Người viết: LM Martino Nguyễn Bá Thông
Đêm nay là đêm cuối cùng nên tôi ngồi hàn huyên với họ cho đến hơn hai giờ sáng. Vì Già Làng và một số người trong làng trở lại Công Giáo từ đạo Tin Lành nên tôi hỏi: "Già ơi, Già có thể cho con biết sự khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Công Giáo không?" Già làng trả lời: "Khác là cái Tằng Tin Lành nó tới nhà mình mỗi chúa nhật, còn cái thằng ông Cha Công Giáo, nó ở nhà nó, và mình phải tới nhà của Tằng ông Cha!" Tôi nghe đến đây vừa buồn cười vừa thương họ vì họ thật đơn sơ! ********************************
Cao nguyên có gì lạ?
Thằng bé liến thoắng vô cùng, nó nói không kịp thở. Nhưng có lẽ vì cái liến thoắng của nó mà làm cho đoạn đường hơn năm cây số dẫn vào buôn làng của người dân tộc ngắn đi. Mọi người và tặng vật đã được chuyển vào bằng xe thồ, chỉ riêng ba đứa Việt Kiều chúng tôi quyết định đi bằng chính đôi chân của mình. Cái nắng trưa tháng 6 oi bức làm sao, lại đi ngược dốc, cộng với cái quả tim yếu đuối của tôi làm cho tôi bước đi từng bước nặng nhọc. Cũng may là tôi đi tay không, chứ không phải vác Thánh Giá như Chúa Giêsu ngày xưa.
Từ đằng xa tôi đã nhìn thấy rất nhiều người dân tộc tập trung ở một cái sân rộng lớn (sau này tôi mới biết đó là sân nhà của vị Già Làng.) Thằng bé dẫn tôi vào giữa vòng tròn trao cho vị già làng, vị già làng nói một câu bằng tiếng Thượng, làm mọi người cười thật to, riêng tôi thì không hiểu gì, chỉ biết là cụ đang nói gì đó về tôi và hai thằng bạn Việt Kiều của tôi! Cũng may, sau câu nói tiếng Thượng đó, già làng và mọi người nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt, tuy có hơi lơ lớ, nhưng dù sao cũng dễ nghe hơn tiếng Thượng rất nhiều.
Chúng tôi vào nhà rửa mặt mũi và ăn trưa. Bữa ăn thật là thịnh soạn, ở Mỹ dù có cả triệu dollar cũng không có những món chúng tôi đang được thưởng thức: toàn là thịt rừng. Sau bữa ăn trưa chúng tôi phát quà cho mỗi gia đình trong làng và đặc biệt tôi còn phát thêm 4 phần học bổng toàn năm, mỗi phần trị giá 4 trăm dollars cho bốn bạn trẻ trong làng đang theo học đại học, do 4 chủ tiệm nail gởi tôi trao tặng. Sau bữa cơm trưa mọi người chuẩn bị ra xe để đi lên thị trấn chơi! Riêng tôi quyết định ở lại với bản làng và hai ngày sau mấy đứa bạn sẽ quay trở về để đón tôi.
Tối đó tôi được nằm ngủ kế già làng, dĩ nhiên không phải là chung giường mà là mỗi người một cái Võng. Muỗi ơi là muỗi, nó vo ve, nó chích, toàn thân tôi nổi cục và tôi thì nổi cáu. Cái chai thuốc muỗi tôi đem từ Mỹ về thật vô dụng, hay có lẽ muỗi Việt Nam và muỗi Mỹ khác nhau chăng?
Hai ngày kế tiếp, buổi sáng vì trời còn mát nên tôi theo các thanh niên thiếu nữ lên nương, đến trưa thì họ cho tôi về vì trời nóng quá họ sợ tôi chịu không nổi. Nhưng trước khi về họ cho tôi hưởng cái thú mát rượi khi được dầm mình vào dòng suối trong lành. Buổi chiều thì tôi phụ các bà nấu nướng là để học cách nấu ăn của người dân tộc. Việc này tôi phải năn nỉ mãi họ mới cho tôi giúp, vì truyền thống của người dân tộc cấm kị các phái nam vào bếp. Buổi tối thì mọi người quay quần bên cái đèn dầu ở nhà Già Làng nghe tôi kể chuyện bên Hoa Kỳ! Ai cũng thích nghe. Có chuyện họ bắt tôi phải kể đi kể lại, hay phải giải thích đến hai hay ba lần vì .. nó lạ quá, không tin được. Ví dụ như tôi nói bên Mỹ chúng tôi có cái máy (Microwave) dùng làm nóng đồ ăn nên rất tiện không phải nổi lửa lên. Một bà cụ giơ tay lên nói: "Ông Tầy ơi! Không có lửa thì làm sao mà nóng được!"
Tối hôm đó, cũng như hai hôm trước, mọi người tụ họp sau buổi cơm chiều nghe tôi kể chuyện. Nhưng bỗng nhiên Già Làng, nói bằng tiếng dân tộc, gọi 3 cô gái bước vào trong mặt có vẻ giận giữ và la mắng 3 cô điều gì đó, tôi chẳng hiểu gì nên quay sang hỏi người ngồi bên cạnh. Anh ta giải thích là Già Làng đang la ba cô gái vì họ đã dám "dụ dỗ" tôi đi ra ngoài buôn làng vào buổi chiều hôm đó! Tôi vội vàng lên tiếng bằng tiếng Việt giải thích với Già Làng và mọi người là họ không có dụ dỗ tôi đi ra ngoài buôn làng mà chính tôi đã nhờ nhọ dẫn ra chợ làng để mua một số đồ làm kỷ niệm. Nghe tôi giải thích, Già Làng vỗ đùi cái đét một cái và cười nói: "Ong Tầy cũng hiếu tiếng Tượng hả!" (có nghĩa là: Ong thầy cũng hiểu tiếng Thượng hả?"
Đêm nay là đêm cuối cùng nên tôi ngồi hàn huyên với họ cho đến hơn hai giờ sáng. Vì Già Làng và một số người trong làng trở lại Công Giáo từ đạo Tin Lành nên tôi hỏi: "Già ơi, Già có thể cho con biết sự khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Công Giáo không?" Già làng trả lời: "Khác là cái Tằng Tin Lành nó tới nhà mình mỗi chúa nhật, còn cái thằng ông Cha Công Giáo, nó ở nhà nó, và mình phải tới nhà của Tằng ông Cha!" Tôi nghe đến đây vừa buồn cười vừa thương họ vì họ thật đơn sơ!
Sáng hôm sau, những đứa bạn tôi từ tỉnh trở về đón tôi. Tôi từ giã Già Làng và mọi người, hứa sẽ trở lại khi tôi có thể! Trên đường về, bạn bè tôi kể cho tôi nghe là tha`nh pho^' Kontum đẹp nhu thế nào, chúng nó đã ăn những gì, đi chơi những chỗ nào. Riêng tôi, hình ảnh ngôi làng giữa triền núi, và mọi người sống trong ngôi làng đó là hi`nh a?nh de.p nha^'t, la` thần dược giúp tôi mạnh dạn hơn trên đường tiến tới bàn tiệc Thánh.
Lời Nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã đón nhận những người thật đơn sơ làm con của Chúa. Xin Cho chúng con cũng biết sống đơn sơ, từ trong lời nói, việc làm đến suy nghĩ. Xin cho mỗi người chúng con là một khí cụ rao giảng tin mừng, để danh Chúa được cả sáng, nước chúa được trị đến, từ trong thành thị cho đến làng quê, và ngay cả những người sống trên núi đồi.
Father Martino Nguyen Ba-Thong www.fathermartino.org
|