Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
bài Đức TGM Hà Nội: Vá Lưới (chia Sẻ 4)
|
|
Thứ Ba, Ngày 9 tháng 9-2008
|
dongcong.net
VÁ LƯỚI (CHIA SẺ 4) (Mt 4, 21 ; Mc 1, 19)
Lạng sơn-Cao bằng là vùng biên giới phải hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh. 1945 Nhật vào Lạng sơn. 1947 Pháp đổ bộ trở lại Lạng sơn. 1950 Cách mạng thành công sau chiến dịch Đông khê ác liệt. 1967 Mỹ oanh tạc Lạng sơn. 1979 Trung quốc đánh vào Lạng sơn. Mãi đến năm 1990 tất cả dân chúng mới trở lại yên ổn làm ăn. Chiến tranh liên miên tàn phá rất nhiều, Giáo hội cùng chung số phận. Vào năm 1945 Lạng sơn-Cao bằng có khoảng 30 nhà thờ. Nhưng sau các cuộc chiến tranh, Lạng sơn chỉ còn 5 nhà thờ. Cao bằng không còn nhà thờ nào. Nhà thờ chính toà bị bom phá sập. Toà giám mục không còn. Chủng viện tiêu tan. Nhà cửa cháy rụi. Đường xá bị xe tăng cày nát loang lổ ổ gà. Cầu cống chỉ còn hai mố không nguyên vẹn. Rừng Lạng sơn biến mất để lại những mảng đồi nham nhở. Có những ngôi nhà thờ nay trở thành chuồng trâu bò, lợn gà. Có những nơi nhà xứ nay trở thành nơi phóng uế. Có ngôi nhà thờ vì giáo dân chạy loạn đã đóng cửa hơn 10 năm trời. Khi trở về, nhà thờ đã trở thành chỗ cho dơi dơi trú ngụ. Lễ Tro năm đầu tiên mọi người dự lễ phải tay che đầu, tay bịt mũi. Khi cha xức tro, dơi dơi cũng giúp xức các thứ khó ngửi xuống đầu mọi người. Nếu ví Lạng sơn như một tấm áo, tấm áo đó đã bị chuột cắn lỗ chỗ. Nếu ví Lạng sơn như một thân thể, thân thể đó đã bị lở loét đầy thương tích. Còn lại vài ngôi nhà xứ ọp ẹp. Có những đêm mưa, nhìn nước mưa chảy qua những kẽ nứt trên mái, trên tường nhà. Con hiểu rằng nhiệm vụ của con sẽ hàn gắn lại những rạn nứt. Đi vá những rách nát, băng bó những vết thương. Như người ngư phủ vá lại manh lưới trước khi ra khơi đánh cá. Càng gần gũi dân chúng, con càng thấy rằng xây dựng cơ sở vật chất tuy khó, nhưng hàn gắn những tâm hồn mới thật là vấn đề. 1. Vá tâm hồn Tâm hồn con người thật sâu xa, ẩn kín. Nhưng khi nó đã bị tổn thương sẽ rất khó bình phục. Vết thương sâu xa khó phát hiện. Phát hiện rồi cũng khó chữa lành. Khi một cơ thể yếu nhược sẽ có đủ thứ vi trùng, bệnh tật xâm nhập, tàn phá. Giáo dân Lạng sơn là một cộng đoàn bé nhỏ, một thân thể gầy yếu. Lại bị những hoàn cảnh khó khăn, tạo cơ hội thuận tiện cho bệnh tật xâm nhập, tàn phá, đục khoét tâm hồn. Có những lỗ hổng mê tín do thiếu hiểu biết Phúc âm, đức tin yếu kém. Có những lỗ hổng chán nản, sợ sệt, vì đã gặp những khó khăn quá mức chịu đựng. Có những lỗ hổng tham lam do hoàn cảnh túng thiếu nghèo nàn. Nhưng trầm trọng nhất có lẽ là những lỗ hổng bất mãn, bị tổn thương vì thái độ bất công, hống hách của chính hàng giáo sĩ. Có lẽ ai cũng biết chuyện ông Gandhi. Người Ấn độ coi ông là vị thánh vì ông đã có công giải phóng dân tộc Ấn khỏi ách nô lệ Anh quốc, mà chỉ bằng thái độ bất bạo động. Bản thân ông lãnh đạo nước Ấn bằng một đời sống đạo đức, liêm khiết. Khi đi tìm con đường giải phóng dân tộc, ông đã say mê Phúc âm. Những chân lý chói ngời ánh sáng tự do, bình đẳng, bác ái huynh đệ lôi cuốn ông. Ông đã tìm đến nhà thờ học hỏi. Nhưng buồn thay, ông vào đúng nhà thờ dành cho người da trắng. Người ta xua đuổi ông. Ông ngỡ ngàng thất vọng vì thấy người có đạo không đẹp như đạo lý của Chúa. Lòng ông mang một vết thương. Vết thương ấy không bao giờ lành. Giáo hội đã nhiều lần tự mình làm rách lưới nên đã để mất những mẻ cá quan trọng. Tại Lạng sơn đã có những bản làng muốn theo đạo. Nhưng khi biết theo đạo phải bỏ bát hương, bỏ bàn thờ ông bà, họ không muốn theo nữa (tìm thêm Trung quốc). Ý thức được những mảng lưới rách ấy, Giáo hội đã không ngừng ra sức vá lưới. Đức Giáo hoàng đương kim là một người vá lưới vĩ đại. Từ 10 năm nay, ngài không ngừng đi tìm những mảng lưới rách để vá. Hàng trăm lần, ngài khiêm nhường công khai xin lỗi vì những lỗi lầm Giáo hội mắc phải trong quá khứ : như kết án Galilê, buôn bán nô lệ tại Phi châu, ép buộc người thổ dân Châu Mỹ theo đạo, thiếu kính trọng nền văn hoá Trung quốc. Đó là những lỗi lầm do thái độ tự tôn đi đến độc tôn. Từ độc tôn đi đến độc tài và độc ác. Ngày nay Giáo hội hiểu được những tác hại ấy. Nên đã biết khiêm nhường xét mình và nhận lỗi hơn. Trường hợp Pedo ở Mỹ là một bằng chứng. 2. Nối liền những khoảng cách Những cộng đoàn yếu kém lại thiếu người hướng dẫn dễ đi đến chỗ phân tán. Lạng sơn do địa hình phức tạp lại trải qua nhiều thăng trầm nên cộng đoàn có nhiều khoảng cách. Có những khoảng cách tranh giành quyền lợi làm suy yếu cộng đoàn. Có những khoảng cách lạnh lùng nghi kị làm héo úa cộng đoàn. Có những khoảng cách ghen ghét hận thù giết chết cộng đoàn. Đó cũng là những mảng lưới rách làm mất đàn cá. Đó cũng là những vết thương cần hàn gắn. Từ Công đồng Vatican II, Giáo hội đã không ngừng hoạt động để nối liền các khoảng cách trong lòng Giáo hội. Biết bao nỗ lực đưa đến hoà giải, tha thứ, đại kết. Đã có những đối thoại. Đã có những công bố chung. Đã có những hợp tác. Rút ngắn những khoảng cách trong lòng Giáo hội chưa đủ. Giáo hội còn muốn xoá đi những khoảng trống ngăn cách Giáo hội với thế giới. Công đồng Vatican II đã mở ra một hướng mới, đặt Giáo hội vào trong lòng thế giới để đồng cảm, để chung chia vui buồn, lo âu, hy vọng. Hiến chế Gaudium et Spes là một cánh cửa mở ra đem Giáo hội và thế giới lại gần nhau. Dịp Ad limina vừa rồi Đức Thánh Cha đã nhắn nhủ Giáo hội Việt nam ba điểm, trong đó hai điểm khuyến khích Giáo hội Việt nam xích lại gần xã hội. Đó là đối thoại và cộng tác. Đây quả là một quan điểm rất mới mẻ của Giáo hội, của Đức Thánh Cha đối với xã hội nói chung, đặc biệt với chính quyền XHCN tại Việt nam nói riêng. Đối thoại tức là thôi lên án, thôi thù ghét. Đối thoại là quên đi những quá khứ chống đối đau buồn. Đối thoại là xích lại gần nhau để nghe nhau, để nói với nhau những lời xây dựng. Đối thoại là tin tưởng nhau. Đối thoại là cùng nhau tìm một hướng mới, một lối mở ra tương lai. Đối thoại như thế là tin vào những gì tươi đẹp sẽ gặt hái được. Đức Thánh Cha còn đi xa hơn nữa khi khuyến dụ Giáo hội Việt nam hãy hợp tác với Nhà nước. Đây quả là một bước đi rất xa, rất mới. Vì ngay tại Việt nam không thiếu người cho rằng Cộng sản là ma quỉ. Tiếp tay với Cộng sản là tiếp tay với ma quỉ. Đã có nhiều người không cho con cháu đi học trường Nhà nước. Đã có nhiều người ngăn cấm không cho con cháu được tham gia công tác. Riêng Toà Thánh vẫn chưa có quan hệ ngoại giao với Việt nam, tôn giáo vẫn còn gặp khó khăn. Thế mà Đức Thánh Cha thúc giục ta phải cộng tác với Việt nam. Thật là một bước đi rất nhanh và rất xa, không những đến nói chuyện trao đổi mà còn cùng nhau làm việc. Đây là một bước đi chủ động, bước trước. Đây là bàn tay chủ động giơ ra bắt tay. Cộng tác không những là chấp nhận mà còn đồng ý ở mức độ cao, để có thể cùng nhau làm việc chung, chấp nhận con người, chấp nhận chương trình và sẵn sàng. ĐỨC GIÊSU VÀ THIẾU PHỤ SAMARIA ( Ga 4, 1-41 ) Nhưng có lẽ không gì bằng nhìn lên tấm gương của Đức Giêsu trong cuộc gặp gỡ với người thiếu phụ xứ Samaria bên bờ giếng Giacóp. Đây là khuôn mẫu của một cuộc truyền giáo thành công. Thành công nhờ vá lưới. Vá những vết thương. Vá những khoảng cách. Vá những mặc cảm. Qua cuộc tiếp xúc, Đức Giêsu đã làm nên những thay đổi kỳ diệu : 1. Từ xa lạ trở nên thân tình 2. Từ câu chuyện thông thường dẫn đến câu chuyện ơn cứu độ 3. Từ tội nhân trở nên nhà truyền giáo 1. Từ xa lạ đến thân tình Theo tục lệ Đông phương giữa người nam và người nữ có một sự xa cách. Việt nam xưa đã có câu “nam nữ thọ thọ bất thân”. Gặp gỡ nhau đã trở thành một điều cấm kỵ. Không có gặp gỡ tự do tuỳ tiện. Muốn gặp gỡ phải qua những qui định xã hội. Người Samaria với người Giuđêa có mối bất hoà từ lâu đời. Do những phân ly về tôn giáo, chính trị mà hai bên coi nhau như thù địch. Người Giuđêa có đền thờ tại Giêrusalem trung tâm chính trị và tôn giáo. Cả nước chỉ có một đền thờ. Những ngày lễ trọng mọi người trong cả nước phải về Giêrusalem dự lễ. Thánh Giuse, Đức Maria và Đức Giêsu cũng thường tham dự những buổi hành hương này. Trong khi đó người Samaria có đền thờ trên núi Garizim và có nước, có vua riêng. Người Giuđêa vẫn coi người Samaria như ngoại đạo. Đức Giêsu là nam giới, một người Giuđêa, trong khi người phụ nữ là người Samaria. Một khoảng cách rất xa. Nhưng sau một vài câu chuyện, người phụ nữ đã trở nên thân tình và đã bộc bạch tất cả ý nghĩ của mình về tôn giáo. Sau cùng thì tâm sự cả chuyện gia đình. 2. Từ câu chuyện thông thường đến câu chuyện về ơn cứu độ Đức Giêsu đã khởi đầu bằng chuyện xin nước. Một chuyện rất bình thường trong đời sống. Cũng như ta nói chuyện thời tiết mưa nắng. Rất nhẹ nhàng và tự nhiên Đức Giêsu chuyển sang lãnh vực thiêng liêng. Nước uống được chuyển đề tài sang nước hằng sống. Vừa gợi trí tò mò. Vừa gợi niềm khao khát. Tò mò “Ông không có gầu làm sao múc nước”. Khao khát “Xin ông cho tôi thứ nước ấy”. Thật là một nghệ thuật dẫn dắt tuyệt vời. Rồi đi đến kết luận về một tôn giáo đúng nghĩa “Phải thờ phượng trong tinh thần và chân lý”. Và sau cùng đi đến niềm tin. 3. Từ một tội nhân đến một nhà truyền giáo Nhưng biến đổi kỳ diệu nhất chính là biến đổi sâu xa trong tâm hồn nguời phụ nữ. Từ một thái độ xa cách, chị đã trở nên thân tình thổ lộ với Chúa những chuyện riêng tư. Từ một thái độ kiêu hãnh của người có nước, có đền thờ, có gia đình, chị đã đi đến thái độ khiêm nhường nhận biết sự thiếu thốn của mình để xin Chúa giúp đỡ. Những biến đổi đó đã khiến chị thay đổi hẳn cuộc đời. Từ một người tội lỗi công khai nay trở thành nhà truyền giáo. Sự biến đổi trong tâm hồn quá mãnh liệt. Khám phá Đức Kitô soi sáng tâm hồn đem đến cho chị niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm bình an. Phấn khích vì được ơn soi sáng chị không cầm lòng được nên đã về nói với mọi người trong làng. Lời nói của chị phải rất xác tín, hùng hồn nên đã khiến cả làng ra xem và nghe Chúa. Đức Giêsu đã tiến hành cuộc truyền giáo thành công này nhờ những thái độ sau : a) Đi bước trước Không uý kị, không rụt rè, Đức Giêsu đã chủ động đến gặp người phụ nữ. Nếu không có người đi bước trước hố cách ngăn sẽ không xoá được. Kinh nghiệm cho thấy những thiên kiến, những hiểu lầm, những nghi ngại rất khó vượt qua. Phải mạnh dạn. Phải gạt bỏ tất cả quá khứ. Phải xoá đi mọi thiên kiến. Đi bước trước là một thái độ phóng khoáng. Đi bước trước gợi lên niềm tin tưởng : mình tin người để người cũng tin mình. Tôi có chủ động đến với những người không ưa tôi, những người khác đạo, những người ghét đạo không ? b) Thái độ khiêm nhường Đức Giêsu đến với người phụ nữ với thái độ khiêm nhường. Người không đến như kẻ cả để lên lớp dạy chị. Người không đến như kẻ có quyền để ban ơn cho chị. Trái lại Người đến như một kẻ yếu đuối, đói khát cầu xin chị giúp đỡ. Một người Do thái đến xin nước một người phụ nữ mà đó lại là người xứ Samaria, một người ngoại đạo, một người bỏ đạo, một người phản đạo. Một người thánh thiện đi xin một tội nhân. Phải khiêm nhường lắm mới có thể hạ mình như thế. Chính thái độ khiêm nhường làm cho chị phụ nữ cảm thấy dễ gần, thông cảm với Chúa. c) Thái độ kính trọng Đức Giêsu đến xin nước. Đó là một thái độ trân trọng. Người công nhận chị là chủ nhân. Người đánh giá cao cái giếng, nước giếng. Người trân trọng chị dù chị là người tội lỗi, không có danh giá trong làng. Chính thái độ kính trọng này gây được cảm tình nơi chị. Đây chính là một bài học về hội nhập văn hoá. Nhà truyền giáo khi đến một nơi xa lạ phải biết trân trọng những gì sẵn có, những giá trị của nền văn hoá địa phương. Chính nhờ những thái độ chủ động, khiêm nhường, kính trọng, Đức Giêsu đã thành công trong việc vá lưới. Người đã vá được những mảng rách trong quan hệ giữa người Giuđêa và Samaria. Người đã nối liền những khoảng cách về giới tính, về chính trị, về tôn giáo giữa hai miền. Người đã vá được tâm hồn người phụ nữ. Một tâm hồn đã có quá nhiều thương tích và chắc chắn mang nặng mặc cảm. Không những chữa lành tâm hồn chị, Người đưa chị trở lại mối liên hệ tốt đẹp với con người. Và trên hết Người dẫn chị tới mối liên hệ tốt đẹp với Thiên Chúa. Người đã nối được nhịp cầu. Chính chị phụ nữ giờ đây trở thành nhịp cầu cho dân làng đến gặp Chúa. Qua việc gặp người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp, Đức Giêsu dạy ta hiểu truyền giáo là tiếp xúc với tâm hồn con người. Tâm hồn con người rất tế nhị và phức tạp. Phải có thái độ rất cởi mở, rất khiêm nhường và rất trân trọng mới mong thành công. Trong Giáo hội, trong giáo phận, trong giáo xứ, trong mỗi người ta gặp đều có những khoảng cách, những phần lưới rách. Nhất là trong bản thân tâm hồn người tông đồ có nhiều mảng rách. Những mảng lưới rách làm cho chúng ta lỡ nhiều đàn cá. Chúng ta hãy biết khâu vá cho nhau. Và xin Chúa khâu vá tâm hồn chúng ta. Một điều kiện để khâu vá là phải nhìn thẳng vào chỗ rách, thành thực không giấu giếm. Và khiêm nhường xin Chúa và anh em khâu vá cho ta. Lạy Chúa, một tấm lòng tan nát giày vò Chúa chẳng khinh chê (Tv 50).
Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng Giám Mục Hà nội
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|