MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
M 66: Mẹ Tôi
Thứ Tư, Ngày 30 tháng 7-2008

Lời Nói Đầu: www.memaria.org luôn mong có những bài vở đóng góp của quý vị đọc giả và thính giả của www.memaria.org và Radio Giờ Của Mẹ. Xin quý vị gửi những sáng tác, bài vở về email: memaria2000@yahoo.com. Xin cám ơn quý vị! (KH)

Làm cách nào để biết rằng phận làm con là luôn luôn yêu thương cha mẹ mình không phải vì trách nhiệm?

Đôi khi ta nghĩ bổn phận làm con cái Phải luôn phụng sự cha mẹ trong mọi lúc và ngay khi cha mẹ gìa yếu ốm đau, nếu nói vì tôi là con nên tôi phải báo hiếu cha mẹ, nói như thế có khác gì là một tình yêu trao đổi, tình yêu có điều kiện, điều kiện ở chỗ là, vì ông bà ấy là cha mẹ sinh thành ra tôi, nên tôi phải có trách nhiệm.” Phải “ cũng đồng nghĩa là “ Bắt Buộc “, nếu có bắt buộc thì đâu còn là tự do yêu thương nữa, người mất tự do là người không làm chủ được mình, như vậy đâu mới là yêu thương để được xứng đáng với đạo hiếu làm con, khi cha mẹ đã đến tuổi xế chiều.  Tình yêu đích thực là tình yêu luôn sẵn sàng được phát xuất từ con tim chứ không phải vì trách nhiệm, nếu yêu vì trách nhiệm thì dường như nó không còn gía trị tình yêu nữa, vì là trách nhiệm nên tôi phải thi hành điều đó.  Thiết nghĩ những bậc làm cha mẹ mà biết được tâm tư của những đưa con như thế, tin chắc họ sẽ rất buồn. 

Có câu truyện kể về một người đàn bà góa kia, trong thời chiến loạn thật khổ sở, một tay chăm sóc cha gìa, mặt khác phải nuôi sáu người con khôn lớn, đau thương nhất là chồng bị chết trong chiến tranh, khi ông chồng bà ấy qua đời, thì cùng thời gian đó bà cũng đang mang thai một đứa con trong bụng được năm tháng, trong những tháng ngày đau khổ vì chồng chết trận lại đang mang thai, với bao nhiêu khó nhọc, cuối cùng người con trong bụng cũng được chào đời, người con đó chính là tôi, người đang viết nên tâm sự này về tấm lòng của người mẹ kính yêu, tôi viết vì biết rằng nếu một mai mẹ tôi có ra đi về với Chúa, thì đây là một kỷ niệm trong ký ức được giữ lại trong tim giữa tôi và người mẹ kính yêu.

Từ khi có trí khôn hiểu biết, thì tôi cũng biết được mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời, bà đã phải cực nhọc tần tảo sớm hôm để nuôi sáu anh chị em tôi khôn lớn nên người, tôi nhớ thủa đó, vì bố tôi mất sớm, nên mỗi tháng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ cấp cho ít tiền tử của bố, với số tiền ít ỏi cỏn con như thế, không đủ để nuôi anh chị em chúng tôi, nên mẹ tôi phải đi làm thêm ở công sở, mong sao có đủ tiền để nuôi con ăn học.  Bà sợ rằng không đủ thời giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái, hơn nữa bà vốn đã ít học, nên bà đã gởi anh chị em chúng tôi đến học trường nội trú Thánh Giuse do các Sơ Dòng Đa Minh dạy dỗ, và cứ như thế chúng tôi trưởng thành trong nhân đức từ tu viện, có lẽ trong khoảng suốt thời gian được sự dạy dỗ từ các nhân đức của các ma sơ, các cha dòng Đa Minh, nên trong lòng tôi cũng có ảnh hưởng ít nhiều từ những nhân đức của các ngài là hiền hậu và yêu thương.  Vì thế trong những năm tháng được sống gần mẹ, tôi luôn yêu thương mẹ tôi lắm, tuổi thơ thì luôn có những lúc tinh nghịch, và vì thế cũng thường bị mẹ la rầy đánh đòn, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi chưa hề hờn trách mẹ tôi bao giờ.  những lúc mẹ tôi ốm đau như, cảm cúm, sốt nóng chẳng hạn, thường tôi luôn là người ngồi chầu chực đầu giường không dám bỏ đi chơi.  Tôi nhớ có lần mẹ tôi cũng bị bệnh như thế, mọi người trong nhà đi chơi hết, tôi ở nhà trông coi mẹ, lúc đó tôi khoảng mười hai tuổi, mặc dầu biết rằng với tôi lúc bấy giờ còn qúa nhỏ, nếu chẳng may mẹ tôi có hề hứng gì thì tôi cũng chẳng biết giúp làm sao nữa.  Cũng có lúc mẹ tôi thấy tôi cứ chực ở đầu giường, nên hỏi, “ sao con không đi chơi? “  Trong lòng muốn nói là vì mẹ bệnh con lo lắng, nên con không muốn đi đâu cả, nhưng tôi lại không nói thế, chẳng hiểu vì lý do gì, tôi chỉ nói với mẹ, “ con thích ở nhà bữa nay.”

Thế mà chỉ trong chớp mắt, tôi đã khôn lớn và có gia đình, thì cũng là lúc mẹ tôi cũng đã gìa yếu đi, nhìn lại quãng đời đã đi qua, tôi thấy mình chưa làm được gì cho bà, mà nếu có thì cũng chỉ là những việc nho nhỏ hay lời nói thầm trong lòng hai tiếng cám ơn bà mà thôi, cũng có những lần về thăm mẹ tôi, nói chuyện vui đùa vuốt ve bà, tôi thấy trong ánh mắt bà ánh lên niềm vui và hạnh phúc đặc biệt lắm.  Tôi thường nói với mẹ tôi hãy thôi làm việc, hãy ở nhà sống với con cháu, đi chơi chỗ này chỗ nọ cho biết đây biết đó, kẻo mai này gìa yếu mẹ có muốn đi cũng không được nữa, hoặc về Việt Nam an hưởng tuổi gìa bên con cháu, chòm xóm láng giềng, sớm tối nhà thờ kinh hạt để được gần Chúa hơn, nhưng tiếc thay mẹ tôi không hài lòng quyết định này.  Dường như cuộc đời của bà chỉ biết làm việc không nghỉ thì phải, vì thế phận làm con như tôi có muốn bộc lộ quan tâm đến mẹ gìa cũng khó mà toại nguyện, mặc dù không thuyết phục mẹ hưởng tuổi gìa được, nhưng tôi cũng thường để ý những nhu cầu gì mà mẹ tôi thích để làm cho bà, nhưng xem ra thời gian qúa ngắn không đủ để tôi làm cho trọn vẹn.

Rồi đến một hôm, có lẽ là lần đầu tiên tôi bàng hoàng sửng sốt khi nghe bác sĩ nói, mẹ tôi mang chứng bệnh ngặt nghèo, sơ gan ung thư bướu.  Tôi rất buồn và không tin rằng đây là số mệnh của bà mẹ, cũng đã từng đêm trầm trọng không ngủ suy tư về điều ấy, tôi hỏi Chúa.  Chúa ! Tại sao vậy?  chỉ là thinh lặng không câu trả lời nào.  Đã có rất nhiều lần tôi đã mang tâm sự này vào giờ cầu nguyện của tôi với Chúa, mặc dù tôi biết rằng giờ cầu nguyện không phải là giờ để giải quyết chuyện riêng tư của mình, đôi khi sợ bất kính với Chúa, nên tôi xin Chúa tha thứ vì đây đối với tôi là chuyện hệ trọng.  Tôi nói với Chúa.  Trong đời con ngoài Chúa ra, còn có hai người vô cùng quan trọng đối với con, một người là mẹ con và người kia là người bạn đời trăm năm, nếu trong hai người này mà có một người ra đi trước con, thì chắc con sẽ buồn vô cùng, tôi biết ai nấy rồi cũng phải ra đi về cõi vĩnh hằng với Chúa, cho dù chẳng bệnh tật thì cũng ra đi vì tuổi gìa sức yếu, vì nếu không chết đi thì làm sao sống lại với Chúa đây, biết rằng thế nhưng tôi vẫn thấy buồn vì ngày ấy rồi cũng sẽ đến với mẹ tôi.

Có lẽ cả đời tôi chưa từng chứng kiến cảnh mất mát người thân yêu của mình khi đã là người trưởng thành nên mới nhiều suy tư quá chăng, từ khi nghe biết mẹ tôi mang bệnh ngặt nghèo này, tôi chưa hề xin Chúa cho mẹ tôi khỏi bệnh, mà chỉ xin Chúa cho mẹ tôi đương đầu chấp nhận và nhất là tìm được sự bình an đích thực của Chúa ban, với ước mong bà gặp gỡ Chúa qua căn bệnh của mình.  Vì khi bắt đầu biết được mang chứng bệnh nan y, mẹ tôi quả thật lo lắng và sợ sệt lắm, tôi hiểu được cái cảm giác này.  Đôi lúc chợt suy tư về qúa khứ, khi mà tôi chưa có đời sống cầu nguyện, chưa nhận biết Chúa trong đời mình, mỗi lần nghe đâu đó có người chết, tôi rất sợ hãi khi suy nghĩ nếu người nằm xuống đó là mình thì sao? Và nhất là khi mình nằm xuống mà chưa chuẩn bị được một thứ hành trang nào để về gặp Chúa, liệu Chúa hỏi ngươi đã làm gì thì lấy đâu ra mà trả lời Chúa đây.  Tôi nói vậy không phải là mẹ tôi chẳng hề làm điều tốt hay không nhận biết Chúa trong đời mình, nhưng vì đời của bà tôi biết, đối với bà cầu nguyện là đọc kinh, vì người mà cả đời chỉ là đọc kinh xem như là cầu nguyện mật thiết với Chúa, họ khó mà cảm nghiệm sâu xa hơn về ý muốn của Thiên Chúa dành cho họ, để rồi chờ cho đến khi ngã bệnh thì xin Chúa chữa lành chứ có mà xin Chúa cho chấp nhận sự thật, trong khi mình đã gìa yếu cho dù không bệnh tật ốm đau đi nữa, thì cũng đến hồi phải về với Chúa thôi.  Vì thế tôi nói với Chúa, con rất buồn nhưng Chúa thấy đường nào tốt nhất cho mẹ con thì Chúa cứ làm, đừng theo ý con hay ý của mẹ con đang xin Chúa, khi nói điều đó với Chúa rồi, thế nhưng tâm hồn tôi sao vẫn bồi hồi xao xuyến.

Tôi nghe người ta nói, mua rau qủa như.  Táo, Dưa Chuột, Cần Tây và Khổ Hoa, mang xay chung để uống thì sẽ tốt cho gan và làm mát cơ thể, tôi đã đi mua những thứ ấy mỗi tuần cho mẹ tôi, sau vài tuần thì thấy sức khỏe có khá hơn nhiều.  Rồi sau lần xạ trị bướu ung thư, thi bác sĩ cho biết là đã diệt chết cái bướu đó rồi, tôi thấy mẹ tôi vui và khỏe hẳn, tôi lại thầm cảm tạ Chúa đã cho mẹ tôi thời gian, tôi biết đây là món quà thời gian rất qúi mà Chúa đã dành cho bà, thường thì những người mắc chứng bệnh này, có giỏi lắm thì cũng chỉ sống được vài tháng, thế mà Chúa đã để cho mẹ tôi sống đến nay đã hơn ba năm rồi kể từ khi biết mình mang bệnh ung thư, thật là một chuyện lạ lùng.  Rồi đến một hôm, trong giờ làm việc, bỗng chiếc đìện thoại di động của tôi reo vang, tôi bắt máy nghe thì từ phía đầu giây bên kia lên tiếng, đó là ông anh của tôi, “ Minh ơi ! mẹ bị té, không biết tại sao không đứng dậy được, bây giờ đã đưa đi cấp cứu rồi. “ Tôi ngồi chết lịm một hồi lâu vừa thương mẹ lại vừa bực bội, bực vì đã bao nhiêu lần tôi đã nhắc nhở, mẹ tôi là, mẹ ở nhà đi đứng phải hết sức cẩn thận nhá, lần trước đã té gây xương cổ tay rồi, thì từ giờ trở đi đừng để xẩy ra nữa nhá.”  Thật không ngờ nổi, mẹ tôi đã đi đứng không vững vàng rồi mà dám lấy ghế đứng lên để tắt cái quát trần, thế là té gẫy xương hông đùi.  Lúc này những suy tư trong đầu tôi thật lẫn lộn, tôi rất sợ nếu mẹ tôi không đứng dạy được nữa, thì liệu bà có chấp nhận nổi số phận này không? mọi sự lo lắng ấy rồi cũng trôi qua tháng ngày.

Hôm nay mẹ tôi đi tái khám mà sao tôi cảm thấy nhiều lo lắng quá, khi được biết tin bác sĩ cho hay, cái gan của mẹ tôi không còn làm việc được nữa, vì té nhiều lần và còn nằm trên giường bệnh qúa lâu, nên mới sẩy ra chuyện này, cái gan đã yếu từ lâu rồi, nay càng yếu hơn khi chỉ nằm trên giường mà không hoạt động, họ nói với mẹ tôi chỉ còn sống không quá sáu tháng nữa.  Lại một lần nữa tôi bàng hoàng xao xuyến, Chúa ơi ! có phải ngày đó gần kề không? Lần này cũng giống như lần trước, Chúa chẳng nói gì. Ôi thật mới đúng làm sao câu nói nào đó. [ Có đi trong đêm đen mới biết tăm tối thế nào.] đi trong đêm đen mong tìm đến chút ánh sáng hy vọng.  Tôi biết mẹ tôi sẽ buồn lắm khi nghe bác sĩ nói vậy, từ lúc nghe bác sĩ thế mẹ tôi đã giữ im lặng khá lâu từ bệnh viện về đến nơi hưu dưỡng phục hồi, tôi đợi đến chiều tối thì gọi điện thoại trò chuyện với bà, vì tôi biết mẹ tôi cần khoảng không gian yên tĩnh đôi chút để suy ngẫm chấp nhận sự thật này, lúc tôi gọi điện cho bà thì nghe giọng nói thì thào trên điện thoại.  “ Minh hả! Bác sĩ nói mẹ sắp chết,” rồi tiếng sụt sùi khe khẽ, tôi thấy thương mẹ tôi qúa mà chẳng làm được gì bà ngoài trừ những lời an ủi đồng viên bà mẹ mà thôi, sau đó thấy mẹ tôi bình an trở lại nói chuyện có phần lớn tiếng đôi chút.  Mẹ tôi nói với tôi, “ mẹ thấy ai nấy rồi thì cũng phải chết, đâu có ai sống mãi hả con, mẹ chỉ mong sao mau đứng dậy đi lại được rồi về Việt Nam thăm mọi người, nếu Chúa đã định như vậy thì cũng xin vâng,”  tôi lại thầm tạ ơn Chúa.

Kể từ khi mẹ tôi ở tạm nơi hưu dưỡng, hằng ngày anh chị em tôi thay phiên nhau vào thăm bà, mỗi lần đến cho bà ăn uống, đưa đi tiểu tiện và thay quần áo, tôi thấy mẹ tôi vui lắm và không cảm thấy cô đơn.  Đôi lúc tôi có ý đưa mẹ tôi về nhà để chăm sóc bà, nhưng khổ nỗi sợ không đủ thời gian dành cho bà, vì anh chị em trong nhà ai nấy cũng phải đi làm, về chuyện này tôi cũng hỏi ý Chúa. Có lần anh em tôi quyết định đưa bà về nhà, trước khi đưa bà về thì tôi có hỏi lại ý của mẹ tôi, nhưng không biết tại sao mẹ tôi lại đổi ý muốn ở lại để tập đi đứng, bà nói về đến nhà thì tốt, nhưng dù sao cũng không có tiện cho bằng ở trung tâm phục hồi này, tạ ơn Chúa. Tôi luôn chia sẻ cho bà giữa sự sống và sự chết, mong rằng mẹ tôi hiểu được ý niệm sự chết là cõi phúc để được về với Chúa, và làm cách nào giúp chính mình có được niềm tin ở nơi Thiên Chúa trước khi ra đi, đồng thời tạo thêm đức tin cho người thân, cho con cái còn đang sống nơi dương thế, và coi sự chết là niềm vui đích thực chứ không phải nỗi buồn xa cách con cháu. 

Sáng sớm hôm nay trên đường đi làm, tôi đã bâng khuâng suy nghĩ và lo lắng, vì ngày hôm nay lại một lần nữa mẹ tôi đi tái khám về cái chân bị gẫy hôm nào.  Tôi đứng ngồi không yên cả buổi sáng, mong sao nghe được tin tốt từ bệnh viện, quả thật điều tôi ước muốn rồi cũng đến, bác sĩ cho hay, mẹ tôi có thể tập đi ngay sau ngày hôm nay, vì cái chân bị gẫy có triệu chứng trở lành khá nhiều. Tôi lại thầm cảm tạ Chúa, dường như Chúa đang thỏa mãn điều mẹ tôi ao ước là đi được để trở về Việt Nam thăm lại con cháu, nhắc tới điều này tôi nhớ lại.  Tôi thường hỏi mẹ tôi là, “ nếu Chúa cho mẹ khỏe mạnh trở lại thì mẹ sẽ làm điều gì? ” mẹ tôi nói rất hồn nhiên,  “ thì ở nhà sống với con cháu cho đến khi Chúa gọi,” tôi nói với bà, “ con nghĩ nếu Chúa cho mẹ khỏe mạnh thì mẹ nên làm những gì mẹ chưa từng làm qua bao giờ, hay mẹ quên chưa làm đủ, nhất là những việc lành thánh và làm cách nào sống mật thiết với Chúa thì tốt hơn hết đây mẹ ạ, coi như là những khoảng gia sản dành cho mai hậu khi về với Chúa,” mẹ tôi nói với tôi, “ mẹ thường nói với Chúa là, mẹ là người ít ăn học chữ nghĩa chẳng biết, nên việc tìm hiểu về Chúa con không biết phải làm sao, cả đời con chỉ biết đọc kinh thôi.”  Tôi cảm động khi nghe mẹ tôi nói thế, thật là một lời nói chân tình của mẹ tôi, tôi biết Chúa rất thương lời nói này, vì nó được phát xuất từ đáy lòng sâu thẳm của người biết mình sắp chết, vì đối với bà, việc làm lành thánh để sống mật thiết với Chúa là đọc kinh và sống trọn vẹn với con cháu.

Kể từ hôm mẹ tôi ngã bệnh đến nay, tôi suy nghĩ và lo lắng nhiều, đến nỗi tóc cũng bạc trắng từ khi nào cũng chẳng hay biết, tôi chưa khi nào quên cầu nguyện cho bà, tôi mong Chúa cho mẹ tôi luôn bình an để đối diện với tất cả những gì sẽ xảy đến, và cầu nguyện cho tất cả mọi thành viên trong gia đình luôn sẵn lòng quan tâm đặc biệt cho bà, và nhất là an ủi về mặt đức tin phó thác ở nơi Chúa.  Thiết nghĩ mẹ tôi rồi cũng đến một lúc nào đó phải ra đi đã đành, nhưng người ở lại, tôi nghĩ sẽ vô cùng buồn bã và thương tiếc người mẹ kính yêu, vì thế tôi thưa với Chúa, “ lạy Chúa ! xin cho moi người luôn bình an trong biến cố mất mát này.” 

Hôm nay là ngày kỷ niệm mừng Chúa Giáng Sinh, mẹ tôi cứ trông chờ để được rước Mình Máu Thánh Chúa, thật ra tôi ao ước cho bà được rước Thánh Thể Chúa mỗi ngày, nhưng tiếc thay việc đó không được toại nguyện, tôi rất buồn và không ngờ trong những người mà tôi cho là thánh thiện, sau khi tôi có lời nhờ giúp đỡ về việc này, họ cứ chần chừ mãi mà không làm, tôi nghĩ việc mang Thánh Thể Chúa cho bệnh nhân là việc làm đẹp lòng Chúa và an ủi người bệnh, vậy mà lại có những con người thờ ơ với công việc lành thánh này như thế, tôi không biết họ đang suy nghĩ cái gì mà lại chậm chạp như vậy, trong khi người bệnh nhân lại mong đợi từng ngày.  Cuối cùng tôi phải nhờ đến người trong cộng đoàn Đồng Hành của tôi.  Cô Trang đã không quản ngại đường xa, hơn thế nữa, thấy cô ấy lòng tràn đầy hân hoan khi đón nhận công việc mang Thánh Thể Chúa cho mẹ tôi, tôi thấy mẹ tôi rất vui khi được rước Chúa, chỉ có mấy ngày đầu thôi, tôi đã thấy mẹ tôi bình an nhiều hơn và vui vẻ hơn, bà có kể cho tôi nghe về cô Trang rất nhiều, mẹ tôi nói.  Cô Trang đọc Kinh Thánh cho mẹ tôi nghe, đọc kinh Mân Côi chung với bà làm bà vui lắm, và sau đêm đọc kinh chung với bà ngày 25 tháng 12, thì đêm ấy có chuyện lạ xảy ra, bà không những ngủ được mà còn nằm mộng thấy Chúa nói chuyện với mình, trong chiêm bao lúc mơ lúc tỉnh, bà nghe Chúa hay Đức Mẹ trò chuyện với bà và nói là. “ Bây giờ con đứng dậy đi được rồi đấy, hãy mau mau mà đi về nhà, ” thế rồi mẹ tôi chợt tỉnh giấc thấy niềm vui dâng trào, rồi bà ngồi dậy bước xuống giường, đi được vài bước thì trượt chân té, nhưng thật lạ lùng là bà không bị thương tích gì cả, chỉ hơi ê mông một chút thôi.  Cảm tạ Chúa đã làm những điều kỳ diệu nơi mẹ tôi.

Của cải thế gian đúng là bóng tối của ma qủy.
Từ hôm mẹ tôi đứng dạy đi lại đuợc bằng cái nạng bốn chân, tôi đã đưa mẹ tôi về nhà để tiện cho việc chăm sóc, một hôm mẹ tôi quyết định về Việt Nam, để làm tròn sự quyết định của bà, tôi đã đi mua vé máy bay để đưa bà về, khi gần đến ngày về, đột nhiên bà nói đến chuyện tiền trợ cấp của chính phủ, bà nói. “ Khi mẹ về Việt Nam rồi thi tiền trợ cấp con đừng có báo cho chính phủ biết, rồi hằng tháng ra ngân hàng rút gởi về cho mẹ nhá, mẹ muốn dùng số tiền đó giúp con cháu ở nhà, ” tôi đã nói rất nhiều điều về sự công bằng cho bà nghe, nhưng dường như bà không muốn nghe còn bực bội với tôi nữa, và đột nhiên trong bà có một sức mạnh đen tối nào đó chống trả lại lời khuyên của tôi.  “Thôi đi, hôm nay tôi không muốn nghe anh giảng đạo “ chợt tôi nhận ra ngay thần dữ đang tấn công vào điểm yếu của bà.  Thường ngày thì tôi sẽ nhịn những lúc mẹ tôi có chuyện không vui, nhưng lần này thì không, tôi cương quyết vạch ra những suy tư mà mẹ tôi đang bị cám dỗ và lớn tiếng với bà nữa, cuối cùng thì mẹ tôi cũng đã từ bỏ được và bình an trở lại, bà cũng coi nhẹ tiền của, tôi thầm cảm tạ Chúa đã đồng hành với mẹ tôi.

Hôm nay cũng đã đến ngày đưa mẹ tôi về đến Việt Nam, khi chuẩn bị lên đường, chúng tôi gồm có ba người, mẹ tôi, tôi và đứa em dâu, thế mà không ai không lo lắng trong chuyên đi này, phần thì đường đi dài quá và mẹ tôi thì lại yếu, tôi thầm nghĩ, nếu chặng đường từ Mỹ về đến Đài Loan mà mẹ tôi có hệ trọng gì thì không biết phải làm sao đây, thôi thì phó thác hết cho Chúa vậy.  Nhưng thật không sao ngờ nổi, suốt chuyên bay từ Mỹ về Việt Nam mẹ tôi rất khỏe mạnh và không bị gì cả, tôi thầm cảm tạ Chúa đã nhận lời cầu nguyện của tôi trước khi quyết định đưa bà mẹ về Việt Nam.

Đến phi trường Tân Sơn Nhất, vi đồ đạc nhiều, tôi và đứa em dâu bận tay lo đẩy hành lý ra ngoài, nên chúng tôi phải nhờ đến nhân viên phi trường giúp đẩy chiếc xe lăn của mẹ tôi, ra khỏi phi trường thật không sao ngờ nổi, tất cả con cháu của mẹ tôi không một ai nhận ra bà, có lẽ mẹ tôi vì bệnh tật lâu ngày nên lúc này quá gầy ốm so với khi trước khiến mọi người không nhận ra, thế là từng người từng người liên tục hỏi tôi.  “ Mẹ đâu? Mẹ đâu? Bà đâu? “ Tôi hết sức ngạc nhiên vì không ai nhận ra mẹ tôi, thiết nghĩ nếu tôi không đích thân cho họ biết ai là mẹ tôi, thì tin chắc khó lòng mà mọi người nhận ra bà…  “ Mẹ đây này, ” mọi người ngơ ngác. “ Trời ơi !  Sống ở Mỹ mà như thế này thì đi làm gì hả mẹ? “ người anh cả của tôi nói.  Thế là mọi người ai nấy đều khóc nức nở và ôm lấy bà …

Về đến nhà, sau khi tôi chỉ cho tất cả các anh chị của tôi về cách thức chăm sóc mẹ tôi, từ tắm rửa, đi đứng, ăn uống, tiêu tiểu và thuốc men cho bà, tôi đã hết lòng sống với mẹ tôi thêm ba tuần sau đó.  Thời gian còn lại của mẹ tôi còn quá ngắn ngủi, đến nỗi bà chưa ra đi mà con cháu đã thấy tiếc nuối vì ngày giờ của bà đã sắp hết, trong những ngày đó tất cả con cháu luôn quây quần bên mẹ tôi, nên bà rất vui, tôi thấy khung cảnh gia đình lúc bấy giờ mọi ngày như ngày tết.  Ngoài con cháu ra còn có bạn bè lối xóm, những người bạn già cùng thời trang lứa với bà cùng thường đến thăm viếng hỏi han, còn có những người đã mắc nợ của bà nhiều năm về trước biết tin cũng đến thăm và xin tha nợ.  Thật tình những khuôn mặt này đối với tôi chẳng xa lạ gì, tôi nhớ rất rõ khi tôi còn bé, những người này thường đến nhà tôi ngồi chực ngồi chờ, chờ đến khi mẹ tôi đi làm về đến nhà là mượn công mượn nợ.  Mẹ tôi là người tốt bụng, hễ ai mà đau khổ thì cái gì bà cũng cho mượn ngay.  Vậy mà sau năm 1975 gia đình tôi nghèo túng thì họ chẳng ai chịu trả tiền cho bà, trong khi đó họ làm ăn phát đạt, thật đúng cái câu nhân gian thường nói. “ Phú qúi đa nhân hội, Bần cùng thân thích ly. “  thế mà đến bây giờ thì họ lại…   Tôi rất mừng khi mẹ tôi xử sự với những người ấy bằng cách thương yêu, bà đã không trách họ mà còn khômg ngần ngại xóa bỏ tất cả nợ nần cho họ, đồng thời trò chuyện vui vẻ khiến không ai thấy thẹn với bà.  Nhìn những tình cảnh đó, tôi có cảm nhận chuyên trở về Việt Nam của mẹ tôi không ngoài ý Chúa, dường như chuyên trở về quê hương đã được Chúa hoạch định cả rồi, vì thế bà vừa được gặp lại tất cả con cháu sau bao ngày xa cách, đồng thời bà cũng được cơ hội làm những công việc lành thánh mà tưởng chừng sẽ không có cơ hội để làm những việc mà bà chưa từng làm qua bao giờ, thật tuyệt vời làm sao và lại một lần nữa tôi thầm cảm tạ Chúa đã sắp đặt mọi sự cho mẹ của tôi.

Đời có câu. “ Cuộc vui nào rồi cũng tàn tận, hội ngộ nào rồi cũng đến thời khắc chia ly.” sau ba tuần lẽ trôi qua mau lẹ, và đã đến lúc tôi phải rời xa mẹ tôi lên đường trở về Mỹ Quốc, tôi còn nhớ mãi ngày hôm ấy, cái kỷ niệm khó quên giữa tôi và người mẹ tôi hằng yêu mến, tôi không dám nói nhiều với bà, sợ rằng cầm lòng không nổi sẽ làm cho mẹ tôi buồn thêm nữa, tôi chỉ nói vỏn vẹn vài câu tạm biệt với bà, nói là tạm biệt nhưng thật sự tôi biết đây là lần sau cùng được nhìn ngắm mẹ tôi lần cuối đang lúc bà còn sinh thời.  Xoay lưng đi ra đến cửa, tôi ngoái mặt nhìn lại thì thấy mẹ tôi úp mặt vào gối khóc nức nở, chợt bà ngồi dậy nhìn theo tôi, ôi dòng nước mắt mẹ tôi với ánh mắt trìu mến khiến lòng tôi đau như cắt, tim gan thắt lại nghẹn ngào thầm chúc mẹ bình an trong Chúa và sống trọn vẹn niềm vui bên con cháu nơi quê nhà với những ngày cuối đời, mẹ ơi con yêu thương mẹ nhiều lắm, ôi những ánh mắt lần cuối của mẹ, con sẽ ghi nhớ suốt đời và cầu nguyện cho mẹ cho đến khi Chúa gọi con về với Chúa.

Về đến Hoa Kỳ, tôi bắt đầu trở lại với bao công việc hằng ngày chồng chất, tuy bận rộn với việc làm nhưng không lúc nào mà tôi không nhớ đến mẹ tôi, hằng ngày trong tuần tôi luôn gọi điện thoại về thăm hỏi bà, với hy vọng bà có cảm giác là tôi đang ở bên cạnh, cứ mỗi lần gọi ít nhất là nửa giờ đồng hồ.  Tôi thường về ngôi nhà cũ để tưởng nhớ lại hình bóng của người mẹ già kính yêu lúc bệnh tật, nhớ từng bước chân đi trong nhà, nhớ lời nói nụ cười lúc tôi đến thăm, nhớ chỗ bà hay ngồi, nhớ căn phòng bà ở, bên cái giường mẹ tôi thường nằm, mùi dầu xanh mẹ tôi hay dùng còn phẳng phất đâu đây, những đồ dùng của bà còn nằm yên đó, chỉ là thiếu vắng chủ, dường như chúng nó đã quên chủ nhân của nó rồi thì phải.  Rồi mảnh vườn nho nhỏ sau nhà mẹ tôi hay trồng rau cải, trồng bầu, rau thơm, giờ đây mảnh vườn đó cũng vắng vẻ hoang tàn, cỏ mọc rậm rạp chẳng ai chăm sóc nữa, nhớ lúc mẹ tôi còn khỏe mạnh, cứ đến hè là bà hay gói gém rau cải, bầu do tay bà trồng cho tôi mang về ăn, giờ thì không còn những giây phút hạnh phúc như vậy nữa, nhớ đến những kỷ niệm này tôi ngâm ngùi bộn phần thầm cảm ơn mẹ tôi.

Tiếng chuông điện thoại reo vang giữa đêm tối.
Đang chìm trong giấc ngủ tôi giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng chuông điện thoại, liếc mắt nhìn đồng hồ trên bàn, ôi lạy Chúa ! mới 1:15 sáng, chuyện gì thế này, tôi hồi hộp chạy mau lấy chiếc điện thoại di động. “ Hello ! Hello ! “  thì đầu giây bên kia có người trả lời, tôi nhận ra ngay là tiếng của ông anh rể, anh Hiếu.  “ Minh ơi mẹ đang ở bệnh viên Thánh Tâm phòng cấp cứu, “ tôi hỏi. “ Mẹ sao thế? “ “ Mẹ mệt khó thở và các bác sĩ cho biết căn bệnh quái ác ung thư đó đã di căng vào phổi của mẹ rồi, “ tôi ngồi chết lịm… “ Cho em nói chuyện với mẹ, mẹ ơi ! Mẹ sao rồi? “ Mẹ tôi nói. “ Chắc mẹ chết, “ tôi đau lòng quá bây giờ chẳng biết làm gì cho bà, ngoài chỉ biết an ủi nâng đỡ mẹ tôi thôi, mẹ ơi ! “ Mẹ hãy vững tin vào Chúa nhá, đừng bận tâm đến chúng con nữa, về với Chúa là niềm vui vĩnh cửu đấy mẹ ạ.”  Mẹ tôi trả lời rất khó khăn vì khó thở, “ ừ mẹ biết,”  Tôi hỏi tiếp, “ thế mẹ có đau không? “ “ Không,”  “ mẹ có sợ chết không? “ “ không,” bà nói.  “ Con hãy cầu nguyện cho mẹ nhá, mẹ mệt lắm không thể nói với con nữa,”  tôi rất bình an khi nghe mẹ tôi nói những điều này, sau đó không nghe mẹ tôi nói gì nữa.

Lạy Chúa ! có phải Chúa đang làm điều Chúa muốn phải không?  Tôi còn nhớ lời cầu nguyện của tôi, chớ hề tôi xin Chúa chữa lành bệnh tật cho mẹ tôi bao giờ, tôi học theo gương Chúa Giêsu như Ngài đã cầu nguyện trong vườn cây dầu năm xưa, xin đừng làm theo ý của con mà theo ý của Chúa, nhưng thú thật trong lòng tôi thì luôn có một chút ý mình, vì thế để được trọn vẹn đôi đàng, tôi nói với Chúa.  Con người thì có sinh có tử con hiểu được chuyện này, sinh lão bệnh tử là chuyện không ai có thể tránh khỏi, nên con xin Chúa cho mẹ con biết chấp nhận tuổi gìa sức yếu, cơn đau của bệnh tật nếu đây là ý Chúa thì cho bà được bình an vững tin vào lời hứa hẹn của Chúa khi chết đi thì mới được cùng sống lại với Chúa trên quê trời.  Mà nếu “ nếu “ chưa phải ý Chúa thì xin cho mẹ con gặp thầy gặp thuốc tai qua nạn khỏi để có đủ thời giờ làm những công việc lành thánh mà bà chưa từng nghĩ qua hay chưa từng làm bao giờ, và qủa thế, lần này mẹ tôi lại được Chúa cho tai qua nạn khỏi.

Vài tuần lễ lại trôi qua, kể từ khi mẹ tôi đi cấp cứu đến nay, tôi luôn sống trong tâm trạng hồi hộp mỗi khi chiếc điên thoại di động reo vang.  Từ khi sống đời cầu nguyện, tôi thấy Chúa chẳng khi nào để tôi thất vọng bao giờ mỗi khi cầu nguyện cho ai, ngay cả lần này cầu nguyện cho mẹ tôi chắc chắn sẽ không ngoại lệ, lòng thì nói theo ý Chúa nhưng không hiểu sao vẫn có chút ý của riêng mình, nghĩ đến đây đôi khi tôi thấy sợ quá, vì làm như vậy rất dễ đem lòng bất kính với Chúa, nói một đường làm một lẻo, nhưng tôi tin chắc Chúa thâu hiểu và Ngài không ngần ngại cảm thông cho tôi. 

Thế rồi chuyện gì đến ắt nó phải đến, trong những tuần lễ đó ở nhà, mẹ tôi sức mỗi ngày càng cạn kiệt trông thấy, nên hằng ngày có những nhóm người chuyên làm những công tác giúp kẻ liệt đến giúp bà đọc kinh cầu nguyện để nỡ Chúa có gọi bất thình lình thì bà cũng đã chuẩn bị hết cả rồi, trong những ngày này theo như lời anh chị của tôi cho biết, thì mẹ tôi vô cùng tỉnh tao, có lúc mệt quá phải nằm nghỉ và thở bằng bình dưỡng khí, nhưng cũng có lúc ngồi dạy đi đứng bình thường và lặt rau phụ con cái nâu cơm, khi nghe nói thế, tôi biết ngày mẹ tôi ra đi đã gần kề với bà rồi.  Vì thường một người sắp ra đi họ luôn có những cử chỉ như thế, người ta gọi là. “ Hồi quang phản Chiếu “ quả thật đúng như thế, những ngày cuối cùng ấy, mẹ tôi đã trối tất cả mọi sự cho con cháu  những gì bà mong muốn khi bà ra đi.  

Thứ tư ngày 30 thánh 4 năm 2008, ngày nhà nước Việt Nam ăn mừng kỷ niệm giải phóng miền Nam, thì cùng ngày này mẹ tôi bỗng mệt hơn, bà muốn gặp cha sở xin lãnh nhận tất cả các phép bí tích sau hết của Giáo hội dành cho người sắp lìa đời lần cuối cùng và được rước Mình Thánh Chúa, buổi trưa hôm ấy bà cũng ăn trưa với con cháu cho đến chiều tối cùng ngày, đột nhiên mẹ tôi không còn nhìn ra ai hết, nói cũng không được, hơi thở càng mệt hơn.  Những người giúp kẻ liệt vẫn ở với mẹ tôi, họ hết đọc lời Chúa thì lại đọc kinh, tuy mẹ tôi không đọc thành lời, nhưng tôi biết mẹ tôi vẫn đọc trong tâm trí, bằng chứng là sau mỗi câu kinh họ đọc, thì mẹ tôi cố gắng mở miệng đọc chung với họ câu cuối Amen nhỏ nhẹ thì thào.  Đúng vậy, chính Chúa đã đáp lời cầu của bà, vì mẹ tôi không thấy đau đớn và chẳng sợ hãi trước cái chết đang kề hay mất bình an một chút nào cả, mà ngược lại, bà rất bình an và sốt sáng đọc kinh trước khi bỏ lại tất cả ra đi, lại một lần nữa tôi thầm ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa, tri ân Chúa đã thương yêu mẹ tôi như lời tôi xin Ngài.

Khoảng 12 giờ đêm hôm ấy cùng ngày, tôi nói chuyện với mẹ tôi lần cuối cùng bằng điện thoại, qua webcam trên mạng, tôi nhìn thấy mẹ tôi đang thở thoi thóp với ánh mắt mờ nhạt và biết mẹ tôi sắp bỏ tôi ra đi rồi, nhưng với con mắt đức tin, sự ra đi của mẹ tôi chỉ là tạm biệt chứ không phải vĩnh viễn, tôi đã khóc thật nhiều vì thương nhớ mẹ.  Cầm điện thoại trên tay lần này cũng như lần trước, những lời tôi nói với mẹ tôi chẳng khác biệt gì, nhưng tôi vô cùng bình an và tin ở Chúa sẽ thương yêu và lo liệu cho bà.  “ Mẹ ơi ! Con Minh đây, mẹ có nghe con nói không? Tôi chỉ nghe mẹ tôi trả lời bằng những tiếng thở thoi thóp như người nấc cụt, mẹ ơi ! mẹ đừng sợ nhá, vì Chúa, Mẹ Maria và các Thánh đang ở bên mẹ đấy, mẹ đừng lo lắng cho tụi con nữa, mẹ đã lo cho tụi con cả cuộc đời của mẹ rồi, thì ngay bây giờ mẹ cứ yên tâm đi với Chúa nhá, đừng nghĩ về tụi con nữa và hãy nghĩ đến Chúa, nghĩ đến Chúa mà thôi nhá, vì Chúa là đầu và là cùng đích của mọi sự, khi mẹ đi rồi nhớ cầu nguyện với Chúa cho tụi con nhá.”  Lúc này tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mẹ tôi trả lời, “ ừmmm,” tôi bán nghi bán ngờ,  tôi nói lại một lần nữa cũng những lời ấy.  “ Mẹ đi với Chúa nhớ cầu nguyện với Chúa cho tụi con nhá, ” và đúng như vậy mẹ tôi đã trả lời “ừmm,” tiếng thở thoi thóp như người nấc cụt quả thật khác biệt với tiếng ừmm, té ra mẹ tôi vẫn nghe được bà thật quá bình an trước sự ra đi gần kề, lại một lần nữa tôi thầm ngợi khen và cảm tạ Chúa.

Sau khi nói chuyện với mẹ xong, tôi rời khỏi nơi làm việc trên đường về nhà, thì chiếc điện thoại di động của tôi reo vang một lần nữa, tôi biết là chuyện gì đã xảy ra rồi, đầu giây bên kia tôi nghe những tiếng khóc nức nở của mọi người thảm thiết, đứa cháu trai đích tôn của mẹ tôi báo cho tôi hay.  Vừa nói nó vừa khóc, “ chú Minh ơi ! bà Nội đi rồi,” thế là người mẹ kính yêu của tôi đã trút hơi thở cuối cùng, bà được an nghỉ trong tay Chúa vào lúc 12:45 phút sáng giờ Việt Nam tức thứ Năm ngày 1 tháng 5 năm 2008 nhằm ngày Giáo hội mừng Chúa lên trời, và cũng lại là ngày đầu tháng hoa kính Đức Mẹ.  Nhớ khi mẹ tôi còn sống, bà luôn đóng tiền vào nhà thờ để mua hoa dâng cho Đức Mẹ, thế là bà cũng đi vào đầu tháng hoa.

Bạn thân mến !  Một đời người sao trôi mau quá, như hoa đồng nội sớm nở tối tàn, nay còn mai mất, điền hình như mẹ tôi, mới hôm nào còn đây thế mà bây giờ thân xác đã ra đi vĩnh viễn ngàn thu, với con mắt xác thịt sẽ không bao giờ nhìn thấy bà nữa, nhưng con mắt đức tin nói cho tôi biết, tôi sẽ gặp lại mẹ khi tôi về với Chúa.  Đôi khi ngồi trầm ngâm một mình, tôi nhớ mẹ rất nhiều và thương tiếc, thương tiếc ở chỗ là tôi thấy thiếu sót quá nhiều việc phụng sự bà trong thời gian bà còn sống, giá chi mẹ tôi Chúa để cho sống vài năm nữa thì tuyệt, lúc đó tôi sẽ sống với mẹ tôi tốt hơn nữa để xứng đáng đạo hiếu làm con, và xứng đáng với nhân bậc là con cái Thiên Chúa. 

Lạy Chúa !
Con xin cầu nguyện cho những ai còn cha mẹ,
xin cho họ sãn có tình mến để yêu thương cha mẹ mình
xin cho họ biết tận dụng những gì Chúa ban cho họ để thờ phượng Chúa
xin cho họ biết phụng sự cha mẹ khi các ngài còn sinh thời,
xin cho họ biết làm ngay những gì có thể làm trong hiện tại đừng để chờ đến ngày mai, vì ngày mai chưa đến biết gì sẽ xảy đến để ta làm, và quá khứ thì đã qua rồi, vì thế.
xin cho họ biết mọi giây phút hiện tại Chúa ban là trân quí nhất để sống với Chúa và những người thân yêu xung quanh mình khi ta còn nhìn thấy họ.  Amen.

Bùi Huy Minh

 

 

 

 

Mẹ Tôi

Làm cách nào để biết rằng phận làm con là luôn luôn yêu thương cha mẹ mình không phải vì trách nhiệm?

Đôi khi ta nghĩ bổn phận làm con cái Phải luôn phụng sự cha mẹ trong mọi lúc và ngay khi cha mẹ gìa yếu ốm đau, nếu nói vì tôi là con nên tôi phải báo hiếu cha mẹ, nói như thế có khác gì là một tình yêu trao đổi, tình yêu có điều kiện, điều kiện ở chỗ là, vì ông bà ấy là cha mẹ sinh thành ra tôi, nên tôi phải có trách nhiệm.” Phải “ cũng đồng nghĩa là “ Bắt Buộc “, nếu có bắt buộc thì đâu còn là tự do yêu thương nữa, người mất tự do là người không làm chủ được mình, như vậy đâu mới là yêu thương để được xứng đáng với đạo hiếu làm con, khi cha mẹ đã đến tuổi xế chiều.  Tình yêu đích thực là tình yêu luôn sẵn sàng được phát xuất từ con tim chứ không phải vì trách nhiệm, nếu yêu vì trách nhiệm thì dường như nó không còn gía trị tình yêu nữa, vì là trách nhiệm nên tôi phải thi hành điều đó.  Thiết nghĩ những bậc làm cha mẹ mà biết được tâm tư của những đưa con như thế, tin chắc họ sẽ rất buồn. 

Có câu truyện kể về một người đàn bà góa kia, trong thời chiến loạn thật khổ sở, một tay chăm sóc cha gìa, mặt khác phải nuôi sáu người con khôn lớn, đau thương nhất là chồng bị chết trong chiến tranh, khi ông chồng bà ấy qua đời, thì cùng thời gian đó bà cũng đang mang thai một đứa con trong bụng được năm tháng, trong những tháng ngày đau khổ vì chồng chết trận lại đang mang thai, với bao nhiêu khó nhọc, cuối cùng người con trong bụng cũng được chào đời, người con đó chính là tôi, người đang viết nên tâm sự này về tấm lòng của người mẹ kính yêu, tôi viết vì biết rằng nếu một mai mẹ tôi có ra đi về với Chúa, thì đây là một kỷ niệm trong ký ức được giữ lại trong tim giữa tôi và người mẹ kính yêu.

Từ khi có trí khôn hiểu biết, thì tôi cũng biết được mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời, bà đã phải cực nhọc tần tảo sớm hôm để nuôi sáu anh chị em tôi khôn lớn nên người, tôi nhớ thủa đó, vì bố tôi mất sớm, nên mỗi tháng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ cấp cho ít tiền tử của bố, với số tiền ít ỏi cỏn con như thế, không đủ để nuôi anh chị em chúng tôi, nên mẹ tôi phải đi làm thêm ở công sở, mong sao có đủ tiền để nuôi con ăn học.  Bà sợ rằng không đủ thời giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái, hơn nữa bà vốn đã ít học, nên bà đã gởi anh chị em chúng tôi đến học trường nội trú Thánh Giuse do các Sơ Dòng Đa Minh dạy dỗ, và cứ như thế chúng tôi trưởng thành trong nhân đức từ tu viện, có lẽ trong khoảng suốt thời gian được sự dạy dỗ từ các nhân đức của các ma sơ, các cha dòng Đa Minh, nên trong lòng tôi cũng có ảnh hưởng ít nhiều từ những nhân đức của các ngài là hiền hậu và yêu thương.  Vì thế trong những năm tháng được sống gần mẹ, tôi luôn yêu thương mẹ tôi lắm, tuổi thơ thì luôn có những lúc tinh nghịch, và vì thế cũng thường bị mẹ la rầy đánh đòn, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi chưa hề hờn trách mẹ tôi bao giờ.  những lúc mẹ tôi ốm đau như, cảm cúm, sốt nóng chẳng hạn, thường tôi luôn là người ngồi chầu chực đầu giường không dám bỏ đi chơi.  Tôi nhớ có lần mẹ tôi cũng bị bệnh như thế, mọi người trong nhà đi chơi hết, tôi ở nhà trông coi mẹ, lúc đó tôi khoảng mười hai tuổi, mặc dầu biết rằng với tôi lúc bấy giờ còn qúa nhỏ, nếu chẳng may mẹ tôi có hề hứng gì thì tôi cũng chẳng biết giúp làm sao nữa.  Cũng có lúc mẹ tôi thấy tôi cứ chực ở đầu giường, nên hỏi, “ sao con không đi chơi? “  Trong lòng muốn nói là vì mẹ bệnh con lo lắng, nên con không muốn đi đâu cả, nhưng tôi lại không nói thế, chẳng hiểu vì lý do gì, tôi chỉ nói với mẹ, “ con thích ở nhà bữa nay.”

Thế mà chỉ trong chớp mắt, tôi đã khôn lớn và có gia đình, thì cũng là lúc mẹ tôi cũng đã gìa yếu đi, nhìn lại quãng đời đã đi qua, tôi thấy mình chưa làm được gì cho bà, mà nếu có thì cũng chỉ là những việc nho nhỏ hay lời nói thầm trong lòng hai tiếng cám ơn bà mà thôi, cũng có những lần về thăm mẹ tôi, nói chuyện vui đùa vuốt ve bà, tôi thấy trong ánh mắt bà ánh lên niềm vui và hạnh phúc đặc biệt lắm.  Tôi thường nói với mẹ tôi hãy thôi làm việc, hãy ở nhà sống với con cháu, đi chơi chỗ này chỗ nọ cho biết đây biết đó, kẻo mai này gìa yếu mẹ có muốn đi cũng không được nữa, hoặc về Việt Nam an hưởng tuổi gìa bên con cháu, chòm xóm láng giềng, sớm tối nhà thờ kinh hạt để được gần Chúa hơn, nhưng tiếc thay mẹ tôi không hài lòng quyết định này.  Dường như cuộc đời của bà chỉ biết làm việc không nghỉ thì phải, vì thế phận làm con như tôi có muốn bộc lộ quan tâm đến mẹ gìa cũng khó mà toại nguyện, mặc dù không thuyết phục mẹ hưởng tuổi gìa được, nhưng tôi cũng thường để ý những nhu cầu gì mà mẹ tôi thích để làm cho bà, nhưng xem ra thời gian qúa ngắn không đủ để tôi làm cho trọn vẹn.

Rồi đến một hôm, có lẽ là lần đầu tiên tôi bàng hoàng sửng sốt khi nghe bác sĩ nói, mẹ tôi mang chứng bệnh ngặt nghèo, sơ gan ung thư bướu.  Tôi rất buồn và không tin rằng đây là số mệnh của bà mẹ, cũng đã từng đêm trầm trọng không ngủ suy tư về điều ấy, tôi hỏi Chúa.  Chúa ! Tại sao vậy?  chỉ là thinh lặng không câu trả lời nào.  Đã có rất nhiều lần tôi đã mang tâm sự này vào giờ cầu nguyện của tôi với Chúa, mặc dù tôi biết rằng giờ cầu nguyện không phải là giờ để giải quyết chuyện riêng tư của mình, đôi khi sợ bất kính với Chúa, nên tôi xin Chúa tha thứ vì đây đối với tôi là chuyện hệ trọng.  Tôi nói với Chúa.  Trong đời con ngoài Chúa ra, còn có hai người vô cùng quan trọng đối với con, một người là mẹ con và người kia là người bạn đời trăm năm, nếu trong hai người này mà có một người ra đi trước con, thì chắc con sẽ buồn vô cùng, tôi biết ai nấy rồi cũng phải ra đi về cõi vĩnh hằng với Chúa, cho dù chẳng bệnh tật thì cũng ra đi vì tuổi gìa sức yếu, vì nếu không chết đi thì làm sao sống lại với Chúa đây, biết rằng thế nhưng tôi vẫn thấy buồn vì ngày ấy rồi cũng sẽ đến với mẹ tôi.

Có lẽ cả đời tôi chưa từng chứng kiến cảnh mất mát người thân yêu của mình khi đã là người trưởng thành nên mới nhiều suy tư quá chăng, từ khi nghe biết mẹ tôi mang bệnh ngặt nghèo này, tôi chưa hề xin Chúa cho mẹ tôi khỏi bệnh, mà chỉ xin Chúa cho mẹ tôi đương đầu chấp nhận và nhất là tìm được sự bình an đích thực của Chúa ban, với ước mong bà gặp gỡ Chúa qua căn bệnh của mình.  Vì khi bắt đầu biết được mang chứng bệnh nan y, mẹ tôi quả thật lo lắng và sợ sệt lắm, tôi hiểu được cái cảm giác này.  Đôi lúc chợt suy tư về qúa khứ, khi mà tôi chưa có đời sống cầu nguyện, chưa nhận biết Chúa trong đời mình, mỗi lần nghe đâu đó có người chết, tôi rất sợ hãi khi suy nghĩ nếu người nằm xuống đó là mình thì sao? Và nhất là khi mình nằm xuống mà chưa chuẩn bị được một thứ hành trang nào để về gặp Chúa, liệu Chúa hỏi ngươi đã làm gì thì lấy đâu ra mà trả lời Chúa đây.  Tôi nói vậy không phải là mẹ tôi chẳng hề làm điều tốt hay không nhận biết Chúa trong đời mình, nhưng vì đời của bà tôi biết, đối với bà cầu nguyện là đọc kinh, vì người mà cả đời chỉ là đọc kinh xem như là cầu nguyện mật thiết với Chúa, họ khó mà cảm nghiệm sâu xa hơn về ý muốn của Thiên Chúa dành cho họ, để rồi chờ cho đến khi ngã bệnh thì xin Chúa chữa lành chứ có mà xin Chúa cho chấp nhận sự thật, trong khi mình đã gìa yếu cho dù không bệnh tật ốm đau đi nữa, thì cũng đến hồi phải về với Chúa thôi.  Vì thế tôi nói với Chúa, con rất buồn nhưng Chúa thấy đường nào tốt nhất cho mẹ con thì Chúa cứ làm, đừng theo ý con hay ý của mẹ con đang xin Chúa, khi nói điều đó với Chúa rồi, thế nhưng tâm hồn tôi sao vẫn bồi hồi xao xuyến.

Tôi nghe người ta nói, mua rau qủa như.  Táo, Dưa Chuột, Cần Tây và Khổ Hoa, mang xay chung để uống thì sẽ tốt cho gan và làm mát cơ thể, tôi đã đi mua những thứ ấy mỗi tuần cho mẹ tôi, sau vài tuần thì thấy sức khỏe có khá hơn nhiều.  Rồi sau lần xạ trị bướu ung thư, thi bác sĩ cho biết là đã diệt chết cái bướu đó rồi, tôi thấy mẹ tôi vui và khỏe hẳn, tôi lại thầm cảm tạ Chúa đã cho mẹ tôi thời gian, tôi biết đây là món quà thời gian rất qúi mà Chúa đã dành cho bà, thường thì những người mắc chứng bệnh này, có giỏi lắm thì cũng chỉ sống được vài tháng, thế mà Chúa đã để cho mẹ tôi sống đến nay đã hơn ba năm rồi kể từ khi biết mình mang bệnh ung thư, thật là một chuyện lạ lùng.  Rồi đến một hôm, trong giờ làm việc, bỗng chiếc đìện thoại di động của tôi reo vang, tôi bắt máy nghe thì từ phía đầu giây bên kia lên tiếng, đó là ông anh của tôi, “ Minh ơi ! mẹ bị té, không biết tại sao không đứng dậy được, bây giờ đã đưa đi cấp cứu rồi. “ Tôi ngồi chết lịm một hồi lâu vừa thương mẹ lại vừa bực bội, bực vì đã bao nhiêu lần tôi đã nhắc nhở, mẹ tôi là, mẹ ở nhà đi đứng phải hết sức cẩn thận nhá, lần trước đã té gây xương cổ tay rồi, thì từ giờ trở đi đừng để xẩy ra nữa nhá.”  Thật không ngờ nổi, mẹ tôi đã đi đứng không vững vàng rồi mà dám lấy ghế đứng lên để tắt cái quát trần, thế là té gẫy xương hông đùi.  Lúc này những suy tư trong đầu tôi thật lẫn lộn, tôi rất sợ nếu mẹ tôi không đứng dạy được nữa, thì liệu bà có chấp nhận nổi số phận này không? mọi sự lo lắng ấy rồi cũng trôi qua tháng ngày.

Hôm nay mẹ tôi đi tái khám mà sao tôi cảm thấy nhiều lo lắng quá, khi được biết tin bác sĩ cho hay, cái gan của mẹ tôi không còn làm việc được nữa, vì té nhiều lần và còn nằm trên giường bệnh qúa lâu, nên mới sẩy ra chuyện này, cái gan đã yếu từ lâu rồi, nay càng yếu hơn khi chỉ nằm trên giường mà không hoạt động, họ nói với mẹ tôi chỉ còn sống không quá sáu tháng nữa.  Lại một lần nữa tôi bàng hoàng xao xuyến, Chúa ơi ! có phải ngày đó gần kề không? Lần này cũng giống như lần trước, Chúa chẳng nói gì. Ôi thật mới đúng làm sao câu nói nào đó. [ Có đi trong đêm đen mới biết tăm tối thế nào.] đi trong đêm đen mong tìm đến chút ánh sáng hy vọng.  Tôi biết mẹ tôi sẽ buồn lắm khi nghe bác sĩ nói vậy, từ lúc nghe bác sĩ thế mẹ tôi đã giữ im lặng khá lâu từ bệnh viện về đến nơi hưu dưỡng phục hồi, tôi đợi đến chiều tối thì gọi điện thoại trò chuyện với bà, vì tôi biết mẹ tôi cần khoảng không gian yên tĩnh đôi chút để suy ngẫm chấp nhận sự thật này, lúc tôi gọi điện cho bà thì nghe giọng nói thì thào trên điện thoại.  “ Minh hả! Bác sĩ nói mẹ sắp chết,” rồi tiếng sụt sùi khe khẽ, tôi thấy thương mẹ tôi qúa mà chẳng làm được gì bà ngoài trừ những lời an ủi đồng viên bà mẹ mà thôi, sau đó thấy mẹ tôi bình an trở lại nói chuyện có phần lớn tiếng đôi chút.  Mẹ tôi nói với tôi, “ mẹ thấy ai nấy rồi thì cũng phải chết, đâu có ai sống mãi hả con, mẹ chỉ mong sao mau đứng dậy đi lại được rồi về Việt Nam thăm mọi người, nếu Chúa đã định như vậy thì cũng xin vâng,”  tôi lại thầm tạ ơn Chúa.

Kể từ khi mẹ tôi ở tạm nơi hưu dưỡng, hằng ngày anh chị em tôi thay phiên nhau vào thăm bà, mỗi lần đến cho bà ăn uống, đưa đi tiểu tiện và thay quần áo, tôi thấy mẹ tôi vui lắm và không cảm thấy cô đơn.  Đôi lúc tôi có ý đưa mẹ tôi về nhà để chăm sóc bà, nhưng khổ nỗi sợ không đủ thời gian dành cho bà, vì anh chị em trong nhà ai nấy cũng phải đi làm, về chuyện này tôi cũng hỏi ý Chúa. Có lần anh em tôi quyết định đưa bà về nhà, trước khi đưa bà về thì tôi có hỏi lại ý của mẹ tôi, nhưng không biết tại sao mẹ tôi lại đổi ý muốn ở lại để tập đi đứng, bà nói về đến nhà thì tốt, nhưng dù sao cũng không có tiện cho bằng ở trung tâm phục hồi này, tạ ơn Chúa. Tôi luôn chia sẻ cho bà giữa sự sống và sự chết, mong rằng mẹ tôi hiểu được ý niệm sự chết là cõi phúc để được về với Chúa, và làm cách nào giúp chính mình có được niềm tin ở nơi Thiên Chúa trước khi ra đi, đồng thời tạo thêm đức tin cho người thân, cho con cái còn đang sống nơi dương thế, và coi sự chết là niềm vui đích thực chứ không phải nỗi buồn xa cách con cháu. 

Sáng sớm hôm nay trên đường đi làm, tôi đã bâng khuâng suy nghĩ và lo lắng, vì ngày hôm nay lại một lần nữa mẹ tôi đi tái khám về cái chân bị gẫy hôm nào.  Tôi đứng ngồi không yên cả buổi sáng, mong sao nghe được tin tốt từ bệnh viện, quả thật điều tôi ước muốn rồi cũng đến, bác sĩ cho hay, mẹ tôi có thể tập đi ngay sau ngày hôm nay, vì cái chân bị gẫy có triệu chứng trở lành khá nhiều. Tôi lại thầm cảm tạ Chúa, dường như Chúa đang thỏa mãn điều mẹ tôi ao ước là đi được để trở về Việt Nam thăm lại con cháu, nhắc tới điều này tôi nhớ lại.  Tôi thường hỏi mẹ tôi là, “ nếu Chúa cho mẹ khỏe mạnh trở lại thì mẹ sẽ làm điều gì? ” mẹ tôi nói rất hồn nhiên,  “ thì ở nhà sống với con cháu cho đến khi Chúa gọi,” tôi nói với bà, “ con nghĩ nếu Chúa cho mẹ khỏe mạnh thì mẹ nên làm những gì mẹ chưa từng làm qua bao giờ, hay mẹ quên chưa làm đủ, nhất là những việc lành thánh và làm cách nào sống mật thiết với Chúa thì tốt hơn hết đây mẹ ạ, coi như là những khoảng gia sản dành cho mai hậu khi về với Chúa,” mẹ tôi nói với tôi, “ mẹ thường nói với Chúa là, mẹ là người ít ăn học chữ nghĩa chẳng biết, nên việc tìm hiểu về Chúa con không biết phải làm sao, cả đời con chỉ biết đọc kinh thôi.”  Tôi cảm động khi nghe mẹ tôi nói thế, thật là một lời nói chân tình của mẹ tôi, tôi biết Chúa rất thương lời nói này, vì nó được phát xuất từ đáy lòng sâu thẳm của người biết mình sắp chết, vì đối với bà, việc làm lành thánh để sống mật thiết với Chúa là đọc kinh và sống trọn vẹn với con cháu.

Kể từ hôm mẹ tôi ngã bệnh đến nay, tôi suy nghĩ và lo lắng nhiều, đến nỗi tóc cũng bạc trắng từ khi nào cũng chẳng hay biết, tôi chưa khi nào quên cầu nguyện cho bà, tôi mong Chúa cho mẹ tôi luôn bình an để đối diện với tất cả những gì sẽ xảy đến, và cầu nguyện cho tất cả mọi thành viên trong gia đình luôn sẵn lòng quan tâm đặc biệt cho bà, và nhất là an ủi về mặt đức tin phó thác ở nơi Chúa.  Thiết nghĩ mẹ tôi rồi cũng đến một lúc nào đó phải ra đi đã đành, nhưng người ở lại, tôi nghĩ sẽ vô cùng buồn bã và thương tiếc người mẹ kính yêu, vì thế tôi thưa với Chúa, “ lạy Chúa ! xin cho moi người luôn bình an trong biến cố mất mát này.” 

Hôm nay là ngày kỷ niệm mừng Chúa Giáng Sinh, mẹ tôi cứ trông chờ để được rước Mình Máu Thánh Chúa, thật ra tôi ao ước cho bà được rước Thánh Thể Chúa mỗi ngày, nhưng tiếc thay việc đó không được toại nguyện, tôi rất buồn và không ngờ trong những người mà tôi cho là thánh thiện, sau khi tôi có lời nhờ giúp đỡ về việc này, họ cứ chần chừ mãi mà không làm, tôi nghĩ việc mang Thánh Thể Chúa cho bệnh nhân là việc làm đẹp lòng Chúa và an ủi người bệnh, vậy mà lại có những con người thờ ơ với công việc lành thánh này như thế, tôi không biết họ đang suy nghĩ cái gì mà lại chậm chạp như vậy, trong khi người bệnh nhân lại mong đợi từng ngày.  Cuối cùng tôi phải nhờ đến người trong cộng đoàn Đồng Hành của tôi.  Cô Trang đã không quản ngại đường xa, hơn thế nữa, thấy cô ấy lòng tràn đầy hân hoan khi đón nhận công việc mang Thánh Thể Chúa cho mẹ tôi, tôi thấy mẹ tôi rất vui khi được rước Chúa, chỉ có mấy ngày đầu thôi, tôi đã thấy mẹ tôi bình an nhiều hơn và vui vẻ hơn, bà có kể cho tôi nghe về cô Trang rất nhiều, mẹ tôi nói.  Cô Trang đọc Kinh Thánh cho mẹ tôi nghe, đọc kinh Mân Côi chung với bà làm bà vui lắm, và sau đêm đọc kinh chung với bà ngày 25 tháng 12, thì đêm ấy có chuyện lạ xảy ra, bà không những ngủ được mà còn nằm mộng thấy Chúa nói chuyện với mình, trong chiêm bao lúc mơ lúc tỉnh, bà nghe Chúa hay Đức Mẹ trò chuyện với bà và nói là. “ Bây giờ con đứng dậy đi được rồi đấy, hãy mau mau mà đi về nhà, ” thế rồi mẹ tôi chợt tỉnh giấc thấy niềm vui dâng trào, rồi bà ngồi dậy bước xuống giường, đi được vài bước thì trượt chân té, nhưng thật lạ lùng là bà không bị thương tích gì cả, chỉ hơi ê mông một chút thôi.  Cảm tạ Chúa đã làm những điều kỳ diệu nơi mẹ tôi.

Của cải thế gian đúng là bóng tối của ma qủy.
Từ hôm mẹ tôi đứng dạy đi lại đuợc bằng cái nạng bốn chân, tôi đã đưa mẹ tôi về nhà để tiện cho việc chăm sóc, một hôm mẹ tôi quyết định về Việt Nam, để làm tròn sự quyết định của bà, tôi đã đi mua vé máy bay để đưa bà về, khi gần đến ngày về, đột nhiên bà nói đến chuyện tiền trợ cấp của chính phủ, bà nói. “ Khi mẹ về Việt Nam rồi thi tiền trợ cấp con đừng có báo cho chính phủ biết, rồi hằng tháng ra ngân hàng rút gởi về cho mẹ nhá, mẹ muốn dùng số tiền đó giúp con cháu ở nhà, ” tôi đã nói rất nhiều điều về sự công bằng cho bà nghe, nhưng dường như bà không muốn nghe còn bực bội với tôi nữa, và đột nhiên trong bà có một sức mạnh đen tối nào đó chống trả lại lời khuyên của tôi.  “Thôi đi, hôm nay tôi không muốn nghe anh giảng đạo “ chợt tôi nhận ra ngay thần dữ đang tấn công vào điểm yếu của bà.  Thường ngày thì tôi sẽ nhịn những lúc mẹ tôi có chuyện không vui, nhưng lần này thì không, tôi cương quyết vạch ra những suy tư mà mẹ tôi đang bị cám dỗ và lớn tiếng với bà nữa, cuối cùng thì mẹ tôi cũng đã từ bỏ được và bình an trở lại, bà cũng coi nhẹ tiền của, tôi thầm cảm tạ Chúa đã đồng hành với mẹ tôi.

Hôm nay cũng đã đến ngày đưa mẹ tôi về đến Việt Nam, khi chuẩn bị lên đường, chúng tôi gồm có ba người, mẹ tôi, tôi và đứa em dâu, thế mà không ai không lo lắng trong chuyên đi này, phần thì đường đi dài quá và mẹ tôi thì lại yếu, tôi thầm nghĩ, nếu chặng đường từ Mỹ về đến Đài Loan mà mẹ tôi có hệ trọng gì thì không biết phải làm sao đây, thôi thì phó thác hết cho Chúa vậy.  Nhưng thật không sao ngờ nổi, suốt chuyên bay từ Mỹ về Việt Nam mẹ tôi rất khỏe mạnh và không bị gì cả, tôi thầm cảm tạ Chúa đã nhận lời cầu nguyện của tôi trước khi quyết định đưa bà mẹ về Việt Nam.

Đến phi trường Tân Sơn Nhất, vi đồ đạc nhiều, tôi và đứa em dâu bận tay lo đẩy hành lý ra ngoài, nên chúng tôi phải nhờ đến nhân viên phi trường giúp đẩy chiếc xe lăn của mẹ tôi, ra khỏi phi trường thật không sao ngờ nổi, tất cả con cháu của mẹ tôi không một ai nhận ra bà, có lẽ mẹ tôi vì bệnh tật lâu ngày nên lúc này quá gầy ốm so với khi trước khiến mọi người không nhận ra, thế là từng người từng người liên tục hỏi tôi.  “ Mẹ đâu? Mẹ đâu? Bà đâu? “ Tôi hết sức ngạc nhiên vì không ai nhận ra mẹ tôi, thiết nghĩ nếu tôi không đích thân cho họ biết ai là mẹ tôi, thì tin chắc khó lòng mà mọi người nhận ra bà…  “ Mẹ đây này, ” mọi người ngơ ngác. “ Trời ơi !  Sống ở Mỹ mà như thế này thì đi làm gì hả mẹ? “ người anh cả của tôi nói.  Thế là mọi người ai nấy đều khóc nức nở và ôm lấy bà …

Về đến nhà, sau khi tôi chỉ cho tất cả các anh chị của tôi về cách thức chăm sóc mẹ tôi, từ tắm rửa, đi đứng, ăn uống, tiêu tiểu và thuốc men cho bà, tôi đã hết lòng sống với mẹ tôi thêm ba tuần sau đó.  Thời gian còn lại của mẹ tôi còn quá ngắn ngủi, đến nỗi bà chưa ra đi mà con cháu đã thấy tiếc nuối vì ngày giờ của bà đã sắp hết, trong những ngày đó tất cả con cháu luôn quây quần bên mẹ tôi, nên bà rất vui, tôi thấy khung cảnh gia đình lúc bấy giờ mọi ngày như ngày tết.  Ngoài con cháu ra còn có bạn bè lối xóm, những người bạn già cùng thời trang lứa với bà cùng thường đến thăm viếng hỏi han, còn có những người đã mắc nợ của bà nhiều năm về trước biết tin cũng đến thăm và xin tha nợ.  Thật tình những khuôn mặt này đối với tôi chẳng xa lạ gì, tôi nhớ rất rõ khi tôi còn bé, những người này thường đến nhà tôi ngồi chực ngồi chờ, chờ đến khi mẹ tôi đi làm về đến nhà là mượn công mượn nợ.  Mẹ tôi là người tốt bụng, hễ ai mà đau khổ thì cái gì bà cũng cho mượn ngay.  Vậy mà sau năm 1975 gia đình tôi nghèo túng thì họ chẳng ai chịu trả tiền cho bà, trong khi đó họ làm ăn phát đạt, thật đúng cái câu nhân gian thường nói. “ Phú qúi đa nhân hội, Bần cùng thân thích ly. “  thế mà đến bây giờ thì họ lại…   Tôi rất mừng khi mẹ tôi xử sự với những người ấy bằng cách thương yêu, bà đã không trách họ mà còn khômg ngần ngại xóa bỏ tất cả nợ nần cho họ, đồng thời trò chuyện vui vẻ khiến không ai thấy thẹn với bà.  Nhìn những tình cảnh đó, tôi có cảm nhận chuyên trở về Việt Nam của mẹ tôi không ngoài ý Chúa, dường như chuyên trở về quê hương đã được Chúa hoạch định cả rồi, vì thế bà vừa được gặp lại tất cả con cháu sau bao ngày xa cách, đồng thời bà cũng được cơ hội làm những công việc lành thánh mà tưởng chừng sẽ không có cơ hội để làm những việc mà bà chưa từng làm qua bao giờ, thật tuyệt vời làm sao và lại một lần nữa tôi thầm cảm tạ Chúa đã sắp đặt mọi sự cho mẹ của tôi.

Đời có câu. “ Cuộc vui nào rồi cũng tàn tận, hội ngộ nào rồi cũng đến thời khắc chia ly.” sau ba tuần lẽ trôi qua mau lẹ, và đã đến lúc tôi phải rời xa mẹ tôi lên đường trở về Mỹ Quốc, tôi còn nhớ mãi ngày hôm ấy, cái kỷ niệm khó quên giữa tôi và người mẹ tôi hằng yêu mến, tôi không dám nói nhiều với bà, sợ rằng cầm lòng không nổi sẽ làm cho mẹ tôi buồn thêm nữa, tôi chỉ nói vỏn vẹn vài câu tạm biệt với bà, nói là tạm biệt nhưng thật sự tôi biết đây là lần sau cùng được nhìn ngắm mẹ tôi lần cuối đang lúc bà còn sinh thời.  Xoay lưng đi ra đến cửa, tôi ngoái mặt nhìn lại thì thấy mẹ tôi úp mặt vào gối khóc nức nở, chợt bà ngồi dậy nhìn theo tôi, ôi dòng nước mắt mẹ tôi với ánh mắt trìu mến khiến lòng tôi đau như cắt, tim gan thắt lại nghẹn ngào thầm chúc mẹ bình an trong Chúa và sống trọn vẹn niềm vui bên con cháu nơi quê nhà với những ngày cuối đời, mẹ ơi con yêu thương mẹ nhiều lắm, ôi những ánh mắt lần cuối của mẹ, con sẽ ghi nhớ suốt đời và cầu nguyện cho mẹ cho đến khi Chúa gọi con về với Chúa.

Về đến Hoa Kỳ, tôi bắt đầu trở lại với bao công việc hằng ngày chồng chất, tuy bận rộn với việc làm nhưng không lúc nào mà tôi không nhớ đến mẹ tôi, hằng ngày trong tuần tôi luôn gọi điện thoại về thăm hỏi bà, với hy vọng bà có cảm giác là tôi đang ở bên cạnh, cứ mỗi lần gọi ít nhất là nửa giờ đồng hồ.  Tôi thường về ngôi nhà cũ để tưởng nhớ lại hình bóng của người mẹ già kính yêu lúc bệnh tật, nhớ từng bước chân đi trong nhà, nhớ lời nói nụ cười lúc tôi đến thăm, nhớ chỗ bà hay ngồi, nhớ căn phòng bà ở, bên cái giường mẹ tôi thường nằm, mùi dầu xanh mẹ tôi hay dùng còn phẳng phất đâu đây, những đồ dùng của bà còn nằm yên đó, chỉ là thiếu vắng chủ, dường như chúng nó đã quên chủ nhân của nó rồi thì phải.  Rồi mảnh vườn nho nhỏ sau nhà mẹ tôi hay trồng rau cải, trồng bầu, rau thơm, giờ đây mảnh vườn đó cũng vắng vẻ hoang tàn, cỏ mọc rậm rạp chẳng ai chăm sóc nữa, nhớ lúc mẹ tôi còn khỏe mạnh, cứ đến hè là bà hay gói gém rau cải, bầu do tay bà trồng cho tôi mang về ăn, giờ thì không còn những giây phút hạnh phúc như vậy nữa, nhớ đến những kỷ niệm này tôi ngâm ngùi bộn phần thầm cảm ơn mẹ tôi.

Tiếng chuông điện thoại reo vang giữa đêm tối.
Đang chìm trong giấc ngủ tôi giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng chuông điện thoại, liếc mắt nhìn đồng hồ trên bàn, ôi lạy Chúa ! mới 1:15 sáng, chuyện gì thế này, tôi hồi hộp chạy mau lấy chiếc điện thoại di động. “ Hello ! Hello ! “  thì đầu giây bên kia có người trả lời, tôi nhận ra ngay là tiếng của ông anh rể, anh Hiếu.  “ Minh ơi mẹ đang ở bệnh viên Thánh Tâm phòng cấp cứu, “ tôi hỏi. “ Mẹ sao thế? “ “ Mẹ mệt khó thở và các bác sĩ cho biết căn bệnh quái ác ung thư đó đã di căng vào phổi của mẹ rồi, “ tôi ngồi chết lịm… “ Cho em nói chuyện với mẹ, mẹ ơi ! Mẹ sao rồi? “ Mẹ tôi nói. “ Chắc mẹ chết, “ tôi đau lòng quá bây giờ chẳng biết làm gì cho bà, ngoài chỉ biết an ủi nâng đỡ mẹ tôi thôi, mẹ ơi ! “ Mẹ hãy vững tin vào Chúa nhá, đừng bận tâm đến chúng con nữa, về với Chúa là niềm vui vĩnh cửu đấy mẹ ạ.”  Mẹ tôi trả lời rất khó khăn vì khó thở, “ ừ mẹ biết,”  Tôi hỏi tiếp, “ thế mẹ có đau không? “ “ Không,”  “ mẹ có sợ chết không? “ “ không,” bà nói.  “ Con hãy cầu nguyện cho mẹ nhá, mẹ mệt lắm không thể nói với con nữa,”  tôi rất bình an khi nghe mẹ tôi nói những điều này, sau đó không nghe mẹ tôi nói gì nữa.

Lạy Chúa ! có phải Chúa đang làm điều Chúa muốn phải không?  Tôi còn nhớ lời cầu nguyện của tôi, chớ hề tôi xin Chúa chữa lành bệnh tật cho mẹ tôi bao giờ, tôi học theo gương Chúa Giêsu như Ngài đã cầu nguyện trong vườn cây dầu năm xưa, xin đừng làm theo ý của con mà theo ý của Chúa, nhưng thú thật trong lòng tôi thì luôn có một chút ý mình, vì thế để được trọn vẹn đôi đàng, tôi nói với Chúa.  Con người thì có sinh có tử con hiểu được chuyện này, sinh lão bệnh tử là chuyện không ai có thể tránh khỏi, nên con xin Chúa cho mẹ con biết chấp nhận tuổi gìa sức yếu, cơn đau của bệnh tật nếu đây là ý Chúa thì cho bà được bình an vững tin vào lời hứa hẹn của Chúa khi chết đi thì mới được cùng sống lại với Chúa trên quê trời.  Mà nếu “ nếu “ chưa phải ý Chúa thì xin cho mẹ con gặp thầy gặp thuốc tai qua nạn khỏi để có đủ thời giờ làm những công việc lành thánh mà bà chưa từng nghĩ qua hay chưa từng làm bao giờ, và qủa thế, lần này mẹ tôi lại được Chúa cho tai qua nạn khỏi.

Vài tuần lễ lại trôi qua, kể từ khi mẹ tôi đi cấp cứu đến nay, tôi luôn sống trong tâm trạng hồi hộp mỗi khi chiếc điên thoại di động reo vang.  Từ khi sống đời cầu nguyện, tôi thấy Chúa chẳng khi nào để tôi thất vọng bao giờ mỗi khi cầu nguyện cho ai, ngay cả lần này cầu nguyện cho mẹ tôi chắc chắn sẽ không ngoại lệ, lòng thì nói theo ý Chúa nhưng không hiểu sao vẫn có chút ý của riêng mình, nghĩ đến đây đôi khi tôi thấy sợ quá, vì làm như vậy rất dễ đem lòng bất kính với Chúa, nói một đường làm một lẻo, nhưng tôi tin chắc Chúa thâu hiểu và Ngài không ngần ngại cảm thông cho tôi. 

Thế rồi chuyện gì đến ắt nó phải đến, trong những tuần lễ đó ở nhà, mẹ tôi sức mỗi ngày càng cạn kiệt trông thấy, nên hằng ngày có những nhóm người chuyên làm những công tác giúp kẻ liệt đến giúp bà đọc kinh cầu nguyện để nỡ Chúa có gọi bất thình lình thì bà cũng đã chuẩn bị hết cả rồi, trong những ngày này theo như lời anh chị của tôi cho biết, thì mẹ tôi vô cùng tỉnh tao, có lúc mệt quá phải nằm nghỉ và thở bằng bình dưỡng khí, nhưng cũng có lúc ngồi dạy đi đứng bình thường và lặt rau phụ con cái nâu cơm, khi nghe nói thế, tôi biết ngày mẹ tôi ra đi đã gần kề với bà rồi.  Vì thường một người sắp ra đi họ luôn có những cử chỉ như thế, người ta gọi là. “ Hồi quang phản Chiếu “ quả thật đúng như thế, những ngày cuối cùng ấy, mẹ tôi đã trối tất cả mọi sự cho con cháu  những gì bà mong muốn khi bà ra đi.  

Thứ tư ngày 30 thánh 4 năm 2008, ngày nhà nước Việt Nam ăn mừng kỷ niệm giải phóng miền Nam, thì cùng ngày này mẹ tôi bỗng mệt hơn, bà muốn gặp cha sở xin lãnh nhận tất cả các phép bí tích sau hết của Giáo hội dành cho người sắp lìa đời lần cuối cùng và được rước Mình Thánh Chúa, buổi trưa hôm ấy bà cũng ăn trưa với con cháu cho đến chiều tối cùng ngày, đột nhiên mẹ tôi không còn nhìn ra ai hết, nói cũng không được, hơi thở càng mệt hơn.  Những người giúp kẻ liệt vẫn ở với mẹ tôi, họ hết đọc lời Chúa thì lại đọc kinh, tuy mẹ tôi không đọc thành lời, nhưng tôi biết mẹ tôi vẫn đọc trong tâm trí, bằng chứng là sau mỗi câu kinh họ đọc, thì mẹ tôi cố gắng mở miệng đọc chung với họ câu cuối Amen nhỏ nhẹ thì thào.  Đúng vậy, chính Chúa đã đáp lời cầu của bà, vì mẹ tôi không thấy đau đớn và chẳng sợ hãi trước cái chết đang kề hay mất bình an một chút nào cả, mà ngược lại, bà rất bình an và sốt sáng đọc kinh trước khi bỏ lại tất cả ra đi, lại một lần nữa tôi thầm ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa, tri ân Chúa đã thương yêu mẹ tôi như lời tôi xin Ngài.

Khoảng 12 giờ đêm hôm ấy cùng ngày, tôi nói chuyện với mẹ tôi lần cuối cùng bằng điện thoại, qua webcam trên mạng, tôi nhìn thấy mẹ tôi đang thở thoi thóp với ánh mắt mờ nhạt và biết mẹ tôi sắp bỏ tôi ra đi rồi, nhưng với con mắt đức tin, sự ra đi của mẹ tôi chỉ là tạm biệt chứ không phải vĩnh viễn, tôi đã khóc thật nhiều vì thương nhớ mẹ.  Cầm điện thoại trên tay lần này cũng như lần trước, những lời tôi nói với mẹ tôi chẳng khác biệt gì, nhưng tôi vô cùng bình an và tin ở Chúa sẽ thương yêu và lo liệu cho bà.  “ Mẹ ơi ! Con Minh đây, mẹ có nghe con nói không? Tôi chỉ nghe mẹ tôi trả lời bằng những tiếng thở thoi thóp như người nấc cụt, mẹ ơi ! mẹ đừng sợ nhá, vì Chúa, Mẹ Maria và các Thánh đang ở bên mẹ đấy, mẹ đừng lo lắng cho tụi con nữa, mẹ đã lo cho tụi con cả cuộc đời của mẹ rồi, thì ngay bây giờ mẹ cứ yên tâm đi với Chúa nhá, đừng nghĩ về tụi con nữa và hãy nghĩ đến Chúa, nghĩ đến Chúa mà thôi nhá, vì Chúa là đầu và là cùng đích của mọi sự, khi mẹ đi rồi nhớ cầu nguyện với Chúa cho tụi con nhá.”  Lúc này tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mẹ tôi trả lời, “ ừmmm,” tôi bán nghi bán ngờ,  tôi nói lại một lần nữa cũng những lời ấy.  “ Mẹ đi với Chúa nhớ cầu nguyện với Chúa cho tụi con nhá, ” và đúng như vậy mẹ tôi đã trả lời “ừmm,” tiếng thở thoi thóp như người nấc cụt quả thật khác biệt với tiếng ừmm, té ra mẹ tôi vẫn nghe được bà thật quá bình an trước sự ra đi gần kề, lại một lần nữa tôi thầm ngợi khen và cảm tạ Chúa.

Sau khi nói chuyện với mẹ xong, tôi rời khỏi nơi làm việc trên đường về nhà, thì chiếc điện thoại di động của tôi reo vang một lần nữa, tôi biết là chuyện gì đã xảy ra rồi, đầu giây bên kia tôi nghe những tiếng khóc nức nở của mọi người thảm thiết, đứa cháu trai đích tôn của mẹ tôi báo cho tôi hay.  Vừa nói nó vừa khóc, “ chú Minh ơi ! bà Nội đi rồi,” thế là người mẹ kính yêu của tôi đã trút hơi thở cuối cùng, bà được an nghỉ trong tay Chúa vào lúc 12:45 phút sáng giờ Việt Nam tức thứ Năm ngày 1 tháng 5 năm 2008 nhằm ngày Giáo hội mừng Chúa lên trời, và cũng lại là ngày đầu tháng hoa kính Đức Mẹ.  Nhớ khi mẹ tôi còn sống, bà luôn đóng tiền vào nhà thờ để mua hoa dâng cho Đức Mẹ, thế là bà cũng đi vào đầu tháng hoa.

Bạn thân mến !  Một đời người sao trôi mau quá, như hoa đồng nội sớm nở tối tàn, nay còn mai mất, điền hình như mẹ tôi, mới hôm nào còn đây thế mà bây giờ thân xác đã ra đi vĩnh viễn ngàn thu, với con mắt xác thịt sẽ không bao giờ nhìn thấy bà nữa, nhưng con mắt đức tin nói cho tôi biết, tôi sẽ gặp lại mẹ khi tôi về với Chúa.  Đôi khi ngồi trầm ngâm một mình, tôi nhớ mẹ rất nhiều và thương tiếc, thương tiếc ở chỗ là tôi thấy thiếu sót quá nhiều việc phụng sự bà trong thời gian bà còn sống, giá chi mẹ tôi Chúa để cho sống vài năm nữa thì tuyệt, lúc đó tôi sẽ sống với mẹ tôi tốt hơn nữa để xứng đáng đạo hiếu làm con, và xứng đáng với nhân bậc là con cái Thiên Chúa. 

Lạy Chúa !
Con xin cầu nguyện cho những ai còn cha mẹ,
xin cho họ sãn có tình mến để yêu thương cha mẹ mình
xin cho họ biết tận dụng những gì Chúa ban cho họ để thờ phượng Chúa
xin cho họ biết phụng sự cha mẹ khi các ngài còn sinh thời,
xin cho họ biết làm ngay những gì có thể làm trong hiện tại đừng để chờ đến ngày mai, vì ngày mai chưa đến biết gì sẽ xảy đến để ta làm, và quá khứ thì đã qua rồi, vì thế.
xin cho họ biết mọi giây phút hiện tại Chúa ban là trân quí nhất để sống với Chúa và những người thân yêu xung quanh mình khi ta còn nhìn thấy họ.  Amen.

Bùi Huy Minh

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Lễ Thánh Anphongsô, Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế (7/31/2008)
Đói Khát Tâm Linh! Sos!!! (7/31/2008)
Tâm Sự Người Linh Mục (7/31/2008)
Video Clip #32: Medjugorje: Hai Thị Nhân Ivan Và Jakov Nói Về Các Thông Điệp Của Đức Mẹ Maria (7/31/2008)
Video Clip #31: Medjugorje, Thị Nhân Mirjana Kể Về Những Điều Bí Mật Sẽ Được Tỏ Lộ. (7/31/2008)
Tin/Bài cùng ngày
video Clip #29: Lòng Thương Xót Chúa, Và Một Em Nhỏ Sẽ Hướng Dẫn -isaiah 11:6) (4/11/2015)
video Clip #28: Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa Bằng Anh Ngữ (có Kinh Việt Ngữ). (4/11/2015)
Vide Clip #20: Bản Tin #5: Về Sự Kiện Tượng Đức Mẹ Thuộc Giáo Xứ Bạch Lâm, (7/30/2008)
Video Clip #30: Đức Mẹ Maria Tại Ocotlan, Mexico. (7/30/2008)
Video Clip #27: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Betania, Nước Venezuela, Nam Mỹ (7/30/2008)
Tin/Bài khác
Video Clip #23: Medjugorje, Đức Mẹ Maria Hiện Ra Với Thị Nhân Mirjana Vào Mỗi Ngày Mùng 2 Hàng Tháng (7/29/2008)
Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội: Niềm Hy Vọng Của Nhân Loại (7/29/2008)
Video Clip #22: Medjugorje, Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. (7/29/2008)
Video Clip # 21. Đức Mẹ Maria Hiển Linh Tại Bạch Lâm, Gia Kiệm, Việt Nam (7/29/2008)
Leo Knowles "đừng Ngưng Cầu Nguyện" (7/29/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768