Trái đắng nở thành vườn hoa Bảo Giang
Ngày nay, từ bắc chí nam, từ hang cùng ngõ hẻm của thôn quê đến thành thị, mọi người mọi lớp tuổi đều noí và bàn bạc với nhau về câu chuyện “Nuốt không được phải nhả ra”.
Tại sao lại có chuyện nuốt không được, phải nhả ra ấy?
Dễ hiểu thôi, câu chuyện là thế này. Nhà nước và hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của nhà nước ta muốn nuốt trửng hai khu đất của Tòa Giám Mục Hà Nội (khu vực cho Tòa Khâm Sứ mượn) và Linh Địa Đức Bà của Thái Hà vào quy hoạch chia Lô, chia phần cho nhau. Nhưng làm không được thì phải nhả ra.
- Anh nói chuyện lạ đời, có cái gì gian ác nhất trên trần đời này mà nhà nước Việt cộng ta không làm được?
- Trời bất dung gian, bác ạ. Nhà nưóc Việt cộng ta làm cái gì cũng được, nhưng sau khi chiếm đoạt và tự ý viết số 42 cho cái nhà ấy vào năm 1959, đến nay, nhà nước ta lại không tìm ra, hoặc không thể làm ra cái bằng khoán gỉa để chứng minh khu đất và toà nhà người ta quen gọi là Toà Khâm Sứ có chủ quyền là Tòa Khâm Sứ. Trái lạ, mọi người đều biết, đó là khu đất của Tòa Giám Mục đúng như lời vị Tổng Giám Mục ở đó từng công bố. “
Đất ấy chẳng phải của tây, cũng chẳng phải của tàu, nhưng là của Tòa Giám Mục Hà Nội.”
- Có giấy tờ gì chứng minh hợp pháp…. kể cả việc hợp pháp luật của nhà nước ta hay không?
- Dĩ nhiên là có rồi.
A. Lịch sử khu đất thuộc toà Giám Mục Hà Nội. Năm 1883, Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã cấp quyền sở hữu một khu đất bỏ hoang lâu năm do chiến tranh và không người chăm sóc cho Giám Mục Puginier đang cai quản Hà Nội để xây nhà thờ và cơ sở cho Tòa Giám Mục Hà Nội. Việc cấp phát này đã trải qua những thủ tục sau:
• Chính vị Tổng Đốc này đã không tìm ra các thừa kế bất động sản của tháp Báo Thiên đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá. Và đây là những niên đại còn được ghi nhận. Năm 1434 vua Lê Thái Tông cho dựng lại chùa nhưng không dựng lại tháp. Sang thời hậu Lê, chùa bị đổ nát hoang tàn nên nhà vua đã cho dùng nền tháp làm pháp trường xử các tử tù, hay cho họp chợ quanh đó. Đến năm 1547 thì chùa đã bỏ hoang hoàn toàn.
• Vì nhu cầu sinh hoạt của tôn giáo và Giám Mục Puginier có lời thỉnh cầu. nhưng ông Bonnal, lúc bấy giờ là Công Sứ Pháp Hà Nội đã từ chối lời yều cầu xin cấp đất xây Nhà Thờ Lớn (Saint-Joseph) lấy lý do là ông không có thẩm quyền. thực vậy:
· Bắc kỳ tuy là xứ bảo hộ của Pháp, nhưng vẫn do quan chức của triều đình Huế quản trị hành chánh.
• Khi được cấp chủ quyền, khu đất này là một khu liền lạc, không hề bị chia cắt hay chia thành những phần nhỏ riêng biệt., và không có bất cứ một tranh chấp chủ quyền nào ngay từ trước khi được cấp Phát chi Giám Mục Puginier
Như thế, sự kiện nền đất chùa Báo Thiên có liên quan tới Bất Động Sản nay thuộc quyền sở hữu thuộc Tòa TGM Hà Nội cũng chỉ có tính cách dấu vết lịch sử về bất động sản, giống như việc đổi chủ của bất cứ bất động sản nào tại Việt nam hay trên thế giới. Nó không mang một ý nghĩa, bên này đè bên kia, hoặc là chiếm đoạt của nhau.
Theo đó, việc thủ đắc bất động sản số 40 phố Nhà Chung của GM Puginier từ vị Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ là hoàn toàn hợp pháp. Và tài sản này là bất khả trưng dụng theo luật dân sự của Việt Nam.
Bộ Luật Dân Sự Việt nam, Luật số 33/2005/QH11 cũng đề cập đến quyền sở hữu như sau:
• Điều 246: Quyền sở hưũ có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Vị Tổng Đốc Hà Nội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Hữu Độ, đại diện Triều Đình Huế cấp quyền sở hữu chủ cho GM Puginier, quản trị giáo xứ Hà nội là đúng pháp luật, đã xác lập chủ quyền của Toà Giám Mục Hà Nội.
Rồi tài sản nàỳ được bảo quản và kế truyền liên tục qua các vị Giám mục khác nhau kể từ 1883 cho tới nay. Từ năm 2007 là TGM Ngô Quang Kiệt. Các cơ sở của Giáo Khu Hà Nội xây dựng trên khu đất này gồm có Nhà Thờ Lớn, khu toà Giám Mục, trường học và các khu nhà riêng biệt làm nơi hội họp và sinh hoạt của Giáo Phận. Tất cả những cơ sở này đều có chung một địa chỉ, số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
B. Sự liên hệ giữa Khâm Sứ Tòa Thánh và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.
- Năm 1923, ĐGH cử Đức cha Lécroart, Dòng Tên, làm Khâm sai sang kinh lược Giáo hội Việt Nam.
- Năm 1925, ĐGH Piô XI lập Toà Khâm sứ Đông Dương và Thái Lan, trụ sở đặt tại Kinh đô Huế. Ngài cử Đức cha Constantino Ayuti (1876-1928 ) làm Khâm sứ.
- Năm 1928 ĐGH Piô XI cử Đức cha Columban Dreyer làm Khâm sứ kế vị Đức cha Constantino Ayuti.
- Năm 1937 Đức cha Antonin Drapier, người Pháp, OP, làm Khâm sứ thay Đức cha Columban Dreyer.
- Năm 1950 ĐGH Piô XII đặt Đức cha John Dooley, người Ái Nhĩ Lan làm Khâm sứ.
Đức Khâm sứ Dooley muốn đặt Toà Khâm sứ tại Hà Nội, nhưng chưa có địa điểm cơ sở. Trong khi đó, Tòa Giám Mục Hà Nội còn một tòa nhà khá lớn, xây chung trên cùng khu đất và xát bên toà Giám Muc, dùng làm trụ sở sinh hoạt mục vụ của Gíao Phận. Đức Khâm Sứ Dooley hỏi mượn để sử dụng trong lúc tìm cơ sở khác.
Việc Tòa Giám Mục cho Đức Khâm Sứ mượn một toà nhà trên khu đất của mình cùng dễ hiểu. Bởi vì không thể một sớm một chiều có thể tìm ra địa điểm và xây dựng xong một cơ sở có tầm vóc.
Theo quyết định này, toà nhà trống bên cạnh Toà Giám Mục được dùng làm tòa Khâm Sứ. Nhưng Tòa Khâm Sứ không có chủ quyền trên căn nhà cũng như là khu đất có căn nhà ấy. Bởi vì người ở thuê, vẫn là người ở thuê. Không bao giờ người ở thuê có thể trở thành sở hữu chủ được. Hơn thế, không có giấy xin tách hộ từ Tòa Giám Mục Hà Nội hay giấy xin xác nhận chủ quyền bất động sản từ Tòa Khâm Sứ.
Nhưng chuyện chẳng may cho Việt Nam và cho toà Giám Mục là sau thờì kỳ chiến tranh, Việt Nam bị chia đôi theo hiệp định Geneve năm 1954. Do biến cố này, rất nhiều người, lương cũng như giáo đã bỏ miền bắc để di cư vào nam tìm tự do vì Hồ chí Minh đã phản bội kháng chiến và thiết lập chế độ cộng sản trên toàn miền bắc. Cộng sản theo đuổi chính sách tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc. Và để thực hiện chính sách vô tôn giáo này. Hà nội đã ra lệnh cắt đứt ngoại giao với Vatican và trục xuât Đức Khâm Sứ và các cộng sự ra khỏi nước (1959).
Trong lúc say men chiến thắng vì đã trục xuất đưọc Đức Khâm Sứ và chiếm được căn nhà cũng như thu dọn từ nồi niêu xong chảo, chén dĩa, đũa bát của tòa Khâm Sứ còn để lại, những kẻ chiếm đóng lúc ấy, liền lấy con số 42 để gắn lên cái toà nhà này. Sau đó xây bít bức tường ô nhục ngàn cách tòa nhà với Tòa Giám Mục như là một chứng minh là toà nhà này có một khu đất riêng biệt và là tài sản thuộc về Tòa Khâm Sứ nên chúng đến kiểm tra và thu hồi khu đất, toà nhà này từ tay ngoại nhân về cho dân. Thực tế, dây chỉ là trò gian manh của những kẻ cướp có súng đạn và có quyền lực ở trong tay mà thôi. Bởi lẽ, cho đến hôm nay, người ta không thể tìm ở đâu ra và chính nhà nước Việt cộng cũng không thể làm gỉa nổi cái sổ đỏ (giấy chủ quyền bất động sản) bao gồm tòa nhà và khu đất số 42 tự gắn vào là có chủ sở hữu riêng biệt thuộc Tòa Khâm Sứ trưóc ngày bị chiếm đóng vào năm 1959.
Đó là lý do tại sao, hơn mười lăm năm qua, toà Giám Mục Hà Nội không ngừng làm đơn đòi lại khu đất và toà nhà bị quận Hoàn Kiếm chiếm dụng một cách bất hợp pháp này.
Và cho đến trườc lễ Giáng sinh 2007, việc đòi đất, đòi nhà, đòi công lý và đòi dẹp bỏ bức tường ô nhục kia càng lúc càng lớn mạnh. Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã khởi xướng phong trào cầu nguyện trong hòa bình, tạo lại niềm tin và sự hiệp nhất nơi lòng giáo hội càng lúc càng bừng sáng. Để đến hôm nay, không phải chỉ riêng ở trong nước, mà tất cả mọi người khắp năm châu đều chung lòng với Hà Nội trong bài ca đòi lại công lý từ cái nhà nước vô pháp vô cương này.
Đó là một phần lịch sử về bất động sản của Toà Giám Mục Hà Nội có liên hệ đến toà Khâm Sứ. Tuy nhiên, Luật pháp và Công Lý chỉ biểu lộ gíá trị nơi con người và xã hội biết tôn trọng luân lý. Nó không bao giờ được thể hiện dưới một chế độ bạo tàn vô đạo lý như chế độ cộng sản mà Việt cộng đang áp chế trên phần đất Việt Nam. Đó là lý do giải thích tại sao, rạng sáng ngày 19/9/2008, Nhà nước với hàng hàng lớp lớp công an, mật vụ, chó nghiệp vụ đã đến bao vây toà Giám Mục, và phong toả toàn bộ khu vực rồi giải phóng mặt bằng khu đất của Toà Giám Mục, trên đó có toà nhà cho Đức Khâm Sứ Dooley mượn để làm toà khâm sứ và chuyển đổi khu vực này sang một trang khác. Trang chiếm đoạt bằng bạo lực…
Sự kiện hiển nhiên là thế, nên chuyện mất, được khu đất của Toà Giám Mục ngày này không phải là gía trị một khu đất và một khu nhà, Nhưng chính là sự kiện cảnh tình người dân Việt Nam là: Nền luân lý dạo đức, công lý của xã hội Việt Nam đã bị chà đạp và phá hủy dưới thời Việt cộng. Ở đó, ngươi ta không tìm ra một cán cộng, nhớn hoặc nhỏ, trong cái guồng máy nhà nước ấy còn nhân tính. Trái lại chỉ thấy tính tàn bạo ác độc của đảng thể hiện mọi nơi và mọi lúc.
Như thế, cuộc đứng lên đời công lý này cũng không phải là cuộc thua, mất của Tòa Giám Mục Hà Nội. Bởi lẽ, vai trò của đức Tổng Giám Mục cũng như hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân ở Hà Nội trong thời gian vừa qua đã rực sáng và làm trỗi dậy khát vọng đi tìm chân lý, an bình, không phải cho riêng mình, nhưng là cho dân tộc Việt. Và chính những tấm lòng dũng cảm vì nền luân lý và đạo đức vì xã hội ấy đã cho thế giới nhìn rõ bộ mặt thật gian ác của cộng sản trước sau vẫn như một là: không có cách nhìn, cách suy nghĩ của con người bình thường.
Riêng về sự kiện vật chất của cuộc tranh đấu thì ngày nay ai cũng biết rằng: Cuộc Cầu Nguyện đòi hỏi Công Lý ấy đã đem lại một chiến thắng vật chất thật sự. Bởi vì, Việt cộng nuốt không trôi phần đất của Tòa Giám Mục Hà Nội, đất của Thái Hà trong ý đồ quy hoạch chia lô buôn bán, chia phần cho nhau. Nên họ phải nhả ra trong cái bánh vẽ là lập "vườn hoa tạ lỗi" để hòng lừa bịp nhân dân Việt Nam nhẹ dạ mà thôi. Bởi lẽ ai không biết, trái đắng ấy qúa đắng. Người ta nuốt vào người là phải chết. Nên đành nhả ra, để sống thêm được ngày nào thì hay ngày đó thôi. Vì nếu, họ thực sự muốn làm “ vườn hoa công cộng” cho dân thì tại sao không tu bổ và làm cho hoành tráng công viên Đông Đa ở gần đó, để dân ta được ngửa mặt lên theo vua Quang Trung Nguyễn Huệ, thay vì phải đi trong cái thế cúi đầu như hôm nay. Nên bánh vẽ vẫn là bánh vẽ thôi.
Theo đó, sự thật vẫn là: Tuy là đã làm “vườn hoa tạ lỗi” ấy, cũng đừng quên rằng: Công Lý vĩnh viễn là công lý. Công Lý không buông tha kẻ vô đạo đức. Kẻ cướp sau 20 năm chưa kết án, không có nghĩa là vô tội.