MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Mái Hiên Nhà Trời: Một Cuộc Đời Qua Ba Cuộc Chiến
Thứ Năm, Ngày 24 tháng 7-2008

ĐIỂM SÁCH (82): MÁI HIÊN NHÀ TRỜI: MỘT CUỘC ĐỜI QUA BA CUỘC CHIẾN (CỦA ANDREW X. PHAM)

(The Eaves of Heaven: A Life in Three Wars by Andrew X. Pham. Harmony Books.

Cuộc chiến của cha tôi của Matt Steinglass

(My Father’s War by Matt Steinglass)

Trần Hữu Thuần dịch

Có quả thực chúng ta cần một hồi ức khác về Việt Nam không? Vâng, kết cuộc là thế. Đúng vậy, cứ một trong hai người Mỹ rời bỏ Sài gòn đã viết về kinh nghiệm đó, nhưng còn quá ít tường thuật về cuộc chiến do người Việt viết bằng tiếng Anh, và đa phần những gì đang hiện hữu, cả hai phía nam và bắc, đều thất bại vì tuyên truyền. Ít có sách tập hợp bối cảnh lịch sử và tài viết văn chương để cho người đọc nước ngoài một ý nghĩa về các biến cố theo quan điểm Việt Nam.

“Khi Trời và Đất đổi ngôi” (When Heaven and Earth Changed Places) của Le Ly[1] Hayslip cho chúng ta cuộc chiến qua đôi mắt của một cô gái quê Miền Nam Việt Nam trở thành người phục vụ tình dục, trong khi “Tro tàn ở nơi đâu” (Where the Ashes Are) của Nguyễn Qui Duc nói cho chúng ta biết giống như thế nào khi nhìn cha ông, một viên chức cao cấp ở Huế, bị Việt Cộng bắt giữ. Tiểu thuyết tự sự của Bao Ninh “Nổi buồn của chiến tranh” (The Sorrow of War) cho chúng ta quan điểm của một người lính bộ binh Miền Bắc mất hết ảo tưởng.

Đó không chính xác là một hồi ức. Cuốn sách trước của Pham “Cá bông lau và mạn-đà-la” (1999). Kể chuyện của chính ông ta, từ khi sinh ra ở Sài gòn vào đầu các năm 70 đến cuộc hành trình của gia đình ông như những người vượt biển bằng thuyền đến California, và về chuyến quay lại Việt Nam lần đầu tiên của ông vào những năm 1990. Nỗ lực về hóa thân là nguy hiểm: xét cho cùng, viết về chính mình thì dễ, nhưng nói lên sự thực về cha mình thì là một chuyện hết sức nghiêm trọng hơn. Và thế nhưng Pham đã làm được.

Cuốn sách hữu ích vì câu chuyện dõi lại tuyệt hảo suốt lịch sử Việt Nam thế kỷ thứ 20. Cha của Pham, Thong Van Pham, sinh vào giữa những năm 1930 trong một gia đình điền chủ phong kiến lưu vực sông Hồng, chừng 40 dặm đông nam Hà nội.

Bác của Thông là chủ cơ ngơi và là thẩm phán quận (magistrate of the district[2]), cha ông, em của ông bác, một thanh niên trác táng dùng gần hết thì giờ vui chơi tại Hà nội thuộc địa Pháp. Thong lớn lên ở nông thôn, chọi đá và bày trò đá dế với lũ con trai trong làng. Rồi lịch sử xen vào. Người Nhật chiếm lấy Đông dương của Pháp, và khi cuộc chiến quay chống lại họ, họ trưng thu nhiều lúa cho đến nổi hàng trăm ngàn nông dân chết đói. Sau khi người Nhật bị đẩy lùi năm 1945, người theo Cộng sản của Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập nhưng thoát chốc bị dính vào một cuộc chiến du kích với quân lực Pháp quay trở lại. Cùng lúc, những người theo Cộng sản bận giết hại Đảng phái Quốc gia chống đối và bất cứ ai bị coi là hợp tác với người Pháp—kể cả bác của Thong, mà địa vị thẩm phán biến ông thành một viên chức thuộc địa.

Sau khi mẹ ông chết vì sinh đứa con thứ tư của bà, gia đình dọn lên Hà nội, nơi họ dựng lên một quán trọ mau chóng xuống cấp thành một nhà chứa nhiều lợi tức tiếp lính Pháp, giúp cho thói quen hút thuốc phiện ngày càng tăng của cha Thong.

Khi người Công sản đánh bại người Pháp và chiếm Miền Bắc Việt Nam năm 1954, gia đình xuôi nam đến Sài gòn, nơi họ mở một quán phở thất bại và rơi vào nghèo khó. Thông học giỏi, có được một chân dạy học và thành lập gia đình, nhưng bị động viên năm 1963 khi cuộc chiến gia tăng, cuối cùng trở thành thủ lãnh Lực lượng Phát triển nông thôn, chỉ huy lực lượng hỗn hợp nhân dân tự vệ và các toán phát triển kinh tế phối hợp với Usaid—cùng một chiến thuật chống phản loạn Hoa kỳ hiện đang nỗ lực ở Iraq. Sau một ít giai đoạn chiến đấu kinh khủng, cuộc đời ông ổn định vào một giai đoạn bình an không dễ chịu, chi phối bởi tình trạng cạnh tranh với bạn bè cũ cùng học trung học, mờ mịt bởi cảm giác rằng chính quyền thối nát, bất tài của họ sẽ không bao giờ chống lại được những người Công sản mà không có sự ủng hộ tiếp tục của Mỹ. Và rồi, khi sự ủng hộ đó bị rút lại, đổ vỡ đến.

Andrew Pham kể câu chuyện của cha ông theo lối trình bày không theo thứ tự thời gian kiểu nhảy ô hợp thời mà người ta thấy ngày nay trong mọi thứ từ “Mất mát” (Lost) của TV đến tiểu thuyết về Việt Nam của Denis Johnson năm ngoái, “Cây khói” (Tree of Smoke).

Phương pháp thoạt đầu có thể rối rắm, nhưng nó tăng cường sức mạnh khi tiến triển. Các chuyện đứt đoạn từng phần vì các cảnh Thong Van Pham đưa cho con ông kể lại thì rất sống động, đích thực và kỳ lạ: nhìn một tên lính lê dương Algerie bạo dâm mổ bụng một người nông dân bất hạnh ngay trước làng ông, bàn cãi tiểu  thuyết Pháp với những cô gái chơi bời tại quán trọ ở Hà nội của cha ông (và nhìn lén họ qua khe hở), kháo chuyện chính trị trong khu nhà trọ độc thân của một người bạn ở Sài gòn huênh hoang, chờ chết trong trải cải tạo sau chiến tranh. (Tù bị gọi đi hành quyết để tài sản nghèo nàn của họ lại trong nhà tù chung. “Những ai trong chúng tôi còn lại không dám dùng của cải của họ sợ bị di họa số phận xấu như vậy. Nằm gần bên cầu tiêu, một đống vật dụng gom lại như những bộ xương.”) Đối nghịch lại, đặc tính của bà mẹ của Andrew cảm thấy chung chung dịu dàng: như thể tác giả không tự cho phép tự do tưởng tượng đến bên trong tương quan của cha mẹ ông.

Thường nói rằng khái niệm của người Việt Nam về lịch sử là vòng tròn hơn là đường thẳng: cùng các phân đoạn đó lặp đi lặp lại, chỉ khác với chi tiết thay đổi. “Mái hiên nhà Trời” có cảm giác tương tự. Thong Van Pham liên tục chạy trốn và xây dựng lại trong cuộc chiến, nhìn hết thế giới này đến thế giới khác biến mất đi, từ địa chủ phong kiến của thời thơ ấu của ông đến Hà nội những năm 50 đến Sài gòn những năm 70. Ông và con ông đã cho chúng ta dịch vụ khác thường về việc đem số ít mảnh vụn các thế giới đó trở lại lần nữa.

Matt Steinglass là một ký giả tại Hà nội, Việt Nam.

-------------------------------------------------------------------------------

[1] Xin cáo lỗi không đánh dấu, cũng như tên các tác giả Việt khác trong bài này, khi không biết đích xác tên theo âm tiếng Việt (nd)

[2] Xin cáo lỗi vì không biết phải dịch bằng chức phận nào cho đúng với thời đó (nd)

Nguồn: The New York Times, July 13, 2008

Tác giả Trần Hữu Thuần (dịch)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thông Điệp Tình Yêu Của Đức Mẹ Maria Từ Medjugorje, Nam Tư, Bài #15 (7/26/2008)
Thông Điệp Tình Yêu Của Đức Mẹ Maria Từ Medjugorje, Nam Tư, Bài #14. (7/26/2008)
Thánh Gioankim Và Thánh Anna (7/26/2008)
Bố Cười Bằng Mắt (7/25/2008)
Thông Điệp Mới Nhất Ngày 25/7/2008 Của Đức Mẹ Maria Từ Medjugorje, Nam Tư. (7/25/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Thông Điệp Tình Yêu Của Đức Mẹ Maria Từ Medjugorje, Nam Tư, Bài #13. (7/24/2008)
Thông Báo Về Năm Thánh Phaolô -year Of St. Paul- Và Ơn Toàn Xá. (7/24/2008)
Video Clip #4: Hiện Tượng Lạ Tại La Vang (7/24/2008)
Ave Maria ... Kính Mừng Maria (7/24/2008)
Anh Ba Đen (7/24/2008)
Tin/Bài khác
Nô Lệ Tình Dục – Cũng Một Kiếp Người (7/24/2008)
Câu Chuyện Cánh Tay Cụt (7/23/2008)
Thông Điệp Tình Yêu Của Đức Mẹ Maria Từ Medjugorje, Nam Tư, Bài #12 (7/23/2008)
M63: Tâm Thân An Lạc (7/22/2008)
Bút Ký: Trái Sầu Riêng (Vườn Ô - Liu 4) (7/22/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768