10.2008 (10/15/2008)
Tại Sao Lại Phải Lo Lắng Trong Khi Chúng Ta Có Thể Cầu Nguyện! (10/15/2008)
Ngày Thứ Mười Tám - Tháng Mân Côi (10/15/2008)
Ngày Thứ Mười Bảy - Tháng Mân Côi (10/15/2008)
Phân Tích Sự Tranh Chấp Giữa Csvn Với Công Giáo Gần Đây (10/15/2008)
Tin/Bài khác
Thư Gửi Quý Độc Giả Thủ Đô Hà Nội Cùng Quý Độc Giả Trong Nước (10/14/2008)
Hoàng Hậu Tô Cách Lan (10/14/2008)
Đức Mẹ Đen (10/14/2008)
Hình Medjugorje #9: Mẹ Ơi, Trời Đêm Trên Núi Thánh Lạnh Quá! (10/14/2008)
Hình Medjugorje #8: 2 Giờ Sáng, Cha Con Dắt Nhau Leo Núí Krizevac. (10/14/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768