ĐIỂM SÁCH (116): TỘI ÁC RẤT KINH TỞM (CỦA E. BENJAMIN SKINNER)
A Crime So Montrous by E. Benjamin Skinner. Free Press. 352 trang.
Bị bán và bị mua
Của Kevin P. Quinn
(Bought and Sold by Kevin P. Quinn)
Nguồn: America Magazine, August 18, 2008
Trần Hữu Thuần (dịch)
Có tin tức kinh hãi từ nhà báo E. Benjamin Skinner: chế độ nô lệ vẫn còn sống rất nhiều vào thời chúng ta. Một nghiên cứu năm 1999 ước tính vào lúc đó có 27 triệu nô lệ trên toàn thế giới. Tuyên bố này động viên Skinner xâm nhập vào mạng lưới buôn lậu và kinh doanh nô lệ tại những nơi bị Thiên Chúa bỏ rơi (Godforsaken) và phỏng vấn chính các người nô lệ và thường thường các người buôn bán họ. Những gì ông khám phá và trình bày ở đây, qua chuyện kể mắt thấy tai nghe, là chế độ nô lệ trẻ em ở Haiti, buôn bán tình dục ở Romania, buộc vào nợ nần ở Ấn độ và phục dịch tại nhà ép buộc trong đất nước chúng ta. Ông không cần phải nói quá các chi tiết ghê tởm của cuộc sống như là một nô lệ thời hiện đại; nổi đau xót mà Skinner ghi tài liệu trong các câu chuyện về các nô lệ cá nhân, nếu đúng thế, được nói ít đi ở đây. Nhưng nó tự nói cho nó rõ lớn và kinh hoàng.
Tuy nhiên, có gì đối với Tội ác rất kinh tởm (A Crime Monstrous) nhiều hơn là một chứng từ cá nhân đau buồn về những người nô lệ thời hiện đại. Nó cũng là một câu chuyện chính trị tỉnh táo về phong trào bải bỏ án tử hình đương thời và ảnh hưởng của nó trên chiến lược chống nô lệ của nước Mỹ, cách riêng dưới chính quyền Bush. Cá tính mạnh mẽ, liên minh mỏng manh và cãi cọ về việc làm sao định nghĩa chống nô lệ tiêu biểu cho tường trình của Skinner. Cho dẫu nhiều khuôn mặt công cộng quen thuộc hơn có các vai trò nhỏ bé, các ngôi sao ở đây là Michael Horowitz và John Miller. Được mô tả như là “một người bên trong bảo thủ mới cứng rắn” từ Viện Hudson của Washington, người đã tập hợp một liên minh chủ yếu là evangelical với ảnh hưởng chính sách ngoại giao có ý nghĩa, Horowitz chiêu mộ các nhà làm luật Cộng hòa vào cuối những năm 1990 để bảo trợ luật riêng về buôn người tình dục. Đảng Dân chủ chống đối và thắng cuộc chiến để sử dụng một định nghĩa bao hàm hơn về buôn lậu con người trong Sắc luật bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2000 (the Trafficking Victims Protection Act).
Nhưng cuộc chiến chính trị này nêu lên một câu hỏi căn bản: Người nô lệ là gì? Nhiều câu trả lời khác nhau làm rối tung cuộc tranh cãi về chế độ nô lệ thời hiện đại. Với Skinner, “một người nô lệ là một người bị ép buộc phải làm việc, qua lừa dối hoặc ngăm đe bằng bạo lực, mà không được trả lương trên mức sống còn.” Định nghĩa này xem ra có lý. Nhưng ít người lúc đó, vào năm 2000, và thậm chí giờ đây có thể đồng ý với nó. Horowitz và nhiều Kitô hữu bảo thủ kiên trì lý luận rằng chỉ có các nô lệ là gái điếm, và tất cả gái điếm đều là nô lệ; với họ, tình dục thương mãi có tổ chức là hình thái duy nhất của việc buôn lậu con người đáng được sự chú ý của nước Mỹ.
Vào thời ông, John Miller không đồng ý với logic kiềm hãm và xoay vòng đó. Sau khi phục vụ như là một dân biểu Cộng hòa ôn hòa từ Washington trong tám năm, vào năm 2003, Miller được bổ nhiệm làm giám đốc Văn phòng Bộ Ngoại giao lo theo dõi và chống nạn buôn lậu con người (the State Department’s Office to Monitor and Combat Trafficking in Persons). Như là “hoàng đế chống nô lệ” của nước Mỹ, ông là người bác bỏ hăng say nhất của chính quyền, định nghĩa chế độ nô lệ cách rộng rãi để bao gồm, nói ví dụ, việc buộc vào nợ nần ở tầm mức rộng lớn ở Ấn độ. Chế độ nô lệ này sống sót ở một nước dân chủ thị trường tự do như Ấn độ không quan trọng mấy với các viên chức thuộc Bộ Ngoại giao, và cuộc chiến của Miller để trừng phạt rốt cuộc thất bại. Đó quả thực là một thước đo của chủ ý bác bỏ của nước Mỹ, và Miller mau chóng từ chức như một người bị đánh bại và tan nát vật chất.
Skinner về phe với Miller trong nhận thức rộng rãi của ông về chế độ nô lệ, và vì thế than phiền việc chấp nhận dần dần của chính quyền Bush “tập chú cấm đoán hoàn toàn, nặng nề về chuyện gái điếm” của Horowitz. Tôi đồng ý với Skinner: đây là một chiến lược chống nô lệ thiếu sót sâu sắc để lại quá nhiều người nô lệ thời hiện đại bị lãng quên. Để làm sáng tỏ quan điểm này và để ám ảnh chúng ta, Skinner để lại cho người đọc một câu chuyện cuối cùng liên quan đến việc phục dịch ngoài ý muốn tại Hoa kỳ.
Câu chuyện là về Williathe Narcisse. Sau khi mẹ em chết vì bệnh AIDS ở Haiti, Williathe trở thành một trẻ em nô lệ ở tuổi lên sáu trong một ngôi nhà của một gia đình giàu có ở Port-au-Prince. Ba năm sau, một người chị của bà chủ nhà, một công dân Mỹ ở tại Miami, muớn một người buôn lậu đem Williathe vào Hoa kỳ. Em đến nước này qua Phi cảng quốc tế Miami. Vì chuyện này xẩy ra trước vừa Sắc luật bảo vệ nạn nhân buôn người vừa cuộc tấn công của khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001, viên chức quan thuế không mảy may kiểm tra lại Williathe. Em giờ đây là một nô lệ ở Miami to lớn hơn, sống trong một cộng đoàn kín cổng gồm những căn nhà giá 400.000 đôla mỗi cái.
Nhưng điều này không khác thường. Skinner ghi nhận rằng “bọn buôn người biến 17.500 con người thành nô lệ trên đất Mỹ hàng năm.” Cũng không bất thường, một cách chua xót, chuyện buồn của Williathe về lạm dụng thân thể và hãm hiếp hung bạo. Những gì có thể cho chúng ta vài hy vọng là việc cuối cùng giải cứu em khỏi chế độ nô lệ, thành tựu được phần lớn nhờ vào một người bạn qua điện thoại mà Williather dần dần phơi bày ra trường hợp kinh khủng của em, và hiệu trưởng trường em, người mà sự kiên trì với chức quyền công cộng thoạt đầu không đáp ứng, đã thay đổi cuộc đời của Williathe. Thế nhưng, niềm hy vọng này phải nhẹ đi; vì chế độ nô lệ trong quá khứ khó mà chứng minh được, công tố viên thường phải dựa vào kết án đồng hành để bảo đảm việc kết án. Ở đây, còn lại một chính phạm nữ đã không trốn thoát khỏi đất nước nhận tội vào tháng 6, 2004 về việc che chở một người di trú bất hợp pháp.
Liệu hệ thống tư pháp có thể làm tốt hơn không? Với Sắc luật bảo vệ nạn nhân buôn người (T.V.P.A) hiện hành, việc kết án liên bang về chế độ nô lệ gia đình đã gia tăng đáng kể, nhưng “nuớc Mỹ đã giải thoát ít hơn 2 phần trăm các nô lệ thời hiện đại.” Đó là tin tỉnh táo.
Năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh một người nguyên nô lệ, Josephine Bakhita (1869-1947). Là một người Hồi giáo sinh ở Sudan, bà bị bắt cóc vào chế độ nô lệ lúc còn là đứa trẻ, bán đi bán lại ở các chợ Khartoum, và cuối cùng được viên sứ quán Ý ở đó mua. Trong khi vẫn còn là một tên nô lệ, mặc dầu được chủ đối xử từ tế, bà bị đưa sang Ý và giao phó cho các Chị Canoissan ở Venice. Trong thời gian với các Chị, bà trở thành một người Công giáo và quyết định sống đời sống tu sĩ. Vì bà đã đến tuổi, quyết định này, mà luật Ý công nhận, được tôn trọng; và bà bắt đầu 50 năm đời sống tu trì thánh thiện đánh dấu bởi khiêm nhượng và phục vụ yêu thương. Mẹ Bakhita—tên bà, được những người bắt cóc đặt cho, nghĩa là “người may mắn”—quả thực rất may mắn. Kém may mắn hơn là hầu hết các nô lệ Skinner tìm thấy bị trói buộc khắp bốn lục địa.
Trong khi cuốn sách này thách thức chúng ta làm cho đôi tay chúng ta dơ bẩn trong việc thúc bách hủy bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, nó cũng có thể tốt để cầu nguyện với Thánh Josephine cầu bàu cho Sudan, cho đất nước chúng ta và phần còn lại của thế giới nơi còn quá nhiều chế độ nô lệ vẫn còn hiện hữu.
Kevin P. Quinn, S.J., là phó giám đốc Ignatian Center for Jesuit Education và là giáo sư dạy luật tại Santa Clara University ở California.
|