Chứng nhân : Đức Hồng Y John Henry Newman
VietCatholic News (Thứ Ba 09/09/2008)
Đức Hồng Y John Henry Newman sinh ngày 21 tháng 2 năm 1801, là một khuôn mặt vĩ đại dưới thời Hoàng Hậu Victoria. Ngài là một linh mục, một thần học gia và là một nhà văn lớn, ngài quả quyết về những giá trị truyền thống nhưng trong lúc đó ngài cũng luôn tìm mọi phương thức để hòa hợp với tiến bộ hiện đại trên thế giới. Mặc dù ngài thường bị chỉ trích bởi Giáo Hội mà ngài hết lòng yêu mến, nhưng ngài đã tự biện hộ với chính cuộc cuộc sống của ngài và mãi cho đến năm 78 tuổi thì ngài mới được phong chức Hồng Y. Ngài đã chọn khẩu hiệu là “ Heart speaks to heart” (Con tim nói với con tim).
Phần nữa cuộc đời son trẻ của ngài đã gắn bó vớí Đại Học Oxford, ngài tốt nghiệp và tiếp tục việc dạy học tại đó. Và đây chính là ngôi nhà tinh thần của ngài.
Sau khi được nhận lãnh chức linh mục của Giáo Hội Anh giáo ngài đưọc bổ nhiệm làm cha phó của nhà thờ danh tiếng University of St Mary. Cho đến năm 1830 ngài là một trong những nhà lãnh đạo bảo thủ của Đại Học Oxford với hoài bảo phục hưng Anh giáo trong thánh thiện và phổ quát. Năm 1841 ngài phổ biến một luận đề mời gọi Giáo Hội Công giáo giải thích về những điều lệ thứ 39 của Giáo Hội Anh giáo. Việc này bị Giáo Hội Anh giáo và trường Đaị Học Oxford tố giác nên ngài phải từ chức. Xa lánh cọng đồng và trường Đại Học Oxford, ngài dùng tất cả thì giờ vào việc nghiên cứu và phát huy lý thuyết Kitô giáo. Mục đích của ngài là chứng minh Anh giáo đang đi đúng đưòng lối của đức tin ngược lại với những sai lầm của Giáo Hội Roma. Nhưng cuộc nghiên cứu của ngài đã đưa đến kết quả ngược.lại. Ngài đã nhận thấy và tin tưởng là sự phát huy của Giáo Hội Roma không trái với đức tin mà còn giải đáp được nhiều vấn nạn của đức tin. Điều này chứng tỏ là Giáo Hội Roma trung thành với nguồn gốc chính thống và kết quả là ngài đã trở lại đạo Công giáo.
Sự trở lại đạo Công giáo vào năm 1845 làm cho những người đồng môn Anh giáo của ngài oán ghét. Đối vơi những người Công giáo ở Anh quốc thì việc trở lại của ngài không phải là lý do cho được nổi tiếng. Lý do trở lại đạo Công giáo của ngài dựa trên việc nghiên cứu một lý thuyết tuy có nhiều khi ngài đưa ra những điều không thích hợp với giáo lý của Giáo Hội Roma mà mọi người Công giáo đang tin tưởng. Tuy vậy, ngài cũng được thu nhận để tiếp tục trở thành một linh mục Công giáo. Ngài được gởi đến Roma thụ huấn trong một thời gian. Ở đó ngài ngồi học chung với các chủng sinh trẻ tuổi và thực hành những phương thức nghiêm khắc của kinh viện. Sau đó ngài viết cuốn “A Grammar of Assent”, chống lại ý tưởng là Đức Tin Kitô giáo có thể chứng minh bằng phương pháp luận.
Năm 1847, ngài chịu chức linh mục Công giáo và gia nhập nhóm Oratory of St Philip Neri. Trở về Anh quốc ngài thành lập Cọng đoàn này ở Birmingham. Năm 1851 ngài được mời đến Dublin để tổ chức một Trường Đại Học Công giáo. Ý tưởng phóng khoáng của ngài được trình bày trong tập sách “The Idea of a University” (Quan niệm về một Trường Đại Học).. Mặc dù một số tác phẩm của ngài đã gây nên những phê bình nghiêm khắc của Giáo hội, nhưng ngài vẫn được công nhận là một trong những giáo sĩ lừng danh thời bây giờ.
Mặc dù trong tâm tư là một con người bảo thủ, ngài kết thân với những người cấp tiến vì tinh tình yêu chuộng tự do và độc lập nên ngài không ưa tinh thần độc đoán được phô bày trong hệ thống của hàng giáo sĩ thời bây giờ.
Năm 1859 ngài viết một bài báo về “On consulting the Laity in Matters of faith” (Tham khảo các Giáo dân về các Vấn đề Đức Tin) làm cho Roma đặt vấn đề và bóng đen đã bao phủ tên tuổi của ngài trong nhiều thập niên. Newman lấy làm đau buồn vì những hiểu lầm của Tòa Thánh Roma. Bản tính thận trọng nên ngài vâng lời, khuất phục không than van. Đến năm 1864 khi Đức Giáo Hoàng Pius IX ban hành thông tư Syllabus of Errors, thì ngài lên tiếng bênh vực Giáo Hội Roma là việc tuân phục Đức Giáo Hoàng không trở ngại trong việc phục vụ quốc gia và là một người công dân trung thành.. Ngài lý luận là tuân phục uy quyền của Giáo Hoàng không làm mất đi tự do cá nhân và trách nhiệm luân lý của mỗi người.
Trong thời của Newman, ngài hiểu là ngài có một bổn phận chính yếu trong việc lâp lại đạo Công giáo ở Anh quốc. Ngày nay tên tuổi của ngài được nêu lên như là người tiên phong trong việc yêu cầu Giáo Hội mở rộng cửa đón nhận những tư tưởng mới tốt đep và có giá trị trong thế giới hiện đại.. Điều ngài hiểu rỏ về lịch sử của đức tin, bênh vực ý tưởng của giáo dân, giải thích thần học không bằng Kinh viện mà với tinh thần khoan dung, tách rời tôn giáo với nhà nước, tôn trọng đời sống trí thức và nhất lả tinh thần ngay thẳng với lưong tri của mình. Tất cả những đức tính đó rất thích hợp vơi tinh thần của Giáo Hôi hiện đại nhưng không mấy thích hợp trong thế kỷ thứ XIX.
Khi John Henry Newman được Đức Giáo Hoàng Leo XIII bổ nhiệm vào chức vị Hồng Y, chứng tỏ ngài không phải là một người hoàn toàn thuộc phái cấp tiến quá khích. Ngài là một người rất can đảm, cởi mở tìm mọi phương thức để dung hòa tinh thần bảo thủ của ngài, cương quyết bảo vệ sự thật truyền thống trong lúc đó vẫn mở rộng lòng ra với những ý tưởng tiến bộ tốt đẹp hiện đại.
Ngài có một tầm nhìn xa về tương lai và một trong những khẩu hiệu mà ngài ưa thích là: “Mỗi sự việc đều có thời gian của nó.”
Hiện nay, Bộ Phong Thánh đang làm thủ tục trình lên Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI để chuẩn bị phong Chân Phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman trong những ngày sắp tới. PT Huỳnh Mai Trác
|